Thạc Sĩ Lựa chọn và khai thác đề tài lịch sử trong tiểu thuyết gió lửa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: LỰA CHỌN VÀ KHAI THÁC ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT GIÓ LỬA
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. lịch sử vấn đề. 3
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 6
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 6
    5. Phương pháp nghiên cứu. 6
    6. Cấu trúc luận văn. 7
    PHẦN NỘI DUNG 8
    CHƯƠNG I: TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ Ở VIỆT NAM 8
    1. Một số quan niệm về tiểu thuyết lịch sử. 8
    2. Điểm qua sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam 16
    3. Khái quát xu hướng tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam từ đổi mới 21
    CHƯƠNG II: LỰA CHỌN VÀ KHAI THÁC ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT GIÓ LỬA. 28
    1. Quan niệm viết tiểu thuyết lịch sử của Nam Dao. 28
    1.2. Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử. 28
    1.2. Quan niệm xây dựng tiểu thuyết lịch sử. 31
    1.3. Quan niệm về vị trí, vai trò của nhà văn. 33
    2. Lựa chọn giai đoạn lịch sử. 35
    2.1. Lựa chọn giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc với những vấn đề lịch sử hệ trọng 35
    2.2. Lựa chọn khám phá những sự kiện tiêu biểu của lịch sử. 36
    3. Tái hiện lịch sử và khám phá những vấn đề của lịch sử. 38
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    3.1. Vấn đề đổi mới dân tộc. 39
    3.2. Vấn đề lựa chọn và hành xử trước những thời khắc quyết định của lịch sử 42
    3.3. Vấn đề thống nhất đất nước. 46
    4. Vấn đề số phận cá nhân trong những xung đột lịch sử. 47
    4.1. Số phận những cá nhân dám vượt lên hoàn cảnh lịch sử. 48
    4.2. Số phận những cá nhân trì trệ, bảo thủ. 53
    4.3. Số phận những cá nhân đợi thời và cơ hội 55
    4.4. Số phận của những con người nắm giữ quyền lực. 57
    4.5. Số phận của những con người là nạn nhân của những xung đột lịch sử 59
    CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM XÂY DỰNG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ 63
    1. Nhân vật 63
    1.1. Nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Gió lửa. 64
    1.2. Nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Gió lửa. 69
    2. Kết cấu. 72
    2.1. Kết cấu trần thuật trong tác phẩm Gió lửa. 72
    2.2. Kết cấu hình tượng trong tác phẩm Gió lửa. 75
    3. Nghệ thuật trần thuật 77
    3.1. Người trần thuật 78
    3.2. Điểm nhìn trần thuật 80
    3.3. Giọng điệu trần thuật 84
    PHẦN KẾT LUẬN 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Tiểu thuyết lịch sử là thể loại tiểu thuyết mới xuất hiện và được chú ý nhiều trong thế kỷ XX. Trong những năm vừa qua đề tài lịch sử luôn thu hút sự chú ý khám phá của nhiều thế hệ nhà văn cũng như độc giả. Nhìn lại nền văn học nước nhà có thể thấy, tiểu thuyết lịch sử đã có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển của văn xuôi dân tộc.
    Chúng ta đã từng biết đến những bộ tiểu thuyết: Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Thiên Nam liệt truyện (Bản dịch của Nguyễn Thị Thảo), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du), Hoàng Việt Long hưng ký (Ngô Giáp Đậu), Việt Nam tiểu sử (Lê Hoan),Trùng Quang tâm sử (Phan Bội Châu) Đó là những bộ tiểu thuyết viết bằng chữ Hán được nhiều người chú ý. Trong những bộ tiểu thuyết ấy, Hoàng Lê nhất thống chí được đánh giá là đỉnh cao của thể lại này.
    Bước sang nửa đầu thế kỷ XX, nền văn học chứng kiến sự nở rộ của tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Quốc ngữ với những tác phẩm có giá trị: Tiếng sấm đêm đông, Hai bà đánh giặc, Lê Đại Hành, Vua Bố Cái, Việt Thanh chiến sử (Nguyễn Tử Siêu), Lịch sử Đề Thám, Vua Tây – Chúa Nguyễn(Ngô Tất Tố), Bà chúa chè, Loạn kiêu binh (Nguyễn Triệu Luật), Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (Ngô Tất Tố), Đêm hội long trì, An tư (Nguyễn Huy Tưởng).
    Thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX, tiểu thuyết lịch sử đánh dấu sự trở lại với những cây bút đầy tâm huyết: Chu Thiên với Bóng nước hồ Gươm, Thái Vũ vớiCờ nghĩa Ba Đình Tác phẩm được chú ý và có nhiều dư âm: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung của Nguyễn Huy Tưởng.
    Từ sau đổi mới, hướng khai thác đề tài lịch sử trở lại, thu hút sự tham gia của nhiều cây bút thuộc nhiều thế hệ, trong nước cũng như ngoài nước. Có thể coi đó là sự trỗi dậy của tiểu thuyết lịch sử. Đầu những năm 90 của thế kỷ, tiểu thuyết lịch sử với đề tài phong phú, số lượng nhiều hơn đã tạo được dấu ấn đậm nét. Với những tác phẩm như: Ngôi vua và những chuyện tình, Người đẹp ngậm oan, Gươm thần Vạn Kiếp, Bão táp cung đình, Vằng vặc sao Khuê các nhà văn đã tạo ra những bước nhấn mới của thể loại tiểu thuyết này.
    Những năm cuối thế kỉ, những nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý tới tác phẩm Hồ Quí Ly (Nguyễn Xuân Khánh), tiếp đó là Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác) Các tác phẩm đã gây được tiếng vang và thổi những luồng gió mới vào dòng tiểu thuyết vốn đang gây nhiều chú ý.
    Gần đây nhất, năm 2010, một tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử đã được hội nhà văn trao giải A trong cuộc thi viết tiểu thuyết. Đó là tác phẩmHội thề của nhà văn Nguyễn Quang Thân. Điều đó chứng tỏ tiểu thuyết lịch sử đã có được sự phát triển, gây được chú ý với những thành công đáng ghi nhận.
    Như vậy chúng ta có thể thấy tiểu thuyết lịch sử có sự phát triển liên tục qua các giai đoạn văn học và ở mỗi thời kì đều có những thành tựu đáng ghi nhận. Những thành tựu của tiểu thuyết lịch sử cũng là một tiếng nói đóng góp vào sự phát triển của văn xuôi nước nhà. Trong những năm gần đây, tiểu thuyết lịch sử phát triển trở lại thể hiện những khám phá và tìm tòi mới. Không ít tác phẩm đã đạt những giải cao và được sự chú ý đón nhận của không ít độc giả cũng như những nhà nghiên cứu. Tiểu thuyết lịch sử không chỉ được quan tâm bởi các nhà văn trong nước mà còn thu hút sự chú ý của một số tác giả người Việt ở nước ngoài. Bên cạnh đó, chúng ta còn ghi nhận hiện tượng một số tác giả nước ngoài viết về lịch sử Việt Nam như trường hợp của văn sĩ người Pháp Yveline Féray. Tiểu thuyết Vạn xuân của Yveline Féray xuất hiện ở Việt Nam năm 1996. Tác phẩm thu hút được sự chú ý của người đọc không chỉ vì nó là một tác phẩm của người nước ngoài viết về lịch sử nước nhà mà còn vì những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật.
    Trong sự trở lại đầy sôi động ấy của tiểu thuyết lịch sử, Gió lửa xuất hiện như một thành tựu thể hiện những kết tinh nghệ thuật cũng như những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của thể loại. Với quan niệm và cách tiếp cận mới về lịch sử, tác giả Nam Dao đã đem đến cho người đọc sự trải nghiệm đầy hứng thú qua những trang viết sống động về một thời kì biến động của lịch sử dân tộc. Khi đánh giá về tác phẩm, tuy có nhiều ý kiến nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều thể hiện một cái nhìn cởi mở và sự nhiệt tình đón nhận đối với tiểu thuyết lịch sử này. Tác phẩm không chỉ có những đóng góp vào sự phát triển của thể loại mà còn góp tiếng nói vào sự phát triển của nền văn xuôi nước nhà. Vì vậy tìm hiểu Gió lửa, chúng ta không chỉ thấy được thành tựu phát triển của thể loại tiểu thuyết lịch sử qua một trường hợp thành công mà còn thấy được những đóng góp có giá trị của tiểu thuyết lịch sử vào sự phát triển của văn xuôi dân tộc.
    2. lịch sử vấn đề
    Trong những năm gần đây, chúng ta nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử. Trong số những công trình ấy, nhiều công trình có giá trị, thể hiện sự quan tâm của các nhà nghiên cứu tới thể loại này. Luận án tiến sĩ Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX đến 1945, dưới sự hướng dẫn của GS. Nguyễn Đình Chú, tác giả Bùi Văn Lợi đã có những đánh giá khái quát về thành tựu của thể loại tiểu thuyết lịch sử trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945.
    Đoàn Thị Hương trong bài Đọc Tổ quốc kêu gọi suy nghĩ về vấn đề khám phá và sáng tạo trong tiểu thuyết lịch sử đã đề cập tới những phương diện mới: sự kết hợp tinh thần nghiên cứu lịch sử nghiêm túc với sự sáng tạo nghệ thuật tương đối linh hoạt, sự vận dụng sử liệu một cách chủ động, sự sáng tạo hình tượng ở tiểu thuyết lịch sử.
    Trần Vũ trong bài viết Lịch sử trong tiểu thuyết, một tùy tiện ý thức đã đặt ra những câu hỏi khá bức xúc: tại sao tiểu thuyết phải y chang như thật vậy? Nhà văn, anh tìm thấy gì? Và có gì để trình bày với nhân loại. Những vấn đề trên được đặt ra không phải mới với thể loại tiểu thuyết nói chung nhưng với tiểu thuyết lịch sử lại là những vấn đề khiến nhiều người phải tranh cãi.
    Trong bài viết Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, ThS. Đỗ Hải Ninh đã có những đánh giá cũng như những lí giải khá thuyết phục về việc sử dụng lịch sử như một phương tiện để truyền tải tư tưởng, kinh nghiệm, suy ngẫm, triết lý của tác giả trong hai cuốn tiểu thuyết. Đánh giá sự thành công của hai cuốn tiểu thuyết đồng thời đưa ra một quan niệm mới về tiểu thuyết lịch sử tác giả bài viết khẳng định: “Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử co giãn và có tính tương đối, nó phụ thuộc vào quan điểm riêng của mỗi người. Nếu cứ vẽ một cái khuôn rồi ấn tác phẩm vào khuôn để phân tích thì e rằng sẽ khiên cưỡng.”
    Trong bài nghiên cứu Vạn Xuân, Hồ Quí Ly trên nền tiểu thuyết lịch sử, TS. Lại Văn Hùng đã nhận xét: “Nhìn chung lại, tiểu thuyết chữ Hán, tiểu thuyết lịch sử Quốc ngữ từ Nguyễn Tử Siêu qua Ngô Tất Tố, Nguyễn Triệu Luật đến Chu Thiên, Nguyễn Huy Tưởng đã cho thấy một quá trình hình thành và phát triển tương đối liên tục. Đấy cũng là quá trình tiến nhanh vào hiện đại của thể loại”.
    Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu một cách toàn diện về tiểu thuyết Gió Lửa của Nam Dao tuy nhiên ngay khi tác phẩm ra đời đã có một số ý kiến khác nhau.
    Phạm Trọng luật trên Hợp Lưu số 62 tháng 12 năm 2001 đã viết về Gió lửa như sau: “Gió Lửa là tiểu thuyết lịch sử, đúng như tác giả giới thiệu, tất nhiên. Nhưng Gió Lửa của Nam Dao không đơn giản chỉ là một truyện dài về những biến động và con người trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam, vào thời điểm Trịnh tàn Lê mạt ở cuối thế kỷ XVIII. Có gì trong mẫu hình văn hóa của chúng ta khiến đất nước này luôn luôn bị rình rập bởi một cuộc nội chiến? Đây là câu hỏi xuyên suốt từ quá khứ đến tương lai, mà bản thân tập truyện là lời giải đáp của chính tác giả. Bằng một câu hỏi tương tự, Nam Dao dường như muốn mời gọi độc giả thử nghiệm thêm một cách đọc khác. Với Gió Lửa ngoài lối thưởng thức thông thường về khả năng tưởng tượng hay nghệ thuật hư cấu trong tiểu thuyết, ngoài cả sự thẩm định về tính đích thực hay tính chính xác của lịch sử, hãy cùng tác giả suy ngẫm về sự lặp lại của một phong cách hành xử và sự thích đáng của một mô hình tâm lý xã hội trong tác phẩm”. Đó là những gợi mở ban đầu cho chúng ta cái nhìn mới về tiểu thuyết lịch sử Gió lửa.
    Cuộc thảo luận giữa Nam Dao và Nguyễn Mộng Giác về tiểu thuyết lịch sử đăng trên tạp chí Văn Học, số 197 năm 2002, đã gợi mở cho chúng ta những hướng tiếp cận khá cụ thể về tiểu thuyết Gió lửa cũng như những tiểu thuyết lịch sử khác. Bên cạnh việc đưa ra những quan niệm riêng của nhà văn về vấn đề lịch sử được sử dụng trong tác phẩm, Nam Dao đã khẳng định: “nay xin nói thêm về việc xây dựng tiểu thuyết lịch sử: Trong Gió Lửa, cái khung lịch sử đã được sử dụng như phương tiện cấu tạo tiểu thuyết, và sau đó thì tiểu thuyết lại là phương tiện để tác giả thể hiện những tư duy, biện minh và dự phóng cho chủ đề trên lịch sử (Gió Lửa nhằm giải thích một trong những nguyên nhân của cuộc nội chiến là cái tương quan giữa con người Việt Nam và quyền lực), tìm cách đến với độc giả, thuyết phục họ, nếu không được thì quyến rũ, khích động suy tư, gây ra những nghi vấn để tạo cái nhu cầu xét lại những điều tưởng đã là “đinh đóng cột” cho độc giả, không chỉ bằng và qua lý luận, mà vận dụng tất cả, từ cảm xúc đến trực giác, thậm chí từ những yếu tố siêu linh đến những cái ta thường gọi là mê tín dị đoan, nghĩa là bằng tổng hợp những chất người, thứ chỉ tiểu thuyết mới chuyên chở nổi.” Như vậy tác giả đã chỉ rõ rằng Gió Lửa sử dụng lịch sử như là một phương tiện để cấu tạo nên tiểu thuyết và tiểu thuyết lại là một phương tiện để chuyên chở những tư tưởng, suy tư, chiêm nghiệm của tác giả đến với người đọc. Vấn đề mà tác giả đem đến với độc giả trong Gió Lửa phải chăng là mối quan hệ giữa người Việt Nam và quyền lực, bên cạnh đó là nguy cơ chia rẽ dân tộc vẫn đang tiềm ẩn sâu trong tâm thức con người.
    Như vậy chúng ta có thể thấy Gió Lửa là tác phẩm có giá trị không chỉ về nghệ thuật mà còn chứa đựng những vấn đề có tính thời sự. Nghiên cứu tác phẩm có thể đem đến cho chúng ta cái nhìn mới về sự phát triển thể loại tiểu thuyết lịch sử đồng thời thấy được những đóng góp có giá trị vể mặt thể loại của tác phẩm.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiểu thuyết lịch sử Gió lửa của Nam Dao. Trong khuôn khổ luận văn và khả năng người nghiên cứu, chúng tôi không thể bao quát toàn bộ các vấn đề liên quan đến tiểu thuyết Gió lửa. Luận văn chủ yếu tập trung tìm hiểu tiểu thuyết Gió lửa ở những bình diện như: sự hư cấu, luận giải lịch sử; sáng tạo nhân vật lịch sử; nghệ thuật tiểu thuyết.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Chọn và triển khai đề tài: TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ GIÓ LỬA CỦA NAM DAO, chúng tôi nhằm thực hiện những nhiệm vụ sau:
    Một là, tìm hiểu khái quát về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đổi mới đến nay. Qua tìm hiểu tác phẩm Gió Lửa để thấy được sự phát triển của thể loại tiểu thuyết lịch sử không chỉ trong nước mà cả ở hải ngoại.
    Hai là, tìm hiểu đề tài lịch sử mà trọng tâm là việc xử lí chất liệu lịch sử ở tác phẩm Gió Lửa. Qua đó phần nào thấy được hướng phát triển của thể loại tiểu thuyết lịch sử với những đặc trưng riêng.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp loại hình, phương pháp thống kê được chúng tôi vận dụng để tổng hợp khái quát quá trình hình thành với những thành tựu nổi bật của tiểu thuyết lịch sử.
    - Phương pháp phân tích được vận dụng nhằm làm rõ những biểu hiện cách tân của tiểu thuyết lịch sử thể hiện qua một tác phẩm thành công.
    - Phương pháp so sánh được vận dụng nhằm chỉ ra những sáng tạo của tác giả trong việc khai thác chất liệu lịch sử.
    6. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương.
    Chương 1: Tiểu thuyết lịch sử và sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam
    1. Một số quan niệm về tiểu thuyết lịch sử.
    2. Điểm qua sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam.
    3. Khái quát xu hướng tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam từ đổi mới.
    Chương 2: Lựa chọn và khai thác đề tài lịch sử trong tiểu thuyết Gió Lửa.
    1. Quan niệm viết tiểu thuyết lịch sử của tác giả Nam Dao.
    2. Lựa chọn giai đoạn lịch sử.
    3. Tái hiện lịch sử và khám phá những vấn đề từ lịch sử.
    4. Vấn đề số phận cá nhân trong những xung đột lịch sử.
    Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết lịch sử.
    1. Nhân vật.
    2. Kết cấu.
    3. Nghệ thuật trần thuật.

    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG I
    TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
    CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ Ở VIỆT NAM
    1. Một số quan niệm về tiểu thuyết lịch sử
    Tiểu thuyết lịch sử là loại tiểu thuyết lấy các sự kiện, biến cố lịch sử làm đề tài. Nói cách khác, đây là một phân loại nhỏ chia theo đề tài của thể loại tiểu thuyết. Trong những năm gần đây, tiểu thuyết lịch sử đã được sự chú ý của các nhà văn cũng như nhà nghiên cứu. Tuy nhiên xung quanh thể loại tiểu thuyết vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi.
    Tiểu thuyết lịch sử xuất hiện khá sớm xong chưa có một khái niệm cụ thể nào được các nhà nghiên cứu thống nhất sử dụng. Hiện nay, giới nghiên cứu cũng như các nhà văn có rất nhiều quan niệm khác nhau về thể loại tiểu thuyết này.
    Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử chủ biên) đưa ra quan niệm về tiểu thuyết lịch sử như sau: “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại này” [11, tr.30]. Quan niệm này đã chỉ rõ đặc trưng cơ bản về đề tài của tiểu thuyết lịch sử. Đề tài lịch sử có thể được sử dụng ở nhiều tác phẩm văn học tuy nhiên ở tiểu thuyết lịch sử nó mang đặc trưng riêng. Để làm rõ điều này các tác giả cuốn Từ điển văn học, bộ mới (Lại Nguyên Ân, Nguyễn Huệ Chi) chỉ rõ: “Tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Lịch sử trong ‎ý nghĩa khái quát, là quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Các khoa học xã hội (cũng được gọi là khoa học lịch sử) đều nghiên cứu quá khứ của loài người trong tính cụ thể và đa dạng của nó. Tuy vậy, những tiêu điểm chú ‎ý của các sử gia cũng như các nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử, thường đều là sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội của cộng đồng quốc gia, trong quan hệ giữa các quốc gia như chiến tranh, cách mạng cuộc sống và sự nghiệp của các nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử” [tr.1725]. Như vậy chúng ta có thể thấy đề tài lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử là những vấn đề trọng đại của quốc gia dân tộc, liên quan đến sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của quốc gia dân tộc ấy. Các nhà tiểu thuyết lịch sử có quyền lựa chọn một giai đoạn lịch sử của một quốc gia dân tộc làm tiêu điểm để phản ánh. Các nhân vật lịch sử trong giai đoạn ấy có thể được nhà văn hư cấu, tưởng tượng tuy nhiên vẫn phải dựa trên những sử liệu xác thực để tôn trọng tính chân thực của thể loại.
