Thạc Sĩ Lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu cho nhóm các công ty ngành xây dựng và bất động sản niêm yết trên thị trư

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Với sự phát triển của TTCK Việt Nam trong 11 năm qua, số lượng các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng và bất động sản niêm yết ngày càng gia tăng. Hiện nay, số lượng các công ty thuộc nhóm ngành này niêm yết trên cả 2 sàn HOSE và HNX lên tới trên 130 công ty với tổng giá trị tài sản lên tới 247.254,6 tỷ đồng (số liệu năm 2010).
    Đặc thù của ngành xây dựng và bất động sản là đòi hỏi một lượng vốn lớn và dài hạn. Do đó, chính sách cơ cấu vốn trong doanh nghiệp sẽ có tác động không nhỏ đến khả năng thực thi các chiến lược kinh doanh, hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp đã tái cơ cấu vốn bằng cách phát hành một lượng lớn cổ phiếu trên TTCK để tăng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, xu hướng huy động vốn cổ phần ồ ạt để tăng vốn điều lệ nhằm mở rộng quy mô, đầu tư dàn trải mà không dựa trên chiến lược phát triển kinh doanh bền vững.
    Trong bối cảnh hiện nay, chính phủ thắt chặt chính sách tiền tệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng thì những công ty không có cơ cấu vốn hợp lý đã đối mặt với tình trạng kiệt quệ tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, tiềm ẩn khả năng nguy cơ phá sản. Căn cứ vào những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu cho nhóm các công ty ngành xây dựng và bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cuối khóa học.​​
    2. Sơ lược về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
    Trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về cơ cấu vốn, đặc biệt ở các nước phát triển, nơi mà có hệ thống thông tin minh bạch, đầy đủ và đáng tin cậy. Đối với các nước đang phát triển, nền kinh tế chưa phát triển toàn diện, hoạt động của các doanh nghiệp mang nhiều tính tự phát, việc nghiên cứu về cơ cấu vốn doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn.
    Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về cơ cấu vốn đã công bố, điển hình có thể kể đến: Nguyễn Thu Thủy (2005), “Các nhân tố quyết định sự lựa chọn cơ cấu vốn tại một số nước ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 327 (8/2005), 60-72, Viện Kinh tế học; Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008), Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM”, tạp chí Phát triển kinh tế của ĐHKT Tp.HCM tháng 12/2008; Trần Thị Thanh Tú (2010), “Tác động của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời – Phân tích kiểm chứng với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội” trong kỷ yếu hội thảo (tháng 6/2010) “Thị trường chứng khoán Việt Nam – 10 năm nhìn lại và xu hướng phát triển đến năm 2020” của Khoa Ngân hàng – Tài Chính, Đại học Kinh tế quốc dân. Các tác giả chủ yếu tập trung phân tích các nhân tố tác động đến sự lựa chọn cơ cấu vốn của doanh nghiệp nói chung, sử dụng các mô hình kinh tế lượng để kiểm chứng, đánh giá tác động của cơ cấu vốn tới các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, chưa có các nghiên cứu đầy đủ cho các công ty trong cùng một ngành, một lĩnh vực.​​
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu cơ cấu vốn của các công ty ngành xây dựng và bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam​​
    4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
    Làm rõ thực trang cơ cấu vốn của 130 công ty ngành xây dựng & bất động sản niêm yết trên TTCK VN trong 4 năm từ 2007 đến 2010 (trước năm 2007, số lượng các công ty XD và Bđs niêm yết là rất ít) và đề xuất các giải pháp khả thi để lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty này trong những năm tới
    Thời gian nghiên cứu: năm 2011.​​
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu những lý luận chung về cơ cấu vốn của doanh nghiệp
    - Phân tích và đánh giá thực trạng cơ cấu vốn của nhóm các công ty ngành xây dựng và bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2010.
    - Đề xuất mô hình kinh tế lượng để lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty ngành xây dựng và bất động sản niêm yết trên TTCK VN cùng các giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốn cho các doanh nghiệp này trong những năm tới​​
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài dự định sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây
    - Phương pháp định tính: Qua việc thu thập thông tin, dùng kỹ thuật thống kê mô tả để phân tích, đánh giá thực trang cơ cấu vốn của các công ty ngành xây dựng và bất động sản.
    - Phương pháp định lượng: Từ bộ dữ liệu thu thập của các công ty ngành xây dựng và bất động sản. Sử dụng phần mềm Eviews 4.0 và phương pháp bình phương nhỏ nhất (Least square – LS) để xác định hệ số hồi qui, trên cơ sở đó xây dựng phương trình các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các công ty này.
