Thạc Sĩ Luận án tiến sĩ kinh tế: Phát triển du lịch tây nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Ngành du lịch Việt Nam trong một thời gian dài đã khẳng định vị trí của
    mình trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh
    tế xã hội. Trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, du lịch đã và đang là ngành kinh tế
    mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển
    kinh tế, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta.
    Trong quá trình hội nhập quốc tế, du lịch làm gia tăng sự hiểu biết, thân thiện,
    quảng bá nền văn hóa của Việt Nam với các nước. Có lẽ không ngành kinh tế nào
    có cơ hội phát triển và đóng góp vào quá trình hội nhập quốc tế như du lịch. Phát
    triển du lịch được nhìn nhận là “ngành công nghiệp không khói”, “con gà đẻ trứng
    vàng”, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần hiện thực hóa
    mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp.
    Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Đăk Lăk, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông và Lâm
    Đồng chiếm 16,5% diện tích của cả nước, ở vào vị trí trung tâm nam Đông Dương,
    có những hành lang tự nhiên thông với nam Lào, đông bắc Campuchia, có hệ thống
    đường giao thông liên hoàn nối các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ, có
    các cửa khẩu quốc tế trên tuyến hành lang Đông Tây và không quá xa các cảng
    nước sâu như cảng Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội. Tây Nguyên có các vị trí
    chiến lược về quốc phòng, an ninh, có điều kiện phát triển nền kinh tế mở.
    Tây Nguyên có tiềm năng lớn về tự nhiên, xã hội nhân văn, từ sau ngày giải
    phóng (1975) nền kinh tế đã có sự chuyển biến sâu sắc, chuyển dần từ nền kinh tế
    tự cung tự cấp sang nền kinh tế chú trọng sản xuất hàng hóa, khai thác lợi thế về các
    nguồn lực đất đai, nhân lực, văn hóa bản địa Trong quá trình đó, du lịch là ngành
    kinh tế đang được “đánh thức dậy sau thời gian ngủ quên”, đã có những đóng góp
    nhất định cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. 2

    Từ sau quá trình đổi mới (1986) du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi
    nhọn, góp phần quan trọng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên,
    trong quá trình hội nhập, du lịch các tỉnh Tây Nguyên bộc lộ những bất cập trong
    quá trình phát triển. Tuy được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, song đóng góp
    của du lịch còn hạn chế trong tổng sản phẩm nội địa, thiếu sự phát triển bền vững,
    đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu, thị
    trường du lịch chậm được mở rộng, quản lý nhà nước còn yếu. Đặc biệt, du lịch Tây
    Nguyên thiếu sự phát triển đồng bộ, còn khép kín, chưa tạo ra quá trình liên kết
    vùng để vừa phát triển, vừa bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Quan điểm bảo vệ quốc
    phòng an ninh vững chắc đi liền với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên chưa sinh
    động.
    Việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống để tìm ra giải pháp nhằm
    thúc đẩy sự phát triển du lịch trên địa bàn Tây Nguyên là yêu cầu và nhiệm vụ cấp
    thiết. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tác giả chọn đề tài: “Phát triển du lịch Tây
    Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu là các luận án Tiến sĩ kinh tế đã bảo
    vệ thành công tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đó là:
    - Đề tài: Điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Campuchia
    thành ngành kinh tế mũi nhọn (2004) của DukVanna.
    Luận án chủ yếu làm nổi bật các điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội của
    Campuchia để phát triển du lịch; các giải pháp chủ yếu để đưa du lịch Campuchia
    thành ngành kinh tế mũi nhọn. Luận án đã đưa ra hệ thống các lý luận cơ bản về
    phát triển du lịch và những yếu tố để định giá du lịch Campuchia.
    - Đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế: “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ
    bàng” (2007) của Trần Tiến Dũng. 3

    Luận án phân tích các quan niệm về hệ thống đánh giá về du lịch bền vững,
    các kinh nghiệm du lịch bền vững và không bền vững trên thế giới và đề xuất các
    giải pháp phát triển du lịch bền vững Phong Nha-Kẻ Bàng. Đây là luận án về du
    lịch bền vững ở một vùng du lịch cụ thể, có tính đặc trưng. Tuy nhiên, các quan
    niệm về du lịch bền vững cũng như chỉ tiêu đánh giá được tác giả quan tâm nghiên
    cứu.
    - Đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên
    địa bàn tỉnh Lâm Đồng” (2008) của Nguyễn Tấn Vinh.
    Đây là luận án đi sâu về quản lý nhà nước trên địa bàn một tỉnh, hệ thống
    hoá các lý thuyết về quản lý nhà nước trong du lịch và phân tích thực trạng quản lý
    nhà nước trong du lịch, đề xuất các giải pháp mang tính khả thi. Tác giả quan tâm
    đến các giải pháp quản lý nhà nước trong du lịch làm cơ sở khi nghiên cứu du lịch
    Tây Nguyên.
    - Đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế: “Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm
    nghèo ở Lào Cai” (2010) của Phan Ngọc Thắng.
    Đề tài đi sâu phân tích các lý luận về phát triển du lịch, đặc trưng của luận án
    là gắn với quá trình xoá đói, giảm nghèo ở một địa phương, với các giải pháp khả
    thi. Cơ sở lý luận của luận án và giải pháp phát triển du lịch là những điểm mới cho
    tác giả nghiên cứu.
    - Đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế: “Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại
    vùng du lịch Bắc bộ của Việt Nam” (2011) của Hoàng Thị Lan Hương.
    Đề tài chủ yếu đi sâu vào phân tích kinh doanh lưu trú một lĩnh vực của kinh
    doanh du lịch, các giải pháp phát triển kinh doanh lưu trú là những đề xuất có giá trị
    khi nghiên cứu tại địa bàn Tây Nguyên.
    Đề tài nghiên cứu của luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về phát triển
    du lịch trên địa bàn Tây Nguyên. 4

    Qua nghiên cứu, tác giả thấy rằng các tài liệu đã nghiên cứu các lĩnh vực cụ
    thể của ngành du lịch, chủ yếu tập trung vào các nội dung để phát triển du lịch thành
    ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên
    đi sâu vào một lĩnh vực hoặc một địa phương, ví dụ như tăng cường khả năng cạnh
    tranh của các doanh nghiệp du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, quản lý
    nhà nước về du lịch, phát triển kinh doanh lưu trú trong du lịch
    Luận án nghiên cứu để tìm ra giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn Tây
    Nguyên một cách tổng thể, toàn diện, điểm mới là nghiên cứu trên một địa bàn có
    mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tác giả luận án kế thừa, vận dụng những luận điểm
    các công trình đã nghiên cứu trước đây, từ đó đưa ra hướng nghiên cứu cho mình.
    Mục tiêu của luận án là đưa ra các quan điểm phát triển, định hướng phát triển, giải
    pháp phát triển du lịch phù hợp với điều kiện phát triển của Tây Nguyên, chính vì
    vậy tác giả xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận dựa trên các cứ liệu mà tác
    giả thu thập, phân tích, từ đó nâng cao tính khoa học và thực tiễn của luận án.
    3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận án
    Trên cơ sở lý luận chung về du lịch, đề tài đi sâu phân tích, đánh giá tiềm
    năng và thực trạng về du lịch trên địa bàn Tây Nguyên. Từ đó đề xuất quan điểm,
    mục tiêu, giải pháp các kiến nghị phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020, góp
    phần đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng vào
    quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tây Nguyên.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: ngành du lịch 5 tỉnh Tây Nguyên.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về không gian: toàn bộ hoạt động du lịch trên địa bàn Tây Nguyên
    + Về thời gian: Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn Tây
    Nguyên giai đoạn 2000 - 2010, định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020. 5

    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng các phương pháp sau đây:
    - Phương pháp biện chứng duy vật: nghiên cứu phát triển du lịch Tây
    Nguyên trong mối quan hệ hữu cơ với du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam, với
    các lĩnh vực hoạt động khác.
