Luận Văn Luận Án TS &quot Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
    Chuyên ngành:
    Lý luận và Lịch sử giáo dục
    NĂM - 2012


    MỤC LỤC
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục biểu đồ


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    4. Giả thuyết khoa học
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6. Phạm vi nghiên cứu .
    7. Phương pháp nghiên cứu .
    7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học
    8. Những luận điểm cần bảo vệ
    9. Đóng góp mới của luận án
    9.1. Về lý luận
    9.2. Về thực tiễn
    10. Cấu trúc của luận án


    Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC


    1.1. Tổng quan nghiên cứu . 6
    1.1.1. Những nghiên cứu về trò chơi trong giáo dục học sinh .6
    1.1.2. Nghiên cứu về trò chơi dân gian trong giáo dục học sinh 11
    1.2. Những vấn đề cơ bản của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học . 14
    1.2.1. Khái niệm đạo đức, Giáo dục đạo đức 14
    1.2.2. Đặc điểm của học sinh tiểu học .16
    1.2.3. Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học .18
    1.2.4. Các con đường giáo dục đạo đức cho HSTH .21
    1.3. Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học . 22
    1.3.1. Khái quát về TCDG 22
    1.3.2. Cơ sở để sử dụng TCDG nhằm giáo dục đạo đức cho HSTH 28
    1.3.3. Sử dụng TCDG như là phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 37
    1.3.4. Hình thức sử dụng TCDG nhằm giáo dục đạo đức cho HSTH 38


    Tiểu kết chương 1 40
    Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC
    2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng . 41
    2.1.1. Khái quát về khách thể khảo sát 41
    2.1.2. Mục tiêu khảo sát 42
    2.1.3. Phương pháp khảo sát .42
    2.1.4. Đối tượng khảo sát 42
    2.2. Thực trạng sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH miền núi Đông Bắc 43
    2.2.1. Thực trạng nhận thức về sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH .43
    2.2.2. Thực trạng sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH 49
    2.3. Đánh giá chung thực trạng sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH miền núi Đông Bắc
    2.3.1. Ưu điểm và kết quả chính .61
    2.3.2. Nguyên nhân và hạn chế .62
    Tiểu kết chương 2



    Chương 3. BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC


    3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH 65
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 65
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 65
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển .66
    3.1.4. Đảm bảo sự phù hợp đối tượng giáo dục .66
    3.2. Biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH miền núi Đông Bắc . 67
    3.2.1. Thiết lập mối quan hệ giữa TCDG và nội dung GDĐĐ cho HSTH .67
    3.2.2. Xây dựng quy trình sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH .73
    3.2.3. Thiết kế hoạt động sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH 76
    3.2.4. Đổi mới hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở trường tiểu học theo hướng sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HS .82
    3.2.5. Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH .84
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 87
    3.4. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp sử dụng trò chơi dân gian nhằm
    giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học . 88
    3.4.1. Mục đích, đối tượng, phương pháp đánh giá .88
    3.4.2. Kết quả thăm dò các biện pháp sử dụng trò chơi dân gian nhằm
    giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học .88
    3.5. Tổ chức thực nghiệm biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH 89
    3.5.1. Khái quát thực nghiệm 89
    3.5.2. Phân tích kết quả thực nghiệm 93
    Tiểu kết chương 3
    107
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 109
    1. Kết luận
    2. Khuyến nghị


    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ . 111
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    . 112


    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 2.1. Đánh giá của GV về ưu thế sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ . 43
    Bảng 2.2. Nhận thức mục đích sử dụng TCDG trong giáo dục HSTH . 44
    Bảng 2.3. Đánh giá sự phù hợp của TCDG trong thực hiện các chủ đề GDĐĐ 45
    Bảng 2.4. Nhận thức một số nội dung GDĐĐ thích hợp qua sử dụng TCDG . 46
    Bảng 2.5. Nhận thức về hình thức sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH 47
    Bảng 2.6. Đánh giá về sự phù hợp của TCDG trong thực hiện chủ điểm giáo dục 48
    Bảng 2.7. Hệ thống TCDG được sử dụng trong trường tiểu học 49
    Bảng 2.8. Thực trạng nội dung GDĐĐ cho HSTH qua sử dụng TCDG . 52
    Bảng 2.9. Hình thức sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH 53
    Bảng 2.10. Phương pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH . 54
    Bảng 2.11. Hình thức sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH trong tổ chức HĐGDNGLL
    Bảng 2.12. Thực trạng sử dụng TCDG theo chủ điểm GD . 56
    Bảng 2.13. Hình thức sử dụng TCDG theo chủ điểm GD 57
    Bảng 3.1. Đánh giá về sự cần thiết của biện pháp 88
    Bảng 3.2. Đánh giá về tính khả thi của biện pháp .89
    Bảng 3.3. Nhận thức của HS về sử dụng TCDG trước và sau thực nghiệm lần 1 93
    Bảng 3.4. Nhận thức của HS về một số biểu hiện đạo đức trước và sau TN lần 1 94
    Bảng 3.5. Thái độ của HS đối với những biểu hiện đạo đức trước và sau TN lần 1 .
    Bảng 3.6. Một số biểu hiện hành vi đạo đức của HS trước và sau TN lần 1 . 96
    Bảng 3.7. Những tham số đặc trưng ở lớp ĐC và TN trước TN . 97
    Bảng 3.8. Nhận thức của HS về ý nghĩa của TCDG sau TN lần 2 99
    Bảng 3.9. Nhận thức của HS về biểu hiện chuẩn mực đạo đức sau TN lần 2 101
    Bảng 3.10. Thái độ của HS sau TN lần 2 . 102
    Bảng 3.11. Hành vi đạo đức của HS sau TN lần 2 . 103
    Bảng 3.12. Những tham số đặc trưng ở lớp ĐC và lớp TN sau hai lần thực nghiệm .103
    Bảng 3.13. Đánh giá của HS đối với hoạt động TCDG 105
    Bảng 3.14. Hứng thú của HS khi tham gia hoạt động thực nghiệm 106