    - Tài liệu sử dụng trong luận văn gồm nguồn tài liệu thứ cấp (tự thu thập từ báo cáo tài chính của 130 công ty ngành xây dựng và bất động sản niêm yết trên TTCK VN trên trang web của sở giao dịch chứng khoán); nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập qua các giáo trình và các nghiên cứu được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng.​​
    7. Cấu trúc của luận văn.
    Ngoài trang bìa chính, bìa phụ, trang ghi ơn, phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau:
    v Chương I. Lý luận chung về cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp
    v Chương II. Thực trạng cơ cấu vốn của các công ty ngành xây dựng và bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
    v Chương III. Các giải pháp để lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty ngành xây dựng và bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm tới.
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
    DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH 7
    LỜI MỞ ĐẦU 8
    1. Tính cấp thiết của đề tài 8
    2. Sơ lược về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 8
    3. Đối tượng nghiên cứu. 9
    4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu. 9
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 9
    6. Phương pháp nghiên cứu. 10
    7. Cấu trúc của luận văn. 10
    CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY 12
    1. KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 12
    1.1. Khái niệm và phân loại nguồn vốn. 12
    1.1.1. Khái niệm 12
    1.1.2. Phân loại nguồn vốn:. 12
    1.2. Quyết định nguồn vốn trong doanh nghiệp. 16
    1.3. Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. 17
    2. KHÁI NIỆM CƠ CẤU VỐN VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH CƠ CẤU VỐN 19
    2.1. Khái niệm cơ cấu vốn:. 19
    2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn. 19
    2.3. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn. 21
    3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP 23
    3.1. Lý thuyết M&M . 23
    3.2. Lý thuyết đánh đổi (Trade-off theory) 24
    3.3. Lý thuyết về chi phí đại diện (Theory of agency costs) 26
    3.4. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymetric information theory) 27
    4. CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN 29
    4.1. Khái niệm và vai trò của cơ cấu vối tối ưu. 29
    4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn cơ cấu vốn của doanh nghiệp. 30
    4.3. Nguyên tắc hoạch định cơ cấu vốn tối ưu. 31
    5. ỨNG DỤNG KINH TẾ LƯỢNG TRONG VIỆC LỰA CHỌN CƠ CẤU VỐN 34
    o Quy trình phân tích kinh tế lượng. 35
    o Phân tích tương quan và thống kê mô tả. 35
    o Phương pháp ước lượng. 36
    6. KINH NGHIỆM LỰA CHỌN CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO CÁC CÔNG TY VIỆT NAM 36
    6.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 36
    6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các công ty Việt Nam 37
    CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 39
    1. TỔNG QUAN NGÀNH XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM . 39
    1.1. Sự phát triển của ngành xây dựng và bất động sản trong những năm qua. 39
    1.2. Đặc thù ngành XD và BĐS Việt Nam 41
    2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG & BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN TTCK VN 42
    2.1. Số lượng công ty trong ngành và quy mô vốn hóa thị trường. 42
    2.2. Quy mô hoạt động (xét trên tiêu chí Doanh thu và Tổng tài sản) 42
    2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh. 43
    2.4. Tốc độ tăng trưởng (tài sản và doanh thu) 45
    3. THỰC TRANG CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XD & BĐS NIÊM YẾT TRÊN TTCK VN 46
    3.1. Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản. 46
    3.2. Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn. 47
    3.3. Tỷ số nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn. 49
    3.4. Tỷ số thanh toán lãi vay (Times-Interest-Earned) 50
    3.5. Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn (Liquidity Ratio) 51
    3.6. Tình hình huy động vốn của các công ty ngành XD và BĐS. 52
    4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN TTCK VN 54
    4.1. Về mặt ưu điểm 54
    4.2. Các vấn đề tồn tại 55
    4.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế. 57
    4.3.1. Nguyên nhân bên trong doanh nghiệp. 57
    4.3.2. Nguyên nhân bên ngoài doanh nghiệp. 57
    CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI ĐỂ LỰA CHỌN CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XD & BĐS NIÊM YẾT TRÊN TTCK VN59
    1. MỤC TIÊU LỰA CHỌN CƠ CẤU VỐN 59
    2. ĐỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP 64
    3. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP ĐỊNH TÍNH 65
    4. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP ĐỊNH LƯỢNG 76
    4.1. Cơ sở đề xuất. 76
    4.2. Ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để đề xuất cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty ngành XD và BĐS 77
    KẾT LUẬN 86
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
    Phụ lục 01 Tiêu chí phân loại các doanh nghiệp theo quy mô. 90
    Phụ lục 02: Số liệu sử dụng cho mô hình kinh tế lượng. 91
    THS63​​
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...