Thạc Sĩ Luận án tiến sỹ: Triển vọng quan hệ việt nam - eu đến năm 2020

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những trung tâm quan trọng hàng đầu trên thế giới. EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP năm 2010 đạt 16,1 nghìn tỷ USD (chiếm 26% GDP toàn thế giới). Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32.700 USD/năm[1]. EU là đối tác thương mại lớn nhất thế giới với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2009 đạt 3.200 tỷ USD (không tính thương mại nội khối), chiếm khoảng 17% kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới (Mỹ đứng thứ hai với 14% và Trung Quốc 11,6%). Tổng vốn các nước EU đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 40% toàn thế giới năm 2007. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế, năm 2010, FDI của EU trên toàn thế giới chỉ đạt 107 tỷ Euro, so với 281 tỷ Euro của năm 2009. Năm 2009, cả khối đã cung cấp 49 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) cho các nước (chiếm 60% tổng ODA của các nước trên thế giới). Theo số liệu sơ bộ năm 2010, ODA do EU cung cấp đã tăng khoảng 4,5 tỷ Euro so với năm 2009, lên tới tổng số 53,8 tỷ Euro. Như vậy, EU là nhà tài trợ ODA lớn nhất trên thế giới, cung cấp hơn một nửa viện trợ chính thức trên toàn cầu. EU còn là trung tâm hàng đầu thế giới về khoa học công nghệ, sở hữu công nghệ nguồn trong nhiều lĩnh vực tiên tiến, là nơi có nhiều phát kiến khoa học có tính cách mạng.
    Mặc dù không sánh ngang với sức mạnh kinh tế song về chính trị, EU cũng là một trong những đối tác có “sức mạnh mềm”, có tiềm lực quốc phòng và tầm ảnh hưởng lớn hàng đầu trên thế giới với 2 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, 2 cường quốc hạt nhân, 4/8 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G8), 4/20 nước Nhóm G20 với cách tiếp cận hòa bình, đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế.



    LỜI NÓI ĐẦU
    CHƯƠNG I. THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO
    1.1. Tình hình thế giới và khu vực những năm 80 và đầu thập kỷ 90:
    1.2. Tình hình Việt Nam, EU và quan hệ Việt Nam với một số nước Tây Âu:
    1.2.1. Tình hình Việt Nam:
    1.2.2. Tình hình EU:
    1.2.3. Quan hệ Việt Nam với các nước Tây Âu:
    1.3. Thiết lập quan hệ ngoại giao:
    CHƯƠNG II. QUAN HỆ VIỆT NAM - EU QUA CÁC THỜI KỲ
    2.1. Quan hệ Việt Nam - EU giai đoạn 1990 - 1995: bước đi ban đầu.
    2.2. Giai đoạn 1995 - 2010: xây dựng và phát triển một quan hệ toàn diện.
    2.2.1. Tình hình thế giới, khu vực, EU và Việt Nam:
    2.2.2. Quan hệ Việt Nam - EU:
    2.2.3. Một số vấn đề lớn, có tác động quan trọng đến quan hệ Việt Nam - EU:
    CHƯƠNG III. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT NAM - EU ĐẾN NĂM 2020.
    3.1. Xu hướng phát triển của tình hình quốc tế đến năm 2020:
    3.3. Đại hội XI, công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế của ta và nhu cầu đẩy mạnh quan hệ với các đối tác lớn, trong đó có EU :
    3.4. Triển vọng quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2020:
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
    BẢN ĐỒ CHÂU ÂU
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...