Luận Văn Luận Án TS &quot Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm&quot

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

    NĂM - 2012




    MỤC LỤC ( Luận án dài 199 trang)
    Trang phụ bìa


    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục cụm từ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
    3.1. Khách thể nghiên cứu 3
    3.2. Đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu .
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
    6.1. Về đối tượng 4
    6.2. Về nội dung . 4
    6.3. Về địa bàn, thời gian nghiên cứu . 4
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp luận .4
    7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 4
    8. Các luận điểm cần bảo vệ .
    9. Những đóng góp mới của luận án . 6
    9.1. Về lý luận 6
    9.2. Về thực tiễn . 6
    10. Cấu trúc của luận án . 6


    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM . 7
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7
    1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới . 7
    1.1.2. Các nghiên cứu trong nước . 12
    1.2. Các khái niệm cơ bản
    1.2.1. Năng lực . 14
    1.2.2. Thích ứng . 15
    1.2.3. Nghề và nghề nghiệp 15
    1.2.4. Cấu trúc của năng lực thích ứng nghề, năng lực nghề và mối quan hệ giữa chúng . 16
    1.3. Cơ sở khoa học của việc phát triển năng lực thích ứng nghề 18
    1.3.1. Cơ sở triết học
    1.3.2. Cơ sở sinh học 19
    1.3.3. Cơ sở tâm lý học . 19
    1.3.4. Cơ sở xã hội học .20
    1.3.5. Cơ sở lý luận giáo dục hướng nghiệp 20
    1.4. Những đặc điểm, yêu cầu của nghề dạy học 22
    1.4.1. Đặc điểm nghề dạy học . 22
    1.4.2. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người thầy giáo . 23
    1.4.3. Vai trò của năng lực thích ứng nghề đối với quá trình hình thành, phát triển nhân cách và
    yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của người giáo viên 24
    1.5. Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 26
    1.5.1. Đặc điểm hoạt động rèn luyện nghề của sinh viên Cao đẳng Sư phạm . 26
    1.5.2. Thích ứng nghề dạy học trong mối quan hệ với sự phù hợp nghề dạy học . 27
    1.5.3. Các nội dung phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm 28
    1.5.4. Các mức độ phát triển năng lực thích ứng nghề của sinh viên Cao đẳng Sư phạm 34
    1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực thích ứng nghề của sinh viên Cao đẳng Sư phạm 34
    1.5.6. Các con đường phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm 38
    Tiểu kết chương 1 . 41

    Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ
    PHẠM CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC . 42
    2.1. Khái quát về đặc điểm các trường cao đẳng sư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc . 42
    2.1.1. Khái quát về đặc điểm và hoạt động giáo dục ở trường Cao đẳngSư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc 42
    2.1.2. Khái quát về đặc điểm sinh viên Cao đẳng Sư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc . 43
    2.2. Thực trạng vấn đề phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng sư phạm các tỉnh
    miền núi phía Bắc . 44
    2.2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng 44
    2.2.2. Kết quả khảo sát . 46
    2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên 63
    2.3. Những vấn đề thực tiễn đặt ra trong việc phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay . 69
    Tiểu kết chương 2


    Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM. . 73
    3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp . 73
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục ở trường Cao đẳng Sư phạm 73
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 73
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển . 73
    3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với tình hình đặc điểm giáo dục của khu vực, đặc điểm sinh viên sư phạm các dân tộc miền núi phía Bắc 74
    3.2. Một số biện pháp phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm . 74
    3.2.1. Biện pháp 1: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên . 74
    3.2.2. Biện pháp 2: Phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên Cao đẳng Sư phạm với các giáo viên phổ thông
    trong giáo dục nghề nghiệp cho sinh viên 79
    3.2.3. Biện pháp 3: Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện cho sinh viên 81
    3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng mô hình tư vấn về nghề dạy học cho sinh viên tại trường Cao đẳng Sư phạm 84
    3.2.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp 88
    3.2.6. Những bàn luận cho việc thực hiện các biện pháp được đề cập đối với các trường Cao đẳng Sư phạm miền núi phía Bắc . 88
    3.3. Thực nghiệm sư phạm . 92
    3.3.1. Khái quát về thực nghiệm . 92
    3.3.2. Kết quả thực nghiệm . 96
    Kết luận chương 3
    108
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 109
    1. Kết luận 109
    2. Khuyến nghị







