Tiểu Luận Lụa - Lịch sử ra đời, phương pháp sản xuất, các đặc tính và ứng dụng của lụa

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lụa - Lịch sử ra đời, phương pháp sản xuất, các đặc tính và ứng dụng của lụa



    Lời giới thiệu

    Trong quá trình hình thành và phát triển chung thì mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc thù và riêng biệt. Chính những nét tinh tế này đã góp phần làm cho cuộc sống thêm phong phú và sinh động. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã giúp cho cuộc sống của chúng ta ngày càng văn minh, hiện đại, nhu cầu hưởng thụ cái đẹp ngày càng cao,quan niệm “ăn chắc, mặc bền” đã được thay bằng “ăn ngon, mặc đẹp”. Cùng với các quốc gia trên thế giới Việt Nam cũng có rất nhiều mặt hàng thời trang được ưa chuộng, trong đó vải Lụa là một ví dụ điển hình. Với mong muốn tìm hiểu và chia sẻ những hiểu biết nhỏ bé của mình về vải lụa mà em quyết định chọn đề tài này. Dưới đây là phần nội dung cụ thể.

    Khái niệm Lụa - Lịch sử ra đời của Lụa

    Lụa là một loại vải mịn, mỏng được dệt bằng tơ. Loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Người ta nuôi tằm, lấy tơ xe sợi dệt thành lụa. Đây là một nghề có từ rất lâu đời và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lụa đã từng là thứ đắt tiền chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Lụa đã được vận chuyển từ Trung Quốc và bán cho các nước phương Tây thông qua con đường tơ lụa.

    Do có cấu trúc dạng lăng kính tam giác, lụa phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó với nhiều góc độ khác nhau tạo nên vẻ óng ánh đặc trưng.

    Tơ "tự nhiên" được tạo ra bởi một loài sâu bướm chứ không phải tằm dâu. Nó được gọi là "tự nhiên" vì người ta không thể nuôi loài sâu bướm này như tằm dâu được. Từ rất xưa, nhiều loại lụa tự nhiên đã được dùng ở Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu mặc dù không nhiều bằng lụa từ tằm dâu. Ngoài khác nhau về màu sắc và kết cấu, lụa tự nhiên còn có một đặc điểm khác nữa là: bướm nở ra trước có thể làm hỏng các kén khác nên những sợi tơ dài tạo nên các kén đó sẽ bị đứt ra thành nhiều sợi ngắn hơn. Khi nuôi tằm dâu, người ta nhúng các nhộng vào nước sôi trước khi bướm hình thành hoặc xâu từng con một bằng kim nên cả kén còn nguyên sẽ được tháo ra thành một sơi dài liên tục. Nhờ vậy mà vải dệt từ loại lụa này sẽ chắc hơn. Lụa tự nhiên cũng khó nhuộm hơn.

    Để tìm hiểu về lịch sử cũng như quá trình phát triển của nghề dệt lụa chúng ta tìm hiểu về nghề dệt lụa của hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam. Nếu như Trung Quốc được coi là cái nôi của nghề dệt lụa thì Việt Nam ta cũng có làng lụa Vạn Phúc là niềm tự hào.

    Nghề dệt Lụa ở Trung Quốc

    Nghề dệt lụa xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, có thể từ rất sớm khoảng năm 6000 TCN nhưng chắc chắn là khoảng năm 3000 TCN là đã có. Ban đầu, chỉ có vua mới được dùng hoặc ban tặng cho người khác; tuy nhiên sau đó thì lụa dần dần được các tầng lớp xã hội ở Trung Quốc dùng, ở nhiều nơi rồi lan ra đến các vùng khác của châu Á. Lụa nhanh chóng trở thành một thứ hàng cao cấp ở những nơi mà thương nhân người Hoa đặt chân tới, bởi nó bền và có vẻ đẹp óng ánh. Nhu cầu về lụa thì nhiều và nó trở thành một ngành thương nghiệp xuyên quốc gia. Tháng 7 năm 2007, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những mẫu vải lụa được dệt và nhuộm một cách tinh xảo trong một ngôi mộ ở tỉnh Giang Tây có từ đời nhà Đông Chu, cách đây khoảng 2500 năm.

    Bằng chứng đầu tiên về việc mua bán tơ lụa là việc phát hiện sợi tơ trong tóc của một xác ướp Ai Cập. Lụa đã được đưa tới tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Đông, châu Âu và Bắc Phi thông qua con đường tơ lụa nổi tiếng.

    Các vị vua Trung Hoa đã cố gắng giữ bí mật nghề nuôi tằm nhằm giữ thế độc quyền của người Trung Hoa. Tuy nhiên người Triều Tiên đã học được nghề này vào khoảng năm 200 T.C.N, sau đó là người Khotan cổ vào khoảng nửa đầu thế kỷ 1 C.N. và người Ấn Độ khoảng năm 300 C.N.
     
Đang tải...