Thạc Sĩ Lựa chọn chế độ cắt nhằm tăng tuổi bền của dao phay ngón phủ PVD-TiN sử dụng phay khuôn ép đúc áp lự

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Qua nghiên cứu thực tế quá trình gia công khuôn đúc áp lực mà sản phẩm là van đóng mở bình ga, vật liệu chế tạo khuôn là SKD61, quá trình gia công được thực hiện trên trung tâm phay VMC - 85S. Từ phôi rèn được ủ đạt độ cứng nhất định (35
    - 37HRC), quá trình gia công thực hiện bằng dao phay ngón đường kính 2, 6, 8, 10,

    16mm, vật liệu dụng cụ TiAlN (xuất xứ Đài Loan) có thể gia công vật liệu có độ cứng 55HRC. Giá thành mua dao: Dao 2: 180.000đ/con dao; dao 6:
    310.000đ/con dao; dao 8: 340.000đ/con dao; dao 10: 520.000đ/con dao; dao

    16: 1.700.000đ/con dao.

    Một bộ khuôn gia công gồm 6 phần tử (khuôn đúc được 6 chi tiết/lần). Thời gian gia công 12 ngày đêm, tốn 12 con dao. Quá trình gia công được chia làm 3 bước:
    Bước 1: Phay thô bằng dao đường kính 10, 16mm.

    Bước 2: Phay bán tinh bằng dao phay đường kính 8mm.

    Bước 3: Gia công tinh bằng dao phay đầu cầu đường kính 2, 6mm.

    Sau khi gia công xong, kiểm tra đảm bảo độ chính xác kích thước, mang đúc thử

    1.000 lần để khuôn ổn định, đảm bảo không bị biến dạng, cong vênh, nứt nẻ, sau đó đánh bóng và thấm Nitơ hoàn thiện.
    Khi nghiên cứu quá trình gia công trên, tác giả nhận thấy: Thời gian gia công và tiêu tốn dụng cụ lớn (tuổi bền dụng cụ thấp). Chế độ cắt được chọn như sau:
    Tốc độ cắt: 2.500 vòng/phút (VC = 63m/phút).

    Lượng chạy dao: 80 - 100 mm/phút.

    Chiều sâu cắt thay đổi từ 0,8 - 1,2 mm.

    Việc lựa chọn chế độ cắt ở trên chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, chưa được qua nghiên cứu, thử nghiệm, không có căn cứ khoa học cụ thể do đó tuổi bền dụng cụ đạt thấp.
    Hạn chế của quá trình gia công ở trên là: Dụng cụ mòn nhanh, tiêu tốn nhiều dụng cụ (12 con dao), tác giả thay đổi chọn nghiên cứu dụng cụ phủ PVD-TiN thử nghiệm để lựa chọn vùng chế độ cắt phù hợp, làm tăng tuổi bền của dụng cụ. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Lựa chọn chế độ cắt nhằm tăng tuổi bền của dao phay ngón phủ PVD-TiN sử dụng phay khuôn ép đúc áp lực SKD61” với mục đích ứng dụng vào thực tế sản xuất là rất cấp bách và cần thiết.

    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

    - Ý nghĩa khoa học:

    Tổng quát hoá ảnh hưởng của các yếu tố chế độ cắt đến mòn, tuổi bền của dao phay ngón phủ PVD-TiN khi gia công thép SKD61.
    - Về mặt thực tiễn:

    Là kiến thức thực tế, giúp người kỹ sư lập trình lựa chọn các thông số của chế độ cắt phù hợp, làm giảm mòn, tăng tuổi bền, tiết kiệm kinh phí gia công, hạ giá thành sản phẩm khi gia công vật liệu SKD61.
    3. Lựa chọn phương pháp và phương tiện nghiên cứu:

    - Lựa chọn phương pháp nghiên cứu làm thực nghiệm để chứng minh.

    - Phương tiện nghiên cứu: Máy phay VMC - 85S, máy chụp tế vi, máy đo nhám, kính hiển vi điện tử.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...