    Bảng 2.1. Cơ cấu khách thể nghiên cứu 45

    Bảng 2.2. Thực trạng NLTƯ với với việc tự học và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của người giáo viên trong xã hội luôn
    thay đổi . 47
    Bảng 2.3. Thực trạng về NLTƯ với quá trình đào tạo nghề ở trường Sư phạm và sự thay đổi của hoàn cảnh cá nhân 49
    Bảng 2.4. Thực trạng NLTƯ với hoạt động dạy học . 50
    Bảng 2.5. Thực trạng NLTƯ với hoạt động giáo dục 51
    Bảng 2.6. Thực trạng NLTƯ với yêu cầu phát triển chuyên môn liên tục của người giáo viên . 53
    Bảng 2.7. Thực trạng NLTƯ với thực tế giáo dục ở trường phổ thông 54
    Bảng 2.8. Thực trạng về NLTƯ với các hoạt động chính trị - xã hội 56
    Bảng 2.9. Bảng tổng hợp kết quả điều tra mức độ tham gia các hoạt
    động có tác dụng phát triển NLTƯ nghề của SV 60
    Bảng 3.1. Bảng kết quả thực hiện phiếu đánh giá NLTƯ đầu vào đối với SV CĐSP Thái Nguyên 96
    Bảng 3.2. Tần suất điểm thực hiện kiểm tra đầu ra tại CĐSP Thái Nguyên . 96
    Bảng 3.3. Tần suất lũy tích điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Thái Nguyên 97
    Bảng 3.4. So sánh các giá trị trung bình ( X ) điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Thái Nguyên 99
    Bảng 3.5. Phân tích giá trị phương sai (δ2) điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Thái Nguyên 100
    Bảng 3.6. Bảng kết quả thực hiện kiểm tra đầu vào đối với SV CĐSP Tuyên Quang 101
    Bảng 3.7. Tần suất điểm thực hiện kiểm tra đầu ra tại CĐSP Tuyên Quang 101
    Bảng 3.8. Tần suất lũy tích điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Tuyên Quang . 102
    Bảng 3.9. So sánh các giá trị trung bình ( X ) điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Tuyên Quang . 104
    Bảng 3.10. Phân tích giá trị phương sai (δ2) điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Tuyên Quang . 105


    DANH MỤC CÁC HÌNH


    Hình 1.1. Sơ đồ biểu diễn nội dung phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP 33
    Hình 1.2. Sơ đồ mô tả các yếu tố trong mối quan hệ với sự phát triển NLTƯ nghề của SV CĐSP . 40
    Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Thái Nguyên 97
    Hình 3.2. Đồ thị tần suất lũy tích điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Thái Nguyên 98
    Hình 3.3. Biểu đồ tần suất điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Tuyên Quang . 102
    Hình 3.4. Đồ thị tần suất lũy tích điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Tuyên Quang . 103




    MỞ ĐẦU




    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, giáo dục và đào tạo của Việt Nam đã được ưu tiên ở vị trí hàng đầu trong hệ thống các chính sách phát triển quốc gia, đặc biệt đối với ngành Sư phạm. Thực tiễn của nền giáo dục nước ta hiện nay đã và đang đặt "lên vai" ngành Sư phạm những nhiệm vụ cao quý, những trọng trách nặng nề. Hệ thống các trường Sư phạm và các trường có ngành Sư phạm là nơi đào tạo ra những thế hệ người giáo viên, những người sẽ quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo trong tương lai. Vì thế, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại, mỗi sinh viên (SV) sư phạm phải được rèn luyện trong một quy trình giáo dục hiệu quả, hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng khâu giúp SV thích ứng nghề. SV nói chung và SV ở các trường CĐSP nói riêng sau khi tốt nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu: có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động của
    thị trường lao động, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp . Để đáp ứng được những yêu cầu đó, SV cần có năng lực thích ứng (NLTƯ) và năng lực thích ứng nghề.
    Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở các trường Cao đẳng, Đại học nói chung và các trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) nói riêng, không ít SV còn chưa xác định rõ mục tiêu, lý tưởng, động cơ nghề nghiệp của mình, khả năng thích ứng với hoạt động học tập và rèn luyện nghề còn nhiều hạn chế, hầu hết các em chưa được trang bị những tri thức cần thiết để hình thành và phát triển NLTƯ, chưa có kĩ năng, thậm chí chưa sáng tỏ các nội dung thích ứng nghề của bản thân, vì thế các em gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập và rèn luyện, nhiều em còn băn khoăn hoang mang với sự lựa chọn nghề của mình. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú, kết quả học tập và rèn luyện nghề nghiệp của các em.


    Mặt khác, thực tiễn cho thấy còn có những hạn chế nhất định đối với chất lượng SV CĐSP sau khi tốt nghiệp. Nhiều SV chưa chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tham gia vào hoạt động nghề nghiệp, các em còn lúng túng và khó thích nghi với những yêu cầu của môi trường lao động nghề nghiệp trong thực tế - môi trường có nhiều điểm khác biệt với những lý thuyết mà các em được tiếp thu ở trường CĐSP. Những kĩ
    năng để thích ứng với nghề dạy học và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục hiện đại còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo nghề ở các trường CĐSP trong giai đoạn hiện nay.
    Thích ứng nghề có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp, giúp cá nhân có khả năng thay đổi những đặc điểm tâm - sinh lý và nhân cách cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của hoạt động, đạt hiệu quả lao động và nâng cao năng suất lao động. Để thích ứng nghề tốt nhất, cá nhân cần rèn luyện năng lực thích ứng nghề. Với SV sư phạm, quá trình thích ứng nghề và năng lực thích ứng nghề giúp
    SV nhanh chóng thích ứng trong quá trình học tập, rèn luyện để phát triển các phẩm chất và NL nghề nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm những khái niệm, những lý thuyết trong giáo dục nghề ở các trường Sư phạm, là những gợi ý cho các nhà quản lý giáo dục (QLGD), những giảng viên (GV) và SV sư phạm trong việc lựa chọn và áp dụng những tác động hiệu quả nhằm phát triển NLTƯ nghề cho SV trong thực tiễn học tập và rèn luyện nghề nghiệp ở trường CĐSP, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề.Xuất phát từ mục tiêu chiến lược của nền giáo dục hiện đại, từ thực tiễn giáo dục và vai trò đặc biệt quan trọng của NLTƯ nghề, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu luận án: "Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm".


    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực thích nghề cho SV CĐSP, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phát triển năng lực thích ứng nghề cho họ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giáo viên ở các trường CĐSP.


    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP là một nhiệm vụ quan trọng nhằm giúp SV đáp ứng những yêu cầu của nghề dạy học. Tuy nhiên thực tế hiện nay, nhiệm vụ này chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình đào tạo ở các trường CĐSP. Việc phát triển NLTƯ nghề cho SV ĐSP sẽ đạt hiệu quả cao nếu làm sáng tỏ được cơ sở khoa học xác đáng về năng lực thích ứng nghề và xây dựng được các biện pháp như: Đa
    dạng hóa các hình thức tổ chức trong hoạt động rèn luyện NVSP thường xuyên; Phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên CĐSP với các giáo viên phổ thông trong giáo dục nghề nghiệp cho SV; Phát triển NL tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện cho SV; Có hình thức tư vấn về nghề hợp lý cho SV tại trường CĐSP, . thì sẽ phát triển một cách bền vững năng lực thích ứng nghề để nâng cao chất lượng đào tạo SV CĐSP.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NLTƯ nghề và phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP.
    5.2. Đánh giá thực trạng việc phát triển NLTƯ nghề của SV CĐSP các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay và những vấn đề liên quan.
    5.3. Đề xuất các biện pháp nhằm phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP.
    5.4. Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp phát triển NLTƯ nghềcho SV CĐSP.


    6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Việc phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP liên quan tới nhiều nhóm đối tượng và được thực hiện bằng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau, qua
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...