Tài liệu Luận án tiến sĩ triết học: Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC (Luận án gồm 218 trang, nhiều hình ảnh minh họa)
    Chương 1: CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRẦN NHÂN TÔNG
    1.1. Đặc điểm điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị – xã hội Việt Nam thời kỳ nhà Trần – cơ sở xã hội hình thành tư tưởng triết học Trần Nhân Tông
    1.1.1. Khái quát đặc điểm điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị – xã hội thời kỳ nhà Trần
    1.1.2. Sự phát triển văn hóa, giáo dục thời kỳ nhà Trần
    1.2. Những tiền đề lý lu ận và tôn giáo hình thành tư tưởng triết học Trần Nhân Tông
    1.2.1. Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và tư tưởng của “Tam giáo”
    với việc hình thành tư tưởng triết học Trần Nhân Tông
    1.2.2. Tư tưởng triết học Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng sĩ – tiền đề
    lý luận trực tiếp của tư tưởng triết học Trần Nhân Tông
    Kết luận chương
    Chương 2:NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TRẦN NHÂN TÔNG
    2.1. Thế giới quan trong tư tư ởng triết học Trần Nhân Tông
    2.1.1. Quan niệm về bản thể trong tư tưởng triết học Trần Nhân Tông
    2.1.2. Mối quan hệ giữa bản thể và thế giới hiện tượng trong tư tư ởng triết học Trần Nhân Tông
    2.2. Nhân sinh quan và triết lý đạo đức trong tư tưởng triết học Trần Nhân Tông
    2.2.1. Quan niệm của Trần Nhân Tông về cuộc đời con người và về vai trò của con người trong cuộc sống
    2.2.2. Quan niệm của Trần Nhân Tông về vấn đề rèn luyện tinh thần đạo đức, trí tuệ, giải thoát
    Kết luận chương 2
    Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRẦN NHÂN TÔNG
    3.1. Những đặc điểm chủ yếu của tư tưởng triết học Trần Nhân Tông
    3.1.1.Tính kế thừa, dung hợp trong tư tưởng triết học Trần Nhân Tông
    3.1.2.Tinh thần thiền hành động, nhập thế tích cực trong tư tưởng triết học Trần Nhân Tông
    3.1.3. Tính nhân văn trong tư tưởng triết học Trần Nhân Tông
    3.2. Giá trị lịch sử của tư tưởng triết học Trần Nhân Tông
    3.2.1. Tư tưởng triết học Trần Nhân Tông đã góp phần tạo nên hệ thống
    triết lý thiền đặc sắc của Phật giáo Việt Nam
    3.2.2. Tư tưởng triết học Trần Nhân Tông là nền tảng tinh thần để xây dựng
    một quốc gia độc lập, thống nhất và một nền chính trị thân dân
    Kết luận chương 3
    KẾT LUẬN CHUNG
    PHỤ LỤC
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng và nhân dân ta khởi xướng và tiến hành, cùng với nhiệm vụ phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, chính trị – xã hội , khoa học và công nghệ, giáo dục và văn hoá, đặc biệt là đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm “xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc” [21, tr. 18], chúng ta còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội. Đó cũng chính là triết lý của sự phát triển xã hội hài hoà và bền vững. Bởi vì, văn hoá nói chung và những giá trị tinh thần, tư tưởng của dân tộc Việt Nam nói riêng không chỉ là nền tảng tinh thần và là một trong những động lực phát triển xã hội mà còn là một trong những nguồn lực nội sinh bền bỉ và mạnh mẽ nhất “hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lãnh Việt Nam” [23, tr. 54], giúp chúng ta
    có thể tiếp nối và phát huy sức mạnh truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, phong phú nhưng không kém phần phức tạp hiện nay.
    Trong tiến trình của công cuộc đổi mới, hơn 20 năm qua đất nước ta đã đạt được những thành tựu thực sự to lớn và toàn diện trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Đạt được kết quả đó, văn hoá đóng vai trò rất quan trọng bởi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là yếu tố nội sinh, là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, có thể nói xây dựng, phát triển văn hoá chính là củng cố xây dựng và phát triển nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ, lành mạnh, không thể có sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Văn kiện Đại hội X, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hoá – nền tảng tinh thần của xã hội.” [24, tr. 213]
    Cùng với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, việc mở cửa hội nhập giao lưu văn hoá với tất cả các nước trên thế giới là một xu thế và quy luật tất yếu. Chúng ta không thể bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc bằng cách khép kín, thu mình, đóng cửa; nhưng ngược lại, chúng ta cũng không thể thực sự phát triển nếu như mở cửa không kiểm soát, đánh mất bản sắc văn ho ùa dân tộc. Do đó, để bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà ba ûn sắc dân tộc, một mặt chúng ta phải giữ gìn những giá trị tr uyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc; mặt khác, phải mở rộng giao lưu và tiếp thu có chọ n lọc tinh hoa văn hoá nhân loại. Đúng như Văn kiện của Đảng đã khẳng định: “Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở cửa giao lưu quốc tế phải đặc biệt giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và tie áp thu truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam.” [21, tr. 111]
    Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc ta trong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam, trên cơ sở đó phát huy sức mạnh của những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp và lâu đời của dân tộc trong cuộc sống hôm nay là việc làm vừa có ý nghĩa lý luận lâu dài vừa có tính thời sự cấp bách.
    Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Thiền phái Trúc Lâm đời Trần, trong đó tiêu biểu là tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông – “Đệ nhất tổ thiền Trúc Lâm Yên Tử ” nổi lên như một dấu son, góp phần khắc hoạ khá đậm nét bản sắc, cốt cách tâm hồn Việt Nam nói chung và đặc trưng của triết học Phật giáo Việt Nam nói riêng trong quá trình phát triển. Trần Nhân Tông không chỉ là nhà chính trị – một vị vua anh minh, “nhân từ, hoà nhã, cố kết lòng dân , sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước” [85, tr. 44] mà còn là nhà quân sự tài năng; không chỉ là nhà văn, nhà thơ mà còn là nhà tư tưởng lớn, một bậc thiền sư lỗi lạc – người sáng lập ra một dòng thiền mang bản sắc Việt Nam. Ông đã biết dung hợp các nguồn tư tưởng từ quá khứ của dân tộc với triết lý phong phú, sâu sắc, thâm trầm của Nho, Lão, đặc biệt là triết lý Phật giáo, bằng sự kế thừa, chọn lọc các dòng thiền trước đây như Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci), Vô Ngôn Thông, Thảo Đường và tư tưởng triết lý thiền của Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ để sáng tạo nên hệ thống tư tưởng triết học của mình với những nét độc đáo và đặc sắc riêng, ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Chính vì thế, tôi đã chọn vấn đề “Tư tưởng triết học Trần Nhân Tông” làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...