    - Phương pháp duy vật lịch sử: hoạt động du lịch được nghiên cứu giai đoạn
    2001-2010 trong khu vực Tây Nguyên.
    - Phương pháp tổng hợp: toàn bộ hoạt động liên quan đến du lịch để khái
    quát và đánh giá.
    - Phương pháp hệ thống: phân tích hệ thống các hoạt động du lịch để đáp
    ứng thực trạng đi đến đưa ra các giải pháp phù hợp.
    - Phương pháp thống kê: sử dụng các số liệu đang hoạt động du lịch để phân
    tích và so sánh.
    - Phương pháp điều tra, khảo sát: tiến hành nghiên cứu một số thực tiễn hoạt
    động du lịch ở địa phương; phỏng vấn các doanh nghiệp và du khách về du lịch.
    6. Đóng góp mới của luận án
    - Hệ thống hóa các khái niệm về du lịch, thị trường du lịch, chức năng và
    phân loại các thị trường du lịch. Đồng thời, luận án đưa ra 13 loại hình du lịch phổ
    biến hiện nay trên thế giới; làm rõ sản phẩm du lịch và mối quan hệ giữa tài nguyên
    du lịch hấp dẫn với sản phẩm du lịch hấp dẫn và thị trường du lịch hấp dẫn. Phân
    tích kênh phân phối sản phẩm lữ hành và hệ thống các doanh nghiệp lữ hành tại thị
    trường nhận khách và giữ khách, vận dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Làm rõ
    những lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về dịch vụ, du lịch làm cơ sở lý luận cho
    định hướng phát triển du lịch. Phân tích vai trò của du lịch đối với tăng trưởng kinh
    tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các tác động tới ngành kinh tế, xã hội khác. Tác
    động giữa hội nhập kinh tế quốc tế và du lịch, những yêu cầu nhằm đáp ứng phát 6

    triển du lịch trong tiến trình hội nhập. Luận án làm rõ khái niệm, mục tiêu, nội dung
    và điều kiện phát triển du lịch bền vững.
    - Đánh giá toàn diện tiềm năng và cơ sở phát triển du lịch, vị trí, vai trò và
    lợi thế của du lịch Tây Nguyên trong phát triển vùng và quốc gia. Làm rõ thực trạng
    hoạt động du lịch trên địa bàn qua lượng khách và thu nhập từ du lịch; cơ sở vật
    chất cho du lịch; khai thác tài nguyên du lịch phát triển các loại hình sản phẩm du
    lịch. Luận án đánh giá về tổ chức không gian lãnh thổ, công tác xúc tiến, quảng bá
    liên kết; đầu tư phát triển du lịch; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực và
    cơ chế, chính sách, quản lý nhà nước về du lịch. Đồng thời, luận án phân tích tác
    động của du lịch với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    và hội nhập kinh tế quốc tế. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
    của du lịch Tây Nguyên.
    - Dự báo xu hướng phát triển du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam đến năm
    2020 và tầm nhìn đến năm 2030; định hướng phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên
    đến năm 2020 làm cơ sở cho hoạch định phát triển du lịch Tây Nguyên. Luận án đề
    xuất bảy quan điểm phát triển, các mục tiêu và bảy định hướng để phát triển du lịch
    Tây Nguyên đến năm 2020.
    Luận án đưa ra chín giải pháp để phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm
    2020 trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Một là, xây dựng chiến lược thị trường du lịch.
    Hai là, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
    Ba là, công tác xúc tiến và quảng bá du lịch.
    Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch.
    Năm là, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng.
    Sáu là, đầu tư và thu hút vốn đầu tư.
    Bảy là, tổ chức quản lý nhà nước về du lịch. 7

    Tám là, nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khách sạn, nhà hàng.
    Chín là, phát triển các hình thức liên kết các doanh nghiệp du lịch trên địa
    bàn khu vực Tây Nguyên.
    Đồng thời để thực hiện tốt các giải pháp, luận án đã có 04 kiến nghị với
    Chính phủ, Bộ, Ngành và 03 kiến nghị với các cơ quan quản lý các tỉnh Tây
    Nguyên.
