MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 4 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, THÔNG TIN KHÔNG CÂN XỨNG, LỰA CHỌN ĐỐI NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC 8 1. Thị trường chứng khoán 8 1.1. Khái niệm 8 1.2. Chức năng, cơ cấu và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 9 1.2.1. Chức năng 9 1.2.2. Cơ cấu của thị trường chứng khoán 10 1.2.3. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 12 1.3. Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán 13 1.3.1. Tổ chức phát hành 13 1.3.2. Nhà đầu tư 13 1.3.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán 14 2. Thông tin không cân xứng 15 2.1. Khái niệm về thông tin không cân xứng 15 2.2. Cân bằng thị trường trong điều kiện không cân xứng về thông tin 19 2.2.1. Cân bằng thị trường trong điều kiện thông tin đầy đủ 21 2.2.1.1. Cân bằng chung 21 2.2.1.2. Cân bằng riêng 23 2.2.2. Cân bằng thị trường trong điều kiện thông tin không cân xứng 24 2.2.2.1. Cân bằng chung 25 2.2.2.2. Cân bằng riêng 26 3. Lựa chọn đối nghịch 29 3.1. Khái niệm 29 3.2. Sự hình thành lựa chọn đối nghịch 29 4. Rủi ro đạo đức 32 4.1. Khái niệm 32 4.2. Nguyên nhân xuất hiện rủi ro đạo đức 33 5. Tác động của thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đối với nền kinh tế 36 5.1. Tác động của thông tin không cân xứng và lựa chọn đối nghịch 36 5.2. Tác động của rủi ro đạo đức 37 CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ THÔNG TIN KHÔNG CÂN XỨNG, LỰA CHỌN ĐỐI NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 40 1. Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi thành lập đến nay 40 1.1. Tổng quan tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam 40 1.2. Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán trong hai năm gần đây 41 1.2.1. Thị trường chứng khoán trong năm 200 41 1.2.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam 10 tháng đầu năm 2003 44 1.2.2.1. Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm 2003 44 1.2.2.2. Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán 10 tháng đầu năm 2003 44 2. Những dấu hiệu về thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam 47 2.1. Những hạn chế trong việc công bố thông tin và quản lý công bố thông tin là nguyên nhân xuất hiện thông tin không cân xứng 47 2.2. Chênh lệch giữa giá phát hành lần đầu (hoặc giá phát hành thêm) với giá giao dịch thị trường của chứng khoán 51 2.3. Giá cả cổ phiếu và chỉ số VN-Index không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết và thực tế giao dịch trên thị trường 53 2.4. Những dấu hiệu giao dịch nội gián – một biểu hiện của rủi ro đạo đức 55 3. Những tác động của vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam 59 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG TIN KHÔNG CÂN XỨNG, LỰA CHỌN ĐỐI NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 61 1. Khuyến khích thành lập các công ty sản xuất và bán thông tin 61 2. Tăng cường sự điều hành của Chính phủ để làm tăng thông tin trên thị trường chứng khoán 62 3. Khuyến khích thành lập các trung gian tài chính, đặc biệt là các quỹ đầu tư chứng khoán 63 KẾT LUẬN 65 PHỤ LỤC 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 LỜI NÓI ĐẦU Trong các giao dịch tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng, thông tin giữ vai trò thiết yếu. Nhân tố quan trọng quyết định quy mô, hình thức và hiệu quả của mỗi giao dịch chính là mức độ cân xứng về thông tin giữa các bên liên quan. Xét trên tầm vĩ mô, nếu các bên tham gia của bất kỳ giao dịch tài chính nào trong nền kinh tế đều có đầy đủ thông tin quá khứ, hiện tại và tương lai liên quan đến giao dịch thì đồng vốn trong nền kinh tế luôn đến được các dự án đầu tư hiệu quả nhất. Thị trường tài chính khi đó thực hiện tốt nhất chức năng huy động và phân bổ vốn cho nền kinh tế. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải phát triển thị trường vốn hiệu quả nhằm cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Để có một thị trường vốn như thế, đòi hỏi trước mắt là phải xây dựng được một thị trường chứng khoán vững mạnh. Thị trường chứng khoán sẽ làm tăng tính thanh khoản của các công cụ huy động vốn, từ đó thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển. Mặt khác, thị trường chứng khoán khắc phục được đáng kể hạn chế về không gian, thời gian và quy mô trong việc huy động vốn. Nhận thức tầm quan trọng đó, sau nhiều cố gắng thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động ngày 20/7/2000, đánh dấu bước chuyển mình của thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên sau hơn ba năm hoạt động, những kết quả đạt được của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đáp ứng sự mong mỏi và kỳ vọng của cả nền kinh tế nói chung và giới đầu tư nói riêng. Khi bàn về thực trạng này, hầu hết các cuộc hội thảo, bài báo đều đề cập đến vấn đề thông tin. Cụ thể, đó là những hạn chế trong việc công bố thông tin thể hiện ở tính không kịp thời, thiếu chinh xác, không đầy đủ và chưa thống nhất về cách thức công bố thông tin. Chất lượng thông tin còn thấp là một yếu tố kìm hãm cầu chứng khoán. