Sách Luận Can Chi Ngũ Hành Nạp âm

Thảo luận trong 'Sách Tôn Giáo' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thiết tưởng người Việt Nam hầu như ai cũng biết Hành tuổi của năm Mệnh mình sinh.
    Thế nhưng số người biết được 12 con vật, Can Chi và Nạp Âm (tức Hành Mệnh) của
    tuổi mình do đâu mà có thì, toàn nước Việt Nam (luôn cả những nhà chuyên môn
    nghiên cứu bói toán) có thể đếm được trên đầu ngón tay hoặc ít hơn.

    Tại sao vậy?
    Điều nầy cũng không trách được vì những sách vỡ quý báu của nước ta đã bị người
    Tàu mang đốt sạch còn đâu. Đến như cụ Lê Quý Đôn là người tài ba lỗi lạc và cũng là
    một trong những vị Tổ của môn Tử Vi ở nước ta mà còn truy nguyên chưa được lựa là
    hậu thế. Mặt khác, cũng có thể là người Việt Nam cho rằng việc ấy không quan trọng
    chăng?! Thiển nghĩ, biết được căn nguyên của Can Chi và Hành Mệnh xuất phát từ
    đâu cũng là việc chẳng phải hoàn toàn vô bổ, nên nhân dịp Tết Không Kiếp Minh Tâm
    xin chia xẻ để quý vị độc giả tham khảo vậy.
    Bắt đầu, xin tuần tự giải thích như sau:

    Sách Chu Lễ nói về: “danh hiệu của 10 Nhật, danh hiệu của 12 Thời, danh hiệu của 12
    Nguyệt, danh hiệu của 12 Tuế, danh hiệu của 28 Tinh Tú” mà về sau Trịnh Huyền giải
    thích rằng: “Nhật bảo rằng từ Giáp đến Quý; Thời bảo rằng từ Tí đến Hợi; tháng bảo
    rằng từ Châu đến Đồ; Tuế bảo rằng từ Nhiếp Đề Cách đến Xích Phấn Nhược; Tinh Tú
    bảo rằng từ Giác đến Chẩn”. Thời xưa người ta dùng đó để mà ghi chép năm tháng
    ngày giờ thành lịch.

    Sách Nhĩ Nhã giải thích rộng thêm rằng: “Nguyệt Dương (biệt danh của lịch xưa dùng
    10 Can để ghi chép tháng), nguyệt tại Giáp gọi là Tất, tại Ất gọi là Quất, tại Bính gọi là
    Tu, tại Đinh gọi là Ngữ, tại Mậu gọi là Lệ, tại Kỷ gọi là Tắc (quy tắc), tại Canh gọi Trất,
    tại Tân gọi là Tắc (bít, lấp), tại Nhâm gọi là Chung, tại Quý gọi là Cực. Nguyệt Danh
    (biệt danh để ghi chép tháng trong nông lịch—vụ mùa) tháng Giêng là Châu, tháng Hai
    là Như, tháng Ba là Mị, tháng Tư là Trừ, tháng năm là Niết, tháng Sáu là Thả, tháng
    Bảy là Tương, tháng Tám là Tráng, tháng Chín là Nguyên tháng Mười là Dương, tháng
    Mười Một là Cô, tháng Chạp là Đồ. Tuế Dương (biệt danh của lịch xưa lấy 10 Can để
    ghi chép năm) Thái Tuế tại Giáp gọi là Phùng Át, tại Ất gọi là Chiêu Mông, tại Bính gọi
    là Nhu Triệu, tại Đinh gọi là Cường Ngữ, tại Mậu gọi là Trước Ung, tại Kỷ gọi là Đồ
    Duy, tại Canh gọi là Thương Chương, tại Tân gọi là Trùng Quang, tại Nhâm gọi là
    Huyền, tại Quý gọi là Chiêu Dương. Tuế Danh (biệt danh của lịch xưa lấy 12 Địa Chi
    phối với Thái Tuế để ghi năm) Thái Tuế tại Dần gọi là Nhiếp Đề Cách, tại Mão gọi là
    Đơn Át, tại Thìn gọi là Chấp Từ, tại Tỵ gọi là Đại Hoang Lạc, tại Ngọ gọi là Đơn Ưu
    Tường, tại Mùi gọi là Hiệp Hiệp, tại Thân gọi là Quân Than, tại Dậu gọi là Tác Ngạc,
    tại Tuất gọi là Yên Mậu, tại Hợi gọi là Đại Uyên Hiến, tại Tí gọi là Khốn Đôn, tại Sửu
    gọi là Xích Phấn Nhược”.

    Sách Thái Ung “Độc Đoán” nói rằng: “Can là cán (thân) vậy, tên nó có mười ấy là Giáp
    Ất Bính Đinh Mậu Kỹ Canh Tân Nhâm Quý. Chi là cành nhánh vậy, tên nó có mười hai
    ấy là Tí Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi”.
    Sách Lễ Ký “Nguyệt Lệnh” nói rằng: “Tháng Xuân lấy Giáp Ất làm đại biểu; tháng Hạ
    lấy Bính Đinh; tháng Tứ Quý (3,6,9,12) lấy Mậu Kỷ làm đại biểu; còn tháng Thu lấy
    Canh Tân; tháng Đông thì lấy Nhâm Quý”.
    Sách Sử Ký “Luật Thư” nói rằng: “Thất chính 28 xá luật lịch trời vì thế thông khí của
    ngũ hành bát chính, trời vì thế thành thục vạn vật. Xá nầy chỗ của nhật nguyệt trú. Xá
    nầy là khí thư dãn ra”.
     
Đang tải...