Thạc Sĩ Lũ lụt ở đồng bằng sông cửu long và những vấn đề môi trường cần giải quyết

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011 dài 109 trang
    Đề tài: Lũ lụt ở đồng bằng sông cửu long và những vấn đề môi trường cần giải quyết
    Định dạng file word

    MỤC LỤC

    NỘI DUNG
    LỜI NÓI ĐẦU
    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
    1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐBSCL
    1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
    1.1.2 Tình hình dân số, văn hóa
    1.1.3 Cơ sở hạ tầng giao thông
    1.1.4 Tình hình kinh tế của vùng
    1.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN VÙNG ĐBSCL
    1.2.1 Đặc điểm khí tượng thủy văn
    1.2.2 Điều kiện địa hình
    1.2.3 Mạng lưới sông rạch
    1.2.4 Tài nguyên nước, đất
    1.2.5 Tài nguyên khoáng sản
    1.2.6 Tài nguyên sinh học
    CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH LŨ LỤT Ở ĐBSCL 20 NĂM QUA VÀ
    NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐÁNG QUAN TÂM.
    2.1 MỘT SỐ TRẬN LŨ LỚN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
    2.1.1 Về trận lũ năm 1991
    2.1.2 Về trận lũ năm 1994
    2.1.3 Về trận lũ năm 1996
    2.1.4 Về trận lũ năm 2000
    2.1.5 Về trận lũ năm 2001
    2.1.6 Về trận lũ năm 2002
    2.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA LŨ LỤT Ở ĐBSCL
    2.3 NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH Ở ĐBSCL KHI PHÁT
    SINH LŨ LỤT
    2.3.1 Nguyên nhân hình thành lũ lụt ở ĐBSCL
    2.3.2 Tổn thất do lũ lụt mang đến
    2.3.3 Những vấn đề môi trường cần chú ý
    CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
    3.1 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
    3.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI
    3.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
    3.3.1 Các giải pháp tổng quan
    3.3.2 Giải pháp cụ thể
    KIẾN NGHỊ
    KẾT LUẬN

    TÓM TẮT LUẬN VĂN

    Nghiên cứu v à đề xuất các giải pháp hợp lý về các vấn đề ô nhiễm môi
    trường khi có lũ lụt tại Đồng bằng sông Cửu Long là việc không thể thiếu trong sự
    phát triển của các tỉnh khu vực ĐBSCL, là một trong những nội dung quan trọng
    gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng.
    Đề tài Luận văn tốt nghiệp: “Lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long và những
    vấn đề môi trường cần giải quyết” đã khái quát đặc điểm, nguyên nhân hình thành
    lũ ở ĐBSCL và những tác động của lũ l ụt đến môi trường. Qua đó, đề xuất những
    giải pháp nhằm hạn chế các vấn đề môi trường cấp bách
    Luận văn do học viên Trần Thị Thảo Tiên thực hiện trong thời gian sáu
    tháng (từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2011) dưới sự hướng dẫn của PGS TS. Hoàng
    Hưng. Luận văn thạc sĩ đã tập trung giải quyết các nội dung quan trọng sau đây:
    1) Tìm hiểu, thu thập các tài liệu về lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long trong 20
    năm qua.
    2) Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân hình thành lũ l ụt.
    3) Phân tích ảnh hưởng của lũ lụt đến môi trường khu vực ĐBSCL
    4) Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý môi trư ờng, xác định các vấn đề môi
    trường đặc trưng vùng lũ ở khu vực ĐBSCL.
    5) Đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế các vấn đề môi trường đặc trưng của
    vùng lũ.
    LỜI NÓI ĐẦU

