Luận Văn Luấn án Tiến sĩ Kinh tế: "Tài trợ của Ngân hàng Thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC ( Luận án TS gồm 238 trang)

    PHẦN MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH
    1.1.Tổng quan về du lịch
    1.1.1. Khái niệm cơ bản về du lịch, ngành du lịch
    1.1.2. Tài nguyên du lịch
    1.1.2.1. Khái niệm
    1.1.2.2. Các loại tài nguyên du lịch
    1.1.3. Các loại hình du lịch
    1.1.3.1. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi
    1.1.3.2. Căn cứ theo phương thức tổ chức
    1.1.3.3. Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách
    1.1.3.4. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
    1.1.3.5. Căn cứ vào phương tiện giao thông
    1.1.4. Những điều kiện để phát triển du lịch .
    1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch
    1.1.5.1. Nhân tố bên trong
    1.1.5.2. Yếu tố bên ngoài
    1.1.6. Sự cần thiết phải phát triển du lịch
    1.2. Điều kiện và lợi thế phát triển du lịch Lâm Đồng
    1.2.1. Những điều kiện để phát triển du lịch Lâm Đồng
    1.2.2. Những lợi thế để phát triển du lịch Lâm Đồng
    1.3. Nguồn tài trợ cho phát triển du lịch và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch
    1.3.1. Các nguồn tài trợ cho phát triển du lịch
    1.3.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của ngành du lịch
    1.3.2.1. Ngân hàng thương mại và các chức năng của NHTM
    1.3.2.2. Tín dụng và các hình thức cấp tín dụng cho ngành du lịch
    1.3.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch
    1.3.2.4. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch
    1.4. Bài học kinh nghiệm thu hút nguồn vốn và thu hút du khách ở một số quốc gia trên thế giới
    1.4.1. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc
    1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan
    1.4.3. Bài học kinh nghiệm từ Malaysia
    1.4.4. Bài học kinh nghiệm từ Singapore
    Kết luận chương 1

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG THỜI GIAN QUA.
    2.1. Thực trạng hoạt động ngành du lịch trong thời gian qua
    2.1.1. Hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch
    2.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch
    2.1.3. Thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch
    2.1.4. Thực trạng về phát triển nguồn khách du lịch
    2.1.5. Doanh thu và số ngày lưu trú của du khách
    2.1.6. Về hạ tầng kỹ thuật
    2.1.7. Quản lý Nhà nước về du lịch
    2.1.8. Khảo sát đánh giá của du khách về du lịch Lâm Đồng
    2.1.9. Những thành tựu đạt được của ngành du lịch Lâm Đồng
    2.1.10. Những hạn chế và nguyên nhân của ngành du lịch Lâm Đồng
    2.2. Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch Lâm Đồng trong thời gian qua
    2.2.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
    2.2.2. Thực trạng về nguồn vốn huy động và nguồn vốn điều hoà từ trung ương
    2.2.2.1. Thực trạng về nguồn vốn huy động tại địa phương
    2.2.2.2. Thực trạng về nguồn vốn điều hoà từ trung ương
    2.2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua
    2.2.4. Thực trạng đầu tư tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch
    2.2.4.1. Thực trạng đầu tư tín dụng đối với ngành du lịch Lâm Đồng
    2.2.4.2. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngành du lịch trong tổng dư nợ
    2.2.4.3. Cơ cấu dư nợ ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ
    2.2.4.4. Dư nợ cho vay ngành du lịch của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn
    2.2.4.5. Những dự án đầu tư du lịch trọng điểm có sự tham gia tài trợ của các NHTM
    trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
    2.2.4.6. Một số khảo sát đối với khách hàng vay vốn đầu tư phát triển du lịch Lâm Đồng và hiệu quả kinh tế-xã hội đem lại từ đầu tư tín dụng
    2.2.4.7. Về cơ chế cho vay đối với ngành du lịch
    2.3. Đánh giá những mặt làm được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong đầu
    tư tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng
    2.3.1. Một số mặt làm được
    2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong đầu tư tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng
    2.3.2.1. Những hạn chế
    2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
    Kết luận chương 2