    7. Bố cục luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
    đề tài được chia làm 3 chương:
    ã Chương 1. Cơ sở lý luận chung về du lịch.
    ã Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn Tây Nguyên.
    ã Chương 3. Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 trong quá trình
    hội nhập kinh tế quốc tế.

    MỤC LỤC
    PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    LỜI CAM ĐOAN .
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    PHẦN MỞ ĐẦU .1
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 1
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
    3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận án 4
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    5. Phương pháp nghiên cứu 5
    6. Đóng góp mới của luận án .5
    7. Bố cục luận án 7
    CHƯƠNG 1 8
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH 8
    1.1. Du lịch và thị trường du lịch 8
    1.1.1. Du lịch và đặc điểm ngành du lịch 8
    1.1.2. Thị Trường du lịch, chức năng và phân loại thị trường du lịch .13
    1.1.2.1. Khái niệm chung về thị trường du lịch .13
    1.1.2.2. Chức năng của thị trường du lịch .14
    1.1.2.3. Phân loại thị trường du lịch theo một số tiêu thức thông dụng 15
    1.1.3. Khái niệm về khách du lịch, loại hình du lịch .17
    1.1.3.1. Khách du lịch 17
    1.1.3.2. Loại hình du lịch 19
    1.1.4. Khái niệm sản phẩm du lịch, điểm du lịch .23
    1.1.4.1. Sản phẩm du lịch 23
    1.1.4.2. Điểm du lịch .24
    1.1.5. Kênh phân phối sản phẩm lữ hành trên thị trường du lịch quốc tế 25
    1.1.5.1. Hệ thống các kênh phân phối sản phẩm lữ hành quốc tế .25
    1.1.5.2. Hệ thống đại lý bán lẻ tại các thị trường gửi khách .27
    1.1.5.3. Hệ thống các doanh nghiệp lữ hành tại các thị trường gửi khách .29
    1.1.5.4. Hệ thống các doanh nghiệp lữ hành tại thị trường nhận khách .30
    1.1.5.5. Một số vận dụng đối với các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam .31
    1.2. Vị trí, vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 32
    1.2.1. Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào nghiên cứu dịch vụ du lịch .32
    1.2.2. Vị trí của ngành du lịch 34
    1.2.3. Vai trò của ngành du lịch .36
    1.2.3.1. Vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế .36
    1.2.3.2. Vai trò du lịch trong lĩnh vực văn hoá - xã hội .39
    1.2.4. Tác động giữa hội nhập kinh tế quốc tế và du lịch 41
    1.3. Phát triển du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế .45
    1.3.1. Phát triển bền vững 45
    1.3.2. Phát triển du lịch bền vững 46
    1.3.3. Các điều kiện phát triển du lịch .48
    CHƯƠNG 2 50
    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN .50
    2.1. Tổng quan về Tây Nguyên .50
    2.1.1 Tài nguyên tự nhiên của Tây Nguyên .51
    2.1.1.1. Địa hình, đất đai, khoáng sản .51
    2.1.1.2. Thuỷ văn 51
    2.1.1.3. Rừng Tây Nguyên 52
    2.1.1.4. Khí hậu 53
    2.1.2. Tài nguyên nhân văn của các tỉnh Tây Nguyên .54
    2.1.2.1. Nếp sống nương rẫy 54
    2.1.2.2. Lễ hội 55
    2.1.2.3. Văn hóa kiến trúc 56
    2.1.2.4. Văn hóa dân gian 58
    2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật 60
    2.1.3.1. Về giao thông 60
    2.1.3.2. Hệ thống cấp điện .62
    2.1.3.3. Hệ thống cấp nước 62
    2.1.3.4. Hệ thống bưu chính viễn thông .62
    2.1.4. Cơ sở hạ tầng xã hội 62
    2.1.4.1. Cơ sở đào tạo và nghiên cứu 62
    2.1.4.2. Các công trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe .64
    2.1.4.3. Hệ thống ngân hàng, tín dụng 64
    2.1.5. Vị trí của du lịch Tây Nguyên trong hệ thống du lịch Việt Nam 64
    2.1.5.1. Lợi thế so sánh của du lịch Tây Nguyên .64
    2.1.5.2. Về tài nguyên du lịch 65
    2.1.5.3. Về cơ sở hạ tầng .66
    2.1.5.4. Vị trí, vai trò của du lịch Tây nguyên trong chiến lược phát triển vùng và
    quốc gia 66
    2.1.5.5. Điều kiện kinh tế - xã hội 67
    2.1.6. Các nguồn lực khác 69
    2.2. Thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn Tây Nguyên .70
    2.2.1. Khách du lịch và thu nhập từ du lịch .70
    2.2.2. Cơ sở vật chất cho du lịch 76
    2.2.3. Khai thác tài nguyên du lịch phát triển loại hình sản phẩm du lịch .78
    2.2.4. Tổ chức không gian lãnh thổ .80
    2.2.5 Công tác xúc tiến, quảng bá liên kết phát triển du lịch .81
    2.2.6. Đầu tư phát triển du lịch 83
    2.2.6.1. Chính sách thu hút đầu tư du lịch .83
    2.2.6.2. Đầu tư phát triển du lịch .87
    2.2.7. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch .89
    2.2.8. Quản lý Nhà nước về du lịch và cơ chế, chính sách phát triển du lịch 90
    2.3. Tác động của du lịch đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch
    cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế 93
    2.3.1. Tác động của du lịch đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên 93
    2.3.2. Tác động của du lịch đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 96
    2.3.3. Tác động của du lịch với hội nhập kinh tế quốc tế 98
    2.4. Đánh giá chung về các điểm mạnh, điểm yếu; cơ hội và thách thức trong phát
    triển du lịch Tây Nguyên .99
    2.4.1. Điểm mạnh, điểm yếu 99
    2.4.1.1.Điểm mạnh .99
    2.4.1.2. Điểm yếu .103
    2.4.2. Cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch các tỉnh Tây Nguyên đến năm
    2020 .108
    2.4.2.1. Những cơ hội .108
    2.4.2.2. Những thách thức 109
    CHƯƠNG 3 PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 TRONG
    QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 115
    3.1. Dự báo phát triển du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam đến năm 2020 . 115
    3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển du lịch thế giới và khu vực đến năm 2020 .115
    3.1.1.1. Tình hình chung của du lịch thế giới 115
    3.1.1.2. Xu hướng phát triển của du lịch thế giới 116
    3.1.1.3. Xu hướng phát triển du lịch vùng châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam
    đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 .117
    3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên đến năm 2020 122
    3.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển du lịch Tây Nguyên
    đến năm 2020 125
    3.2.1. Quan điểm phát triển du lịch 125
    3.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch .126
    3.2.3. Định hướng phát triển du lịch 127
    3.3. Các giải pháp để phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 .128
    3.3.1. Xây dựng chiến lược thị trường cho phát triển du lịch Tây Nguyên .128
    3.3.1.1 Thị trường mục tiêu của du lịch Tây Nguyên 129
    3.3.1.2 Xác định chiến lược các sản phẩm du lịch 132
    3.3.2. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch .140
    3.3.3. Giải pháp về công tác xúc tiến quảng bá du lịch .143
    3.3.4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch 146
    3.3.5. Giải pháp phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng .148
    3.3.6. Giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư 150
    3.3.7. Giải pháp tổ chức quản lý nhà nước về du lịch .155
    3.3.8. Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khách sạn, nhà hàng 158
    3.3.9. Phát triển các hình thức liên kết các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn khu vực
    Tây Nguyên 160
    3.4. Kiến nghị 168
    3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ngành 168
    3.4.2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý các tỉnh Tây Nguyên 169
    KẾT LUẬN .170
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
    LUẬN ÁN .
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. Tiếng Việt .
    B. Tiếng nước ngoài .
    DANH MỤC PHỤ LỤC
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    DANH MỤC PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...