Luận Văn Luận Án TS Kinh tế: Phân tích định lượng về tác động của chính sách tiền tệ tới một số nhân tố vĩ mô

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LUẬN ÁN DÀI 158 TRANG CÓ FILE WORD


    MỤC LỤC

    Lời giới thiệu 1
    Tổng quan các nghiên cứu 4

    CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH CUNG TIỀN
    VỚI MỘT SỐ NHÂN TỐ VĨ MÔ 7

    1.1 Phân tích chính sách tiền tệ thông qua các mô hình
    cho tiền cơ sở khả dụng 7
    1.2 Phân tích mối quan hệ giữa tiền tệ và thu nhập 21
    1.3 Phân tích mối quan hệ giữa tiền tệ và giá cả 27
    1.4 Phân tích mối quan hệ giữa tiền tệ và cán cân thanh toán 30
    1.5 Mối quan hệ nhân quả giữa tiền tệ và các nhân tố vĩ mô 41

    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH CUNG TIỀN TỚI MỘT SỐ NHÂN TỐ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN GẦN ĐÂY

    2.1 Kinh tế Việt nam và chính sách tiền tệ trong giai đoạn 1995- 2006 52
    2.1 Phân tích chính sách tiền tệ thông qua các mô hình cho tiền cơ sở 56
    2.3 ảnh hưởng của lượng cung tiền tới thu nhập 77
    2.4 ảnh hưởng của tiền tệ đến giá cả 94
    2.5 ảnh hưởng của tiền tệ đến cán cân thanh toán 111

    CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT VÀ CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
    HIỆU LỰC CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 131

    3.1 Tổng kết 131
    3.2 Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực của chính sách tiền tệ 137
    Kết luận 142
    Danh mục các công trình của tác giả 144
    Danh mục tài liệu tham khảo 145
    Phụ lục 156
    Mục lục chi tiết 219


    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


    Bảng 2.1. Tóm tắt thống kê của các nhân tố tiền cơ sở (Quí 1/1996- quí 4/2004)
    Bảng 2.2. Kết quả kiểm định tính dừng của các nhân tố của tiền cơ sở
    Bảng 2.3. Kiểm định tính dừng của các khối lượng tiền cung ứng
    Bảng 2.4. Các kết quả hồi quy cho biến phụ thuộc C/DD (1996:1 –2004:4)
    Bảng 2.5. Các kết quả hồi quy cho biến phụ thuộc T&S/DD (1996:1– 2004:4)
    Bảng 2.6. Tóm tắt thống kê chủ yếu cho các số liệu hồi qui của thu nhập (quí 1/ 1995 – quí 4/2006)
    Bảng 2.7. Kiểm định tính dừng của GDP, GDPAG, GDPNA, GE, M1, M2
    Bảng 2.8. Tóm tắt thống kê chủ yếu cho các biến giá (quí 1/1995 –quí 4/2006)
    Bảng 2.9. Kiểm định tính dừng của các chuỗi số P, lnP, DGDP, lnDGDP, TYGIA
    Bảng 2.10. Các kết quả hồi qui giữa tiền tệ và giá cả ( 1995:Q1 –2006:Q4)
    Bảng 2.11. Bảng cán cân thương mại của Việt Nam 1997- 2005
    Bảng 2.12.Tóm tắt thống kê chủ yếu cho cán cân thanh toán
    Bảng 2.13. Kiểm định Dickey- Fuller cho các biến trong cán cân thanh toán
    Bảng 2.14. Kết quả kiểm định Granger cho mối quan hệ nhân quả giữa tài sản nội địa ròng và dự trữ ngoại tệ ròng



    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1. Đặc điểm chung của nền kinh tế

    Vào giữa những năm 1980 của thế kỷ 20, nền kinh tế Việt nam rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng với lạm phát tăng nhanh tới 3 con số, hàng năm tăng trưởng kinh tế chỉ xung quanh 2 phần trăm. Để phản ứng cuộc khủng hoảng này, Chính phủ Việt nam đi đưa ra chính sách đổi mới kinh tế vào năm 1986 mà trong đó cơ chế thị trường đi được thừa nhận. Sau hơn 20 năm theo đuổi chính sách kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế Việt nam đi đạt được những thành tựu to lớn. Từ một nền kinh tế với tỷ lệ lạm phát có tốc độ phi mi, ngày nay kinh tế Việt nam có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định trên 7%, tỷ lệ lạm phát thấp và luôn giữ mức dưới 10%.

    Kết quả cho thấy sự điều tiết của Chính phủ đối với nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang chuyển đổi có một vai trò cực kỳ quan trọng. Một chính sách đúng sẽ thúc đẩy quá trình phát triển, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế. Một chính sách không đúng sẽ có hậu quả nghiêm trọng là kìm him sự phát triển của nền kinh tế, làm chậm qúa trình chuyển đổi. Với những thành tựu như hiện nay, trước hết đó là thành quả của công cuộc đổi mới nền kinh tế. Đồng thời đó cũng là kết quả của việc điều tiết đúng đắn các chính sách vĩ mô của Chính phủ, trong đó có chính sách về tiền tệ.

    Theo luật NHNN (tháng 4/1998), NHNN hoạt động vì mục tiêu “ổn định giá trị của đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xi hội chủ nghĩa” (Điều 1, khoản 3). Với nhiệm vụ được giao, từ nửa cuối thập niên 90, NHNN đi xây dựng một cách có hệ thống một khuôn khổ chính sách tiền tệ gián tiếp và bắt đầu áp dụng các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp, phối hợp đồng bộ giữa các công cụ chính sách tiền tệ, góp phần duy trì ổn định lii suất, ổn định tiền tệ. Vì vậy việc nghiên cứu vai trò và ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với sự ổn định, tăng trưởng của nền kinh tế Việt nam là một vấn đề hết sức cần thiết.


    2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài

    Việc nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ tới các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế Việt nam trong giai đoạn chuyển đổi đi được nhiều nhà kinh tế trong nước cũng như của nước ngoài đề cập tới. Tuy nhiên việc phân tích ảnh hưởng của chính sách tiền tệ về mặt định lượng tới từng nhân tố vĩ mô, mối quan hệ nhân quả giữa lượng tiền cung ứng với các nhân tố này là chưa có nhiều. Bởi vậy đề tài “Phân tích định lượng về tác động của chính sách tiền tệ tới một số nhân tố vĩ mô của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” được luận án lựa chọn nghiên cứu nhằm phân tích tác động trực tiếp về mặt định lượng của chính sách tiền tệ thông qua sự thay đổi lượng tiền cung ứng tới sự thay đổi của một số biến vĩ mô như thu nhập, giá cả và cán cân thanh toán của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Những kết quả thu nhận được dựa trên các lý thuyết cơ bản về tiền tệ và những mô hình thực nghiệm đi được kiểm chứng ở các nền kinh tế khác trên thế giới sẽ là những căn cứ góp phần nghiên cứu vai trò và tác động của chính sách hiện nay của NHTW đối với mục tiêu ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

    Phạm vi của luận án sẽ đề cập tới các vấn đề sau: vai trò của cung tiền tệ ở Việt nam, ảnh hưởng trực tiếp của chính sách tiền tệ mà đại diện là lượng tiền cung ứng trong các mối quan hệ giữa tiền tệ và thu nhập, giữa tiền tệ và giá cả, giữa tiền tệ và cán cân thanh toán. Từ các kết quả thu được, luận án sẽ phân tích vai trò của chính sách tiền tệ đối với sự phát triển kinh tế và ổn định giá cả trong giai đoạn vừa qua.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...