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG
    3.1 Quan điểm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
    3.2. Nhu cầu vốn để đầu tư cho du lịch Lâm Đồng
    3.3. Những giải pháp chủ yếu về tín dụng ngân hàng
    3.3.1. Một số mô hình tài trợ của các NHTM cho ngành du lịch
    3.3.2. Tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn
    3.3.2.1. Phát hành trái phiếu trung dài hạn của ngân hàng; bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các dự án du lịch
    3.3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, kỳ hạn gửi tiền
    3.3.2.3. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp
    3.3.2.4. Mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng
    3.3.2.5. Xây dựng trụ sở giao dịch khang trang, sạch đẹp; mở rộng huy động vốn ở ngoài địa bàn
    3.3.2.6. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền
    3.3.3. Mở rộng đối tượng khách hàng vay, đa dạng hoá đối tượng cho vay và phương thức cho vay
    3.3.3.1. Đa dạng hoá đối tượng khách hàng vay
    3.3.3.2. Mở rộng các đối tượng cho vay
    3.3.3.3. Đa dạng hoá các phương thức cho vay
    3.3.4. Đơn giản hoá qui trình, thủ tục vay vốn theo hướng tinh giản, gọn nhẹ
    3.3.5 Giải pháp về đảm bảo tiền vay
    3.3.6. Giải pháp về cơ chế, kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng
    3.3.7. Chính sách tín dụng đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng
    3.3.7.1. Chính sách lãi suất
    3.3.7.2. Chính sách ưu đãi về vốn, thời hạn cho vay
    3.3.7.3. Chính sách xử lý các món vay sau khi cho vay
    3.3.8. Tăng cường tài trợ cho vay trung, dài hạn và mở rộng các hình thức cho thuê tài chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
    3.3.9. Mở rộng mạng lưới giao dịch, tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và mở rộng phát hành thẻ quốc tế, cũng như mở rộng hệ thống chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế
    3.3.10. Nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp và có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ tín dụng
    3.3.11. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
    3.3.12. Nâng cao vai trò, chất lượng tư vấn tài chính cho khách hàng và tăng cường kiểm tra kiểm soát
    3.4. Giải pháp hổ trợ
    3.4.1. Đa dạng hóa nguồn vốn phục vụ cho phát triển du lịch Lâm Đồng
    3.4.2. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình và sản phẩm dịch vụ du lịch
    3.4.3. Bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, giữ gìn an ninh trật tự xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái
    3.4.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch
    3.4.5. Qui hoạch tổng thể du lịch tỉnh Lâm Đồng
    3.4.6. Liên kết phát triển du lịch
    3.4.7. Xây dựng thương hiệu du lịch Lâm Đồng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo và mở rộng, phát triển thị trường
    3.4.8. Bảo tồn và phát triển rừng
    3.4.9. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch
    3.4.10. Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý Nhà nước về du lịch
    3.4.11. Cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn
    3.5 Kiến nghị
    3.51. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành và chính quyền địa phương

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Du lịch là hành động tạm rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của con người để đi đến một, hoặc nhiều nơi khác nhau nhằm thực hiện cho những mục đích khác nhau. Ngày nay, du lịch càng trở nên quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bởi những đóng góp to lớn mà nó đã mang lại. Vì thế, tại nhiều nước trên thế giới đã dành những khoản tiền đáng kể để đầu tư cho phát triển du lịch. Hơn thế nữa, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế là một trong những ưu tiên trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới như giảm tỷ trọng của những ngành sản xuất vật chất, đồng thời tăng tỷ trọng của những ngành kinh tế dịch vụ, trong đó ngành du lịch là một trọng tâm. Việt Nam là một quốc gia có bề dày truyền thống văn hoá, lịch sử, có nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, hệ sinh thái đa dạng, con người hiền hoà và hiếu khách ., đây là những lợi thế to lớn nếu ngành du lịch biết tận dụng khai thác thì không xa ngành du lịch sẽ nhanh chóng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Mặt khác, trên bản đồ du lịch Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng, với thành phố Đà Lạt mộng mơ và nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác từ lâu đã được rất nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến như là một địa danh du lịch nổi tiếng ở trong nước và thế giới. Song, một cách khách quan nhìn nhận, du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Lâm Đồng nói riêng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế vốn có của nó. Sự nghèo nàn về sản phẩm dịch vụ, yếu kém về cơ sở vật chất kỹ thuật, tình trạng huỷ hoại môi trường, sinh thái đang diễn ra hàng ngày; thiếu bảo tồn, duy tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá của cha ông để lại, tính thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ làm dịch vụ du lịch đã làm cho hiệu qủa và sự phát triển du lịch của cả nước nói chung, cũng như tại tỉnh Lâm Đồng nói riêng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Một điều cho thấy, hiện thời đang có những rào cản cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, cũng như Lâm Đồng. Bên cạnh những rào cản mang tính chủ quan, thì rào cản khách quan cơ bản đó là tình trạng thiếu trầm trọng nguồn lực tài chính để tạo một cú huých cho sự tăng tốc phát triển của ngành du lịch. Để giải quyết được bài toán vốn cần kết hợp song hành, đồng bộ với hàng loạt các giải pháp có liên quan khác thì ngành du lịch mới có thể sớm cất cánh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Nỗ lực giải quyết bài toán vốn cần phải được thực hiện đồng bộ từ nhiều phía, từ nhiều nguồn lực khác nhau, như: trong nước, ngoài nước, ngân hàng, ngân sách, tư nhân, chính phủ, trong đó, nguồn vốn từ các ngân hàng luôn được coi là kênh vốn quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, thời gian qua đầu tư cho phát triển ngành du lịch tại Lâm Đồng của các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều bất cập trên nhiều mặt: nguồn vốn hạn chế, cơ chế cho vay chưa thực sự thông thoáng, các biện pháp hỗ trợ khác chưa được đồng bộ làm cho nguồn vốn tín dụng ngân hàng chưa phát huy tác dụng của nó đến hiệu quả và sự phát triển của ngành du lịch Lâm Đồng. Những mặt tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đòi hỏi cần phải có nghiên cứu chuyên sâu cả về cơ sở lý luận và thực tiễn và có những giải pháp thích hợp.
    Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng ” làm luận án tiến sỹ kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...