Tiểu Luận Lựa chọn giới tính khi sinh ở Việt Nam – Nhìn nhận vấn đề trong 20 năm tới dưới góc độ xã hội học

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài:
    Hãy chọn một vấn đề trong lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học gia đình để phân tích tập trung 3 điểm:
    - Tính bức xúc của vấn đề ( 2 điểm)
    - Giải thích trên cơ sở lý thuyết, dữ liệu, kết quả, nguyên nhân của vấn đề (3 đ)
    - Phân tích, biện luận có tính thuyết phục về xu hướng của vấn đề trong tương lai
    Bài Làm:
    “Lựa chọn giới tính khi sinh ở Việt Nam – Nhìn nhận vấn đề trong 20 năm tới dưới góc độ xã hội học”.
    Đặt vấn đề:
    Quy mô, chất lượng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của quốc gia trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế cũng như văn hóa xã hội. Ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dân số là mục tiêu hàng đầu của nhiều nước, đặc biệt là những nước đang phát triển và chịu nhiều tác động của việc tăng nhanh dân số như nước ta hiện nay. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra cho nhiều nước trên thế giới và Việt Nam là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, bất bình đẳng giới Đó là những hệ quả của việc sử dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến để xác định, lựa chọn giới tính thai nhi trước khi sinh của các cặp vợ chồng hiện nay.
    Ở Việt Nam hiện nay dưới sự cố gắng, nổ lực của Đảng và nhà nước, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ở nước ta thời gian qua đã đạt những kết quả quan trọng, đặc biệt tỷ lệ tăng dân số tự nhiên liên tục giảm, từ 2,1% (giai đoạn 1979 – 1989) xuống 1,21% năm 2010. Đây là cố gắng lớn của cả nước nói chung, của ngành dân số nói riêng. Tuy nhiên, mức sinh ở nước ta vẫn giảm chưa vững chắc. Một trong những nguyên nhân của việc tăng nhanh dân số là do tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn ăn sâu, bám rể trong suy nghĩ nhiều người Việt Nam. Điều đó khiến cho nhiều cặp vợ chồng đã lựa chọn sự can thiệp của các phương tiện kĩ thuật để biết giới tính của thai nhi trước khi sinh. [11]
    Lựa chọn giới tính thai nhi đang là vấn đề được các nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong lĩnh vực dân số đặc biệt quan tâm. Việc lựa chọn giới tính thai nhi đã dẫn đến một loạt vấn đề dân số nổi lên đó là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, hiện tượng nạo phá thai gia tăng và sự bất bình đẳng giới nghiêm trọng đang xảy ra ở nước ta hiện nay. Đây là bài toán đau đầu đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, các ban, ngành và toàn xã hội trong việc chung tay, góp sức nhằm giảm thiểu tình trạng trên.
    Các nghiên cứu thực tế cho thấy, xuất phát điểm đầu tiên của việc lựa chọn giới tính thai nhi là việc biết trước giới tính của thai nhi. Kết quả điều tra biến động dân số 2007 cho thấy tỷ lệ phụ nữ biết giới tính của thai nhi trước khi sinh chiếm 63,5%. Tỷ lệ này biến đổi qua các năm, năm 2003-2004 tỷ lệ phụ nữ biết giới tính của con mình trước khi sinh là 61%, đến năm 2005-2006 tỷ lệ này tăng lên đến 66%. Trong số những người biết trước giới tính thai nhi có 98% biết qua phương pháp siêu âm, tỷ lệ số người biết giới tính của con trong thời gian sau 16 tuần mang thai là 80%. Tỷ lệ các ca phá thai lựa chọn giới tính chiếm khoảng 8% là phụ nữ chưa có con trai. Báo cáo này cũng nhận định rằng nếu thừa nhận tỷ lệ phụ nữ chưa có con trai biết giới tính thai nhi trước sinh là 63,5% thì tỷ lệ phá thai lựa chọn sẽ vào khoảng 13%. (Thạc sĩ Vũ Thị Cúc. Viện gia đình và Giới Việt Nam. Dẫn theo UNFPA- Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại VN, 2009).
    Việc biết trước giới tính thai nhi cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ học vấn, nghề nghiệp, nhóm tuổi, khu vực sinh sống . Tỷ lệ phụ nữ thuộc nhóm tuổi từ 25 đến 39 biết giới tính thai nhi cao nhất chiếm khoảng 66%. Các bà mẹ trẻ có xu hướng ít quan tâm đến giới tính thai nhi hơn so với các bà mẹ ở nhóm tuổi trên 25 - 35 tuổi. Tỷ lệ phụ nữ có trình độ học vấn cao biết trước giới tính thai nhi cao hơn so vớ nhóm phụ nữ trình độ học vấn thấp (chỉ có gần 28% phụ nữ mù chữ biết trước giới tính của thai nhi). Nhóm phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa nơi kỹ thuật xác định giới tính trước sinh còn hạn chế phần lớn đều không biết về giới tính thai nhi (17,5% phụ nữ sinh con do bà đỡ hoặc người nhà, 23,5% phụ nữ không sinh con tại các cơ sở y tế không biết về giới tính thai nhi trước sinh). [12].
    Hệ quả đầu tiên của việc lựa chọn giới tính khi sinh mà chúng ta phải nói đến là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh :
    Mất cân bằng giới tính khi sinh là số trẻ trai sinh ra còn sống cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường so với 100 trẻ gái. Mất cân bằng giới tính khi sinh xảy ra khi tỷ số giới tính nam khi sinh lớn hơn 108 hoặc nhỏ hơn 103 so với 100 trẻ nữ.
    Tỷ lệ nam và nữ là nhân tố quan trọng của dân số bởi nam và nữ khác nhau ở cả góc độ tự nhiên lẫn góc độ xã hội. Những điểm khác biệt này giúp chúng ta phân công lao động hợp lý cũng như xây dựng mối quan hệ bình đẳng về giới. Theo quy luật tự nhiên, khi sinh ra thì tỷ lệ nam và tỷ lệ nữ khá cân bằng. Để đánh giá mức độ cân bằng giữa nam và nữ, người ta dùng chỉ tiêu “Tỷ số giới tính”, tức là số nam tương ứng với 100 nữ. Bình thường, tỷ số giới tính khi sinh ở mức 104 - 107 nam/100 nữ. Do tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai cao hơn trẻ em gái nên đến tuổi trưởng thành, tỷ lệ nam, nữ sẽ trở nên cân bằng. (Tỉ số giới tính khi sinh ở Việt Nam-các bằng chứng mới về thực trạng, xu hướng và những khác biệt. UNFPA.2010)
    Trên thế giới, đặc biệt ở một số nước châu Á theo báo cáo thống kê của tổ chức UNFPA-Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại VN, mất cân bằng giới tính khi sinh đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Dưới đây là bảng tỉ số giới tính khi sinh ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 2004-2009.
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Quốc gia
    [/TD]
    [TD]Tỉ số giới tính khi sinh
    [/TD]
    [TD]Thời kì
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...