    Cụ thể hơn Trần Nghĩa trong Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam đã viết: “Tiểu thuyết lịch sử cũng gọi là “lịch sử diễn nghĩa” gồm tác phẩm viết về đề tài lịch sử thông qua việc miêu tả nhân vật và sự kiện, tái hiện một cách nghệ thuật diện mạo xã hội và xu thế phát triển của lịch sử một thời, nhằm mang lại cho người đọc những khơi gợi bổ ích và mĩ cảm văn học. Về phương diện bút pháp, một mặt phải dựa vào lịch sử, nhưng mặt khác vẫn cho phép hư cấu trong chừng mực thích hợp, nhằm phát huy trí tưởng tượng làm cho sự thực lịch sử được thăng hoa thành chân thực nghệ thuật” [tr 34]. Quan niệm này không chỉ cho chúng ta một cách hiểu khái quát mà còn chỉ rõ phương thức phản ảnh đặc trưng được sử dụng trong tiểu thuyết lịch sử. Đó chính là việc tái hiện một cách nghệ thuật diện mạo xã hội và xu thế phát triển của lịch sử một thời thông qua việc miêu tả nhân vật và sự kiện lịch sử. Việc miêu tả và tái hiện đó không nhất thiết phải chính xác như lịch sử vốn có. Nhà tiểu thuyết có quyền hư cấu trong một chừng mực nhất định để đem đến mĩ cảm nghệ thuật cho người tiếp nhận. Đây là

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, HN
    2. Lại Nguyên Ân (10/2005), Tiểu thuyết hay lịch sử, Vietnam.net
    3. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 - 2000 những đổi mới cơ bản, Bxb Giáo dục, Hà Nội
    4. Nam Dao (1999), Gió lửa, Nxb Thivan Canada
    5. Nam Dao (28/03/2009), Hình như có điều gì , Nguồn: damau.org.
    6. Nam Dao và Nguyễn Mộng Giác (2002), “Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử”, Văn học Cali 197, đưa lên Da Màu 9/9/2008
    7. Trương Đăng Dung (1994), Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mĩ học của G. Lucas - Tạp chí Văn học số 5
    8. Phan Cự Đệ (2002), Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm của Helle S.haasse, Tạp chí Văn học số 3
    9. Phan Cự Đệ (2004) Tiểu thuyết lịch sử, Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục.
    10. Nguyễn Mộng Giác (2003), Sông Côn mùa lũ (2 tập), Nxb Văn học và Trung tâm Quốc học.
    11. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.
    12. Lại Văn Hùng (2002) Vạn Xuân, Hồ Quí Ly trên nền tiểu thuyết lịch sử; Nhìn lại Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
    13. Nguyễn Vi Khánh (18/9/2000), Về tiểu thuyết lịch sử, nguồn Vietnam.net.
    14. Nguyễn Xuân Khánh (2000), Hồ Quí Ly, Nxb Phụ nữ.
    15. Nguyễn Vy Khanh (13/6/2011), Về tiểu thuyết lịch sử: nhân đọc Sông Côn mùa lũ. Ngồn Webside vanchuongviet.org.
    16. Kundera (2001), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nxb Văn hóa thông tin - Trung tâm văn hóa Đông Tây.
    17. Phạm Trọng Luật (12/2001), Gió lửa mô hình xã hội học, tiểu thuyết lịch sử, Tạp chí hợp lưu số 62.
    18. Lukacs (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học (Trương Đăng Dung dịch), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1998).
    19. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975.
    20. Nguyễn Văn Long (2009), Văn học Việt Nam sau 1975 và việc giảng dạy trong nhà trường, Nxb Giáo dục Việt Nam.
    21. Nguyễn Tuyết Minh (2009), Tiểu thuyết lịch sử từ 1945 đến nay (Luận án tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Viện Văn học).
    22. Nguyễn Thị Tuyết Minh (16/12/2010), Khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975, Nguồn www.duytan.com.vn
    23. Hoài Nam (2008), Bàn về tiểu thuyết, Báo Văn nghệ số 45.
    24. Đỗ Hải Ninh (11/2006), Ngôn ngữ trong tiểu thuyết lịch sử, nguồn http://vanhocquenha.com
    25. Trần Đình Sử (1988), Dẫn luận Thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    26. Nguyễn Đình Thi (1964), Công việc của người viết tiểu thuyết, Nxb Văn học, Hà Nội
    27. Trần Vũ (13/6/2003), Lịch sử trong tiểu thuyết một tùy tiện ý thức, Nguồn www.giaodiem.com. (Trích từ Tạp chí Hợp lưu số 72).
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...