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, một hậu quả tất yếu của sự không cân xứng về thông tin. Để thị trường chứng khoán đi vào hoạt động vững mạnh, một điều không thể thiếu là phải hạn chế tối đa sự bất cân xứng về thông tin của các cuộc giao dịch. Đây là vấn đề đang thu hút nhiều sự chú ý và cần phải được giải quyết một cách tối ưu. Mục đích nghiên cứu Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu học thuyết thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên một số phân đoạn thị trường tài chính của các nhà kinh tế học trên thế giới, tôi nhận thức rằng giải quyết vấn đề thông tin không cân xứng là một yêu cầu thiết thực và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, phân tích và đánh giá mức độ không cân xứng về thông tin, khảo sát thực tế vấn đề rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi hoạt động đến nay. Do những hạn chế cả về chủ quan và khách quan nên luận văn chỉ hướng vào mục tiêu chủ yếu là phát hiện và phân tích sơ bộ những biểu hiện của ba nội dung trên. Dựa trên cơ sở đó, một số giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện vấn đề thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tôi cũng hy vọng những phát hiện này xẽ giúp ích cho các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn đề cập đến các khái niệm cơ bản nhất về chứng khoán và thị trường chứng khoán, đồng thời trình bày chi tiết học thuyết thông tin không cân xứng và các khái niệm liên quan. Những vấn đề lý thuyết trên sẽ được vận dụng vào tình hình cụ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi chính thức hoạt động cho đến nay (từ 28/7/2000 đến 31/10/2003). Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức là những hiện tượng kinh tế được các nhà kinh tế học trên thế giới nghiên cứu từ những năm 1960. Tuy nhiên, phải đến những năm 2000 vấn đề này mới thực sự được quan tâm và nghiên cứu sâu sắc. Các nghiên cứu gần đây tập trung vào việc xây dựng các mô hình toán và khảo sát thực trạng thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên một số phân đoạn của thị trường tài chính, phổ biến nhất là thị trường bảo hiểm. Các nghiên cứu đều đã đem lại những kết quả nhất định, đóng góp vào việc xây dựng một mô hình tổng thể của học thuyết thông tin không cân xứng. Thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đã có nhiều bài báo, luận văn, luận án và cả những công trình nghiên cứu cấp bộ, cấp nhà nước tham gia đóng góp, hoàn thiện hoạt động của thị trường. Tuy nhiên do trong giai đoạn mới hình thành còn quá nhiều việc phải làm nên chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng đóng vai trò chủ đạo trong luận văn vì những vấn đề đặt ra đều dựa trên cơ sở thực tế khách quan. Bên cạnh đó tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết (thông qua việc tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu); phương pháp quy nạp và diễn dịch. Với hy vọng mô hình hoá các quan hệ kinh tế, tôi đã cố gắng vận dụng phương pháp phân tích cung-cầu thông qua các mô hình cân bằng thị trường ở thị trường có thông tin không hoàn hảo của một số nhà kinh tế học trên thế giới. Lợi ích của luận văn Tôi hy vọng luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cho các nhà đầu tư và những người quan tâm đến thị trường chứng khoán, thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Đây cũng có thể là tài liệu giúp ích cho các nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề trên. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tôi tin tưởng rằng nghiên cứu này sẽ góp phần hoàn thiện vấn đề thông tin và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó tạo điều kiện trước mắt và lâu dài cho việc hoạt động và phát triển của thị trường. Kết cấu của luận văn Với các nội dung đã đề cập trên đây, luận văn được kết cấu như sau: Chương I: Lý luận chung về thị trường chứng khoán, thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Chương II: Vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương III: Một số nhận xét và đề xuất phương hướng giải quyết vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm thúc đẩy thị trường phát triển. Nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình từ Thạc sỹ Phạm Song Hạnh cùng với nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên do hạn chế về năng lực, thời gian và nguồn tài liệu trong khi vấn đề nghiên cứu còn khá mới mẻ và tinh tế nên những thiếu sót và nhầm lẫn là không thể tránh khỏi. Tôi rất cảm ơn và mong nhận được sự phê bình, góp ý và phát triển thêm từ các Thầy Cô giáo, những nhà nghiên cứu, bạn bè nhằm hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.