Luận Văn Lựa chọn sơ đồ công nghệ khoan tuần hoàn ngược trong khoan khai thác nước ngầm ở đồng bằng Nam Bộ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Công nghệ khoan tuần hoàn ngược là một trong những công nghệ khoan có
    hiệu quả rất cao khi khoan các giếng khoan khai thác nước quy mô lớn trong các vùng trầm tích
    bở rời.
    Các sơ đồ công nghệ khoan tuần hoàn ngược gồm:
     Bơm ép dung dịch vào khoảng vành khăn
     Bơm ly tâm.
     Bơm jet
     Bơm bằng máy nén khí
    Từ các cơ sở lý thuyết và thực tiễn áp dụng công nghệ tuần hoàn ngược vào sản xuất, phân
    tích và lựa chọn sơ đồ công nghệ phù hợp với vùng đồng bằng Nam Bộ
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Công nghệ khoan tuần hoàn ngược (THN) hiện nay được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên
    thế giới trong khoan khai thác nước dưới đất do tính hiệu quả cao của nó. Tuy nhiên, tại Việt
    Nam, do nhiều nguyên nhân khác nhau, công nghệ này chỉ mới được áp dụng tại Liên đoàn
    ĐCTV-ĐCCT miền Nam. Các giếng khoan được thi công bằng công nghệ THN có hiệu suất khai
    thác cao hơn rất nhiều so với các giếng được thi công bằng công nghệ thông thường. Công nghệ
    khoan THN có nhiều sơ đồ công nghệ khác nhau và việc lựa chọn sơ đồ phù hợp với mục đích và
    điều kiện thi công của giếng khoan có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức và tiến hành thi
    công có hiệu quả.
    2. CÁC SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ KHOAN TUẦN HOÀN NGƯỢC
    Các sơ đồ công nghệ khoan THN hiện đang được áp dụng gồm:
    o Bơm ép dung dịch vào khoảng vành khăn
    o Bơm ly tâm.
    o Bơm jet
    o Bơm bằng máy nén khí
    2.1 Duy trì sự tuần hoàn bằng việc ép dung dịch
    Phương pháp này được Fauck - một kỹ sư người Úc phát triển. Trong sơ đồ này (Hình 1),
    dung dịch khoan được máy bơm piston hoặc bơm ép có áp suất cao bơm vào khoảng không vành
    xuyến, cùng với mùn khoan chảy lên mặt đất bên trong bộ dụng cụ khoan. Phương pháp này
    thường được dùng khi khoan trong đá cứng vì áp lực bơm sẽ giúp tạo ra các khe nứt. Tuy nhiên,
    việc tổn thất dung dịch cũng là một vấn đề cần quan tâm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...