Tiểu Luận luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế nước ta còn non trẻ và có nhiều biến động bất ổn thì một mô hình kinh doanh được tạo ra do sự liên kết của những người thân quen và tin cậy lẫn nhau với quy mô nhỏ và vừa như công ty hợp danh tỏ ra là thích hợp.

    Tuy nhiên trên thực tế lại khác, kể từ khi mô hình công ty hợp danh ra đời cho đến nay, số lượng các công ty hợp danh được đăng kí kinh doanh là không đáng kể và tỷ lệ của nó so với các công ty khác là rất nhỏ. Theo số liệu thống kê tại trang Web của Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội, tính đến tháng 3/2007 thì có tổng số 52.124 doanh nghiệp đăng kí kinh doanh được lưu trên máy tính, trong đó có 30.826 công ty trách nhiệm hữu hạn; 16.734 công ty cổ phần; 2.826 doanh nghiệp tư nhân; 1.014 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; 17 công ty hợp danh và 4 hợp tác xã.

    Lý do của việc có quá ít các công ty hợp danh được đăng kí kinh doanh trong thời gian qua là rất đa dạng. Đó có thể là do xã hội nhìn nhận chưa đúng, chưa sâu sắc về bản chất công ty hợp danh; cũng có thể là do pháp luật chưa có những quy định khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào mô hình này .

    Thực tế này đòi hỏi hướng ổn định những quy định của pháp luật về công ty hợp danh nói riêng cũng như về các loại hình doanh nghiệp nói chung, từ đó nâng cao nhận thức của xã hội về loại hình doanh nghiệp này. Trong điều kiện nhận thức xã hội về mô hình công ty hợp danh được nâng cao thì việc lựa chọn mô hình kinh doanh này cũng sẽ được chú ý hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...