    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc lãnh thổ Việt Nam và năm trong
    lưu vực sông Mekong. Sông Mekong dài 4.800 km, chảy qua 6 nư ớc là Trung
    Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, có diện tích lưu vực
    795.000 km2, trong đó vùng Châu thổ 49.367 km 2. ĐBSCL là phần cuối cùng của
    châu thổ sông Mekong, bao gồm 13 tỉnh/thành là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp,
    Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc
    Liêu, Cà Mau và TP ầCn Thơ, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 3 ,96 triệu ha,
    chiếm 79% diện tích toàn Châu thổ và bằng 8% diện tích toàn lưu vực sông
    Mekong.
    ĐBSCL có vị trí rất quan trọng tro ng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
    Với tiềm năng nông nghiệp to lớn. Trong những năm qua ĐBSCL luôn đóng góp
    trên 50% tổng sản lượng lương thực, thực hiện thành công chiến lược an ninh luong
    thực Quốc gia và chiếm chủ đạo trong xuất khẩu gạo (hơn 90%), từ 2005 đến nay
    mỗi năm trung bình 4,5 – 6,0 triệu tấn. Đồng thời, ĐBSCL cũng cung cấp khoảng
    70% lượng trái cây, trên 40% sản lượng thủy sản đánh bắt và trên 74,6% sản lượng
    thủy sản nuôi trồng của cả nước.
    Nổi bật nhất trong kết quả tăng trưởng của vùng phải kể đến sản lượng lúa từ
    năm 2005 đến nay luôn đạt trên 18 ,0 triệu tấn. Trong 20 năm trở lại đây, cứ trung
    bình 5 năm ĐBSCL lại tăng thêm khoảng 2 ,5 triệu tấn. Năm 2010 ước đạt trên 21
    triệu tấn. Tổng sản lượng hải sản năm 2008 đạt trên 2 triệu tấn, trong đó sản lượng
    nuôi trồng đạt trên 1 ,42 triệu tấn, đặc biệt sản lượng cá da trơn tăng nhanh trong
    mấy năm vừa qua.
    Kim ngạch xuấ t khẩu toàn vùng năm 2008 đạt 4 ,176 tỷ USD, trong đó thủy
    sản chiếm 65% sản lượng và 90% sản lượng xuất khẩu cả nước. Công, nông nghiệp,
    xuất khẩu phát triển đã đưa cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm
    nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ.
    Tầm quan trọng của ĐBSCL đối với cả nước được thể hiện ở ảnh hưởng to lớn
    của vùng trong cán cân phát triển chung, trong đó, sản lượng lương thực không chỉ
    luôn chiếm hơn 50% sản lượng toàn quốc, mà còn nhờ vào sự ổn định nên có tỷ
    trọng an ninh lương thực cao hơn hẳn so với 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và
    Duyên hải miền Trung.
    Tuy nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mekong, thừa hưởng nhiều thuận lợi từ vị trí
    địa lý, nguồn nước phong phú và được điều tiết tự nhiên bởi Biển Hồ, bờ biển và
    vùng biển rộng lớn với nhiều tài nguyên, đất đai bằng phẳng, màu mỡ và được phù
    sa bồi đắp hàng năm, thủy sản dồi dào với nhiều giống loài , song ĐBSCL cũng
    phải luôn đối mặt với không ít khó khăn và hạn chế trong điều kiện tự nhiên, với
    những tác động không nhỏ và khôn lường từ các hoạt động ở thượng lưu, và hơn cả
    là với các mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ngay chính
    đồng bằng này.
    Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở ĐBSCL, những hạn chế về điều
    kiện tự nhiên là rào cản không nhỏ, nếu không muốn nói là cực kỳ to lớn, đặc biệt
    đối với sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Một trong những hạn chế
    chính của điều kiện tự nhiên là ảnh hưởng của lũ lụt và các vấn đề môi trường diễn
    ra kéo theo. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ĐBSCL, trong hơn 30 năm qua, đã
    có nhiều công trình nghiên cứu về lũ lụt đã được đề xuất và xây dựng. Song, với
    những biến động thiên nhiên và thời tiết trong những năm qua. Thêm vào đó, trong
    những năm gần đây, biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ nét và diễn biến phức
    tạp. Trong 10 năm qua, ĐBSCL đã xuất hiện 3 năm lũ lớn liên tiếp là 2000, 2001 và
    2002 (trong đó lũ năm 2000 được xem là lũ lịch sử); .
    Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên, nguồn tài nguyên vô giá mà thiên nhiên
    ban tặng cho chúng ta, nhưng không phải lúc nào lũ cũng hiền hòa và dễ chịu, đôi
    lúc chúng như một thảm họa tác động ít nhiều đến đời sống của người dân. Vùn g
    đồng bằng châu thổ sông Mekong hằng năm phải nhận toàn bộ lượng lũ sông
    Mekong từ thượng nguồn đổ về, đó vừa là thuận lợi cho phát triển nông nghiệp bởi
    lượng phù sa bồi đắp dồi dào, vừa là khó khăn vào những năm lũ diễn biến thất
    thường hay cường suất lớn, châu thổ sông Mekong phải gánh chịu những hậu quả
    nặng nề, gây thiệt hại lớn về người và của, ĐBSCL cũng chịu chung số phận. Từ
    đó, việc nghiên cứu lũ lụt ở ĐBSCL và những vấn đề môi trường cần giải quyết là
    một yêu cầu bức thiết
    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Lũ lụt ở ĐBSCL là một hiện tượng thiên nhiên xảy ra hàng năm. Đồng bằng
    Sông Cửu Long là vùng hạ lưu cuối cùng của lưu vực sông Mêkong trước khi chảy
    ra biển, đây là vùng đất thấp được xem là vùng đất ngập nước lớn nhất của Việt
    Nam. Lũ lụt ở ĐBSCL có đặc điểm khác biệt với các vùng khác là mùa lũ thường
    diễn ra chậm, kéo dài, lũ lên xuống kéo dài từ cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 12 và
    được chia ra làm ba giai đoạn. Trong giai đoạn 1, từ tháng 7 đến tháng 8 nước lũ
    chảy vào các kinh và các mương rạch thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười và Tứ
    Giác Long Xuyên. Cao điểm lũ lụt xảy ra trong giai đoạn 2 (từ tháng 8 đến tháng
    10) khi mực nước sông Tiền ở Tân Châu cao hơn 4 ,2 m và mực nước sông Hậu ở
    Châu Đốc cao hơn 3,5 m. Giai đoạn 3 bắt đầu từ tháng 10 khi mực nước hạ thấp dần
    cho đến cuối tháng 12.
    ĐBSCL là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông
    Nam Á và thế giới; là vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực, là vùng thủy sản và
    vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất của cả nước, chiếm 53,4% sản lượng lúa và 90%
    lượng gạo xuất khẩu cả nước. Nhìn chung, ĐBSCL là một vùng kinh tế trọng điểm
    quan trọng bậc nhất về an ninh lương thực và thủy hải sản của cả nước.
    Chế độ ngập lũ ở Đồng bằng Cửu Long hằng năm đã tác động nhiều mặt đến
    điều kiện sinh sống của người dân, đến cơ sở hạ tầng, đến phát triển kinh tế, y tế,
    giáo dục và đặc biệt là tác động đến sức khỏe của cộng đồng dân cư. Vì vậy các vấn
    đề môi trường đặc trưng của vùng ngập lũ ở đây là:

    Nước sạch cho vùng ngập lũ trong mùa lũ
    Biện pháp giải quyết chất thải sinh hoạt (phân, rác, nước thải) phù hợp với
    điều kiện lũ lụt kéo dài.
    Biện pháp chôn cất người chết và xử lý súc vật chết hợp vệ sinh môi trường

    sau lũ lụt.
    Trong các thập niên gần đây, ĐBSCL đã và đang gánh chịu những tác động
    mạnh mẽ của thiên tai, có nhiều khả năng là do Biến đổi khí hậu gây nên, trong đó

    lũ có những biến động ngày càng lớn giữa năm lũ lơn và lũ nhỏ, bão nhiều và mạnh
    hơn, hạn hán nghiêm trọng hơn, cháy rừng, lốc xuất hiện ngày càng nguy hiểm
    hơn. Chỉ tính trong 10 năm qua, ĐBSCL đã có:

    3 năm liên tiếp 2000 -2002 có lũ lớn, trong đó năm 2000 là lũ lớn lịch sử.
    5 năm liên tiếp có lũ dưới trung bình, trong đó năm 2006 có mực nước 4,0 0

    m tại Tân Châu.
    Với ảnh hưởng của BĐKH sẽ làm do lũ sẽ đến sớm hơn, thoát chậm hơn;
    thời gian ngập lụt dài hơn và mực nước lũ dâng cao hơn. Điều này có nghĩa là một
    số vùng đất sẽ trở thành chìm liên tục dưới mặt nước hoặc có thời gian chìm ngập
    quá dài nên không phù hợp cho canh tác. Kết quả là dân mất nơi ở, nhà cửa, vườn
    tược, đất canh tác, Khu vực nông thôn mất những cơ sở hạ tầng hiện đã được đầu
    tư xây dựng. Lũ lụt cũng làm gia tăng xâm nhập mặn và gây ô nhiễm, suy thoái môi
    trường. Bên cạnh đó, lũ lụt gây nên việc suy giảm trữ lượng và chất lượng nước,
    tăng thoái hóa đất, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, gia tăng tàn phá bởi bão và áp
    thấp nhiệt đới, gia tăng nguy cơ bùng phát sâu bệnh hại và dịch bệnh gia súc.
    Lũ lụt ở ĐBSCL có nhiều yếu tố ô nhiễm đòi hỏi chúng ta phải nhận biết,
    nghiên cứu, tiếp cận nghiêm túc và có các giải pháp quản lý và xử lý kịp thời, khoa
    học để bảo đảm môi trường trong sạch phát triển bền vững. Vì vậy việc nghiên cứu
    những vấn đề môi trường của vùng lũ và đề xuất các giải pháp quản lý môi trường
    tại ĐBSCL khi phát sinh lũ lụt thực sự cần thiết để thực hiện mục tiêu phát triển bền
    vững.
    Vì lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “lũ lụt ở ĐBSCL và những vấn đề
    môi trường cần giải quyết” làm luận văn Thạc sĩ là cần thiết cả lý luận lẫn thực tiễn.
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    Đưa ra các giải pháp cho các vấn đề môi trường ở ĐBSCL khi phát sinh lũ
    lụt (chủ yếu là nước sinh hoạt)
    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Đề tài sẽ tập trung giải quyết các công việc sau:
    6) Tìm hiểu, thu thập các tài liệu về lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long trong 20
    năm qua.
    7) Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân hình thành lũ lụt.
    8) Phân tích ảnh hưởng của lũ lụt đến môi trường khu vực ĐBSCL
    9) Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý môi trường, xác định các vấn đề môi
    trường đặc trưng vùng lũ ở khu vực ĐBSCL.
    10)Đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế các vấn đề môi trường đặc trưng của
    vùng lũ
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    Phương pháp thu thập tài liệu: phương pháp này được áp dụng nhằm thu
    thập, phân tích, tổng hợp các số liệu, tài liệu về quản lý môi trường, về thực trạng
    môi trường, các vấn đề môi trường cấp bách, định hướng phát triển kinh tế - xã hội
    và bảo vệ môi trường, và tổ hợp các phương pháp, công cụ quản lý môi trường
    hiện có.
    Phương pháp thống kê: tổng hợp các tài liệu thu thập được phục vụ cho việc
    xây dