Chuyên Đề luận án sơn công nghiệp

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương II: Giới thiệu về sơn

    2.1 Khái quát lịch sử ra đời của sơn

    Từ hàng nghìn năm trước, sơn đã được sử dụng ở các cung đình châu Á. Nhưng chúng không phải là sơn bảo vệ mà chỉ mang tính chất trang trí là chủ yếu. Dầu được sử dụng chủ yếu là dầu thông, vecny hoặc dịch từ nhựa kiến. Ở châu Âu đã sử dụng dầu thô từ thế kỷ 8. Vào khoảng thế kỷ 18-19 , hoá chất đã bắt đầu được sử dụng vào việc bảo vệ bề mặt.
    Đầu thế kỷ 20, kỹ thuật sơn đã ra đời gắn liền với nó là sự ra đời của nhựa Phenolfolmandehit. Từ đó đến nay dầu thiên nhiên dần dần được thay thế bằng các chất nhân tạo ( nhựa tổng hợp).

    2.2 Định nghĩa về sơn.

    Sơn là hoá chất mà sau khi khô tạo nên trên bề mặt vật được sơn một lớp màng kín, bám chắc vào bề mặt vật liệu nhằm mục đích chính là bào vệ , trang trí và ngoài ra còn một số tác dụng đặc chủng khác.
    Mục đích bảo vệ: lớp màng mỏng sơn cách li vật với môi trường bên ngoài, ngăn không cho vật tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân phá huỷ từ môi trường như tia tử ngoại, ăn mòn acid, ăn mòn điện hoá tăng khả năng chịu mài mòn, va đập.
    Mục đích trang tri: vật được bao phủ máng sơn có màu sắc đẹp, tăng độ bóng, làm mẫu mã của sản phẩm phong phú hơn.
    Một số tác dụng đặc chủng khác của sơn như: sơn có tác dụng phản quang, sơn chịu nhiệt .

    2.3 Các loại sơn cơ bản.

    2.3.1 Sơn dầu:
    Thành phần chính là dầu thực vật, dầu lanh hay dầu gỗ. Sơn dầu tạo ra một lớp polyme bảo vệ trên bề mặt vật liệu. Để tăng tốc độ của quá trình khô sơn người ta cho vào sơn chất mau khô.

    2.3.2 Sơn xenlulo:
    Thành phần chủ yếu là Nitro xenlulo được hoà tan chủ yếu trong etylen axeton (có nhiệt độ sôi thấp). Do đó có tính bốc hơi cao nên sơn mau khô, thường từ sau 30-60 phút.

    2.3.3 Sơn tổng hợp :
    Thành phần chính của sơn là nhựa tổng hợp. Sơn tổng hợp có ưu điểm của 2 loại sơn trên đồng thời khắc phục được các nhược điểm.
    Ngoài ra hiện nay người ta còn phân chia sơn dựa vào gốc của chất tạo màng như:
    § Sơn micro
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...