Báo Cáo Lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện đông anh với công n

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT BÁO CÁO
    Theo ước tính của các cơ quan chức năng, hàng năm thành phố Hà Nội thải ra
    khoảng 950 nghìn tấn thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Nếu không có biện pháp xử lý thích
    hợp, lượng rác thải khổng lồ này sẽ trở thành thảm họa của đô thị. Hiện nay, có rất
    nhiều phương pháp xử lý CTRSH, trong đó chôn lấp là biện pháp được áp dụng rộng
    rãi nhất. Tuy nhiên, việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp CTRSH là một bài toán rất phức
    tạp đối với các nhà quy hoạch vì nó yêu cầu phải tính đến tác động tổng hợp của rất
    nhiều yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường. Để giải quyết vấn đề này thì
    phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCA) là một cách tiếp cận hiệu quả, theo đó mức
    độ ảnh hưởng của các yếu tố (chỉ tiêu) được chuyển hóa từ định tính sang định lượng
    thông qua các giá trị điểm số và trọng số, và hệ thông tin địa lý (GIS) sẽ là một công
    cụ đắc lực trợ giúp cho việc đánh giá các chỉ tiêu này.
    Đề tài đã xây dựng một quy trình công nghệ lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp
    CTRSH bằng MCA và GIS với ý tưởng chính là phân chia quá trình đánh giá thành 2
    giai đoạn: giai đoạn đầu sử dụng các chỉ tiêu dễ đánh giá để lọc ra những vị trí tiềm
    năng, giai đoạn sau so sánh chúng theo tất cả các chỉ tiêu để tìm ra vị trí tốt nhất. Quy
    trình này đã được áp dụng trên địa bàn huyện Đông Anh để đánh giá 16 chỉ tiêu về
    kinh tế, xã hội, môi trường, từ đó chỉ ra 4 địa điểm thích hợp để bố trí bãi chôn lấp
    CTRSH của huyện tại các xã Nam Hồng, Bắc Hồng, Thụy Lâm và Việt Hùng, trong
    đó địa điểm tại xã Thụy Lâm được coi là thích hợp nhất.
    Kết quả của đề tài cho thấy phương án quy hoạch bãi chôn lấp CTRSH tại xã
    Việt Hùng của UBND huyện Đông Anh có cơ sở khoa học tốt. Tuy nhiên, ngoài
    phương án này, chính quyền địa phương có thể xem xét bố trí bãi chôn lấp CTRSH ở 3
    địa điểm khác mà đề tài đã nêu ra (đặc biết chú ý đến địa điểm ở xã Thụy Lâm có tính
    thích hợp tốt hơn địa điểm tại xã Việt Hùng).
    2
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU .3
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM BỐ TRÍ
    BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT .5
    1.1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt và các phương pháp xử lý 5
    1.1.1. Khái niệm . 5
    1.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt . 5
    1.1.3. Các phương pháp xử lí chất thải rắn . 6
    1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt .9
    1.2.1. Các yếu tố tự nhiên . 9
    1.2.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội 10
    1.2.3. Các yếu tố cơ sở hạ tầng . 11
    1.3. Một số chỉ tiêu trong lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt 11
    1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về phương pháp lựa chọn
    địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt .12
    CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM BỐ TRÍ BÃI CHÔN LẤP
    CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT BẰNG GIS VÀ PHƯƠNG PHÁP
    PHÂN TÍCH ĐA CHỈ TIÊU .14
    2.1. Khái niệm về GIS .14
    2.2. Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCA) .15
    2.2.2. Phân nhóm các chỉ tiêu . 16
    2.2.3. Xác định trọng số các chỉ tiêu 17
    2.2.4. Tích hợp các chỉ tiêu 18
    2.3. Quy trình lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt 19
    CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM BỐ TRÍ BÃI CHÔN LẤP
    CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH .22
    3.1. Giới thiệu về khu vực nghiên cứu 22
    3.2. Lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt .23
    3.2.1. Căn cứ xác định vị trí bãi chôn lấp . 23
    3.2.2. Cơ sở dữ liệu thiết lập trong ArcGIS 24
    3.2.3. Các chỉ tiêu lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn 24
    3.2.4. Tính trọng số các chỉ tiêu . 26
    3.2.5. Đánh giá sơ bộ 28
    3.2.6. Lựa chọn cuối . 32
    3.3. So sánh kết quả của đề tài với phương án quy hoạch đã được phê duyệt của
    huyện Đông Anh 39
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .40
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .41
    3
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Theo ước tính của dự án 3RHN (http://www.3r-hn.vn/?option=mod_news&sel=detail&cid=12&view=20),
    hàng năm thành phố Hà Nội thải ra khoảng 950 nghìn tấn chất thải rắn thải sinh hoạt
    (CTRSH). Nhưng với tốc độ phát triển kinh tế chóng mặt như hiện nay thì con số này
    không dừng lại ở đây trong những năm tới. Như vậy, nếu không có biện pháp xử lí
    thích hợp, lượng rác thải khổng lồ trên sẽ trở thành thảm họa cho đô thị bởi nó sẽ gây
    ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, lãng
    phí sử dụng đất, . Hiện nay có khá nhiều phương pháp xử lý CTRSH, trong đó chôn
    lấp là một biện pháp được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế
    giới. Tuy nhiên, việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là
    một bài toán rất phức tạp đối với các nhà quy hoạch vì để giải bài toán nó, cần phải
    tính đến tác động tổng hợp của rất nhiều yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi
    trường. Bằng cách sử dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu chúng ta có thể tiếp cận
    được giải pháp cho bài toán trên. Qua đó, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được
    chuyển hóa từ định tính sang định lượng thông qua các giá trị trọng số và điểm số. Và hệ
    thông tin địa lý (GIS) là một công cụ đắc lực trợ giúp cho việc đánh giá các chỉ tiêu này.
    Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc
    sống của con người, các quốc gia đều chủ trương phát triển bền vững, phát triển kinh
    tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường và ổn định xã hội. Với những thành phố lớn như
    Hà Nội, đây luôn là vấn đề được các cấp chính quyền và cơ quan chức năng quan tâm.
    Đông Anh là một huyện ngoại thành nằm ở phía bắc thủ đô Hà Nội, có tốc độ
    phát triển kinh tế khá cao trong thời gian gần đây. Đằng sau lợi ích kinh tế từ những
    dự án đầu tư và quá trình đô thị hóa, vấn đề rác thải đang là một nỗi lo trong công tác
    quản lí đất đai và bảo vệ môi trường. Mặc dù huyện đã chủ trương thu gom rác thải
    đến tận các thôn làng, nhưng các bãi chôn lấp không được xử lí theo một quy trình kĩ
    thuật nào mà đa số là tận dụng những ao, hồ, . bỏ hoang. Việc tồn tại những bãi chôn
    lấp sai quy định, mất vệ sinh như vậy, không chỉ làm mất mỹ quan, gây khó khăn
    trong công tác quản lí đất đai, mà còn gây những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng
    trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng dân cư như: ô nhiễm nguồn nước, đất đai và không
    khí. Chính vì vậy, một nhiệm vụ hết sức cấp bách là cần quy hoạch những bãi chôn lấp
    hợp vệ sinh để giải quyết những bức xúc của người dân xung quanh vấn đề rác thải và
    quan trọng hơn cả là ngăn chặn hậu quả môi trường do nó gây ra.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu ứng dụng hệ thông tin địa lý (GIS) và phương
    pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCA) tìm địa điểm tối ưu để bố trí bãi chôn lấp chất thải
    4
    rắn sinh hoạt cho huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
    3. Nội dung nghiên cứu
    - Nghiên cứu tổng quan về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải
    rắn sinh hoạt.
    - Nghiên cứu phương pháp ứng dụng GIS và MCA trong bài toán lựa chọn vị trí
    tối ưu.
    - Thử nghiệm lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp CTRSH cho huyện Đông
    Anh, đối chiếu với phương án đã được lựa chọn của huyện.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: các nguồn tài liệu như giáo trình, sách
    chuyên khảo, mạng internet, báo chí, các bài viết trong và ngoài nước, . sẽ được
    nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các vấn đề liên quan đến đề tài.
    - Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu để xác định tầm quan trọng và tác động của
    các yếu tố có ảnh hưởng đến vị trí bãi chôn lấp CTRSH.
    - Phương pháp phân tích không gian bằng GIS
    - Phương pháp xin ý kiến chuyên gia để đánh giá vai trò của các yếu tố ảnh hưởng.
    - Phương pháp điều tra thực địa, phỏng vấn lấy ý kiến cộng đồng dân cư.
    5. Kết quả đạt được và ý nghĩa của đề tài
    Đề tài đã xây dựng được quy trình công nghệ ứng dụng GIS và phương pháp
    phân tích đa chỉ tiêu trong lựa chọn vị trí bãi chôn lấp CTRSH, từ đó áp dụng vào thực
    tế của huyện Đông Anh để tìm địa điểm bố trí bãi chôn lấp CTRSH cho huyện.
    Đề tài đã đưa ra được đánh giá khoa học về phương án quy hoạch bãi chôn lấp
    CTRSH đã được phê duyệt của huyện Đông Anh. Quy trình công nghệ và phương
    pháp đánh giá chỉ tiêu do đề tài đề xuất có thể được triển khai áp dụng trên các địa bàn
    khác để lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp CTRSH.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...