    DANH MỤC BIỂU ĐỒ




    Biểu đồ 3.1. Tương quan nhận thức, thái độ, hành vi sau thực nghiệm 1 99
    Biểu đồ 3.2. Tương quan nhận thức sau thực nghiệm lần 1 100
    Biểu đồ 3.3. Tương quan nhận thức sau thực nghiệm lần 2 100
    Biểu đồ 3.4. Tương quan nhận thức, thái độ, hành vi sau thực nghiệm lần 2 104


    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Tiểu học là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục phổ thông, có mục tiêu “ .hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”[8], trong đó, đạo đức là một phẩm chất quan trọng được xếp ở vị trí hàng đầu.
    Giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình chuyển hóa tích cực, tự giác những chuẩn mực xã hội thành nhận thức, thái độ, hành vi thói quen, giúp các em trở thành những người công dân mẫu mực, người lao động sáng tạo nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển của xã hội và thời đại. Mọi công dân đều có đạo đức tốt, xã hội đạt đến trình độ văn minh, đó là một xã hội lý tưởng.Giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình lâu dài, phức tạp, diễn ra hàng ngày, khi trẻ em tham gia vào các mối quan hệ trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội với các tình huống khác nhau.
    Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh, trong những năm qua, các trường phổ thông đã đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức, với nhiều hình thức đa dạng, thông qua quá trình dạy học, tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể .
    Với lứa tuổi học sinh tiểu học, vui chơi là một hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo học sinh tham gia, qua vui chơi các em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, kỹ năng giao tiếp, hình thành các phẩm chất đạo đức xã hội. Các loại trò chơi, đặc biệt là trò chơi dân gian (TCDG) có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục đạo đức và các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc.


    Hiện nay trong nhà trường, một bộ phận không nhỏ học sinh có những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức trong cuộc sống, giao tiếp và học tập hàng ngày, đó là những thách thức đối với công tác giáo dục đạo đức, định hướng giá trị cho thế hệ trẻ hướng tới tương lai. Có nhiều nguyên nhân của những lệch lạc về đạo đức, trong đó có những tác động từ xã hội, năng lực tiếp nhận và xử lí thông tin từ môi trường của học sinh còn yếu và cả nguyên nhân từ sự định hướng giáo dục của nhà trường .


    Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, có sự du nhập văn hóa từ nước ngoài, đã tạo ra một nhóm giá trị mang tính thời đại, khác lạ so với những giá trị truyền thống dân tộc. Cùng với phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã xuất hiện của một số loại hình trò chơi hiện đại, làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của giới trẻ, đồng thời thực hiện chức năng phát triển nhận thức, phát triển trí tuệ cho học sinh.
    Tuy nhiên, trong số những trò chơi ngoại nhập, trò chơi điện tử, có không ít những trò chơi đã gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm lý, ý thức của học sinh, trong đó có học sinh tiểu học, dẫn tới những hệ lụy không nhỏ tới quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nối tiếp truyền thống văn hóa dân tộc. Những trò chơi này đang dần dần lấn át, khiến cho trò chơi dân gian trở nên mờ nhạt trong xã hội hiện đại. Ngay cả học sinh ở khu vực nông thôn, miền núi cũng bị ảnh hưởng, một số học sinh nghiện trò chơi điện tử dẫn đến trốn học, chơi bời lêu lổng, thậm chí sa vào tệ nạn xã hội, Một yêu cầu cấp thiết được đặt ra là nhà trường phải trang bị cho học sinh kĩ năng sống, kỹ năng học tập và rèn luyện hành vi đạo đức cho phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc để các em không bị “cuốn” theo một cách vô thức trước những tác động đa chiều, đa kênh của dòng chảy thời đại.Trước thực trạng gia tăng đáng kể các trò chơi điện tử, game online, nghiên cứu trò chơi dân gian đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực: Tâm lí học, Văn hóa học, Giáo dục
    học, nhằm sử dụng chúng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong điều kiện xã hội hiện nay.
    Từ những lí do trên, chúng tôi chọn: “Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc” làm đề tài luận án.


    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở hệ thống hóa các tài liệu lý thuyết về sử dụng TCDG và khảo sát thực trạng sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho học sinh tiểu học, luận án có mục đích xây dựng các biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc.


    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.


    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp sử dụng TCDG nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc.


    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu xây dựng được hệ thống biện pháp sử dụng trò chơi dân gian phù hợp với đặc điểm của học sinh thì sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu


    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH.
    5.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH miền núiĐông Bắc.
    5.3. Xây dựng hệ thống biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH miền núi Đông Bắc.
    5.4. Tổ chức thực nghiệm kiểm chứng tính khả thi, tính hiệu quả của biện pháp sử dụng TCDG nhằm
    GDĐĐ cho HSTH.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hóa lý thuyết từ các công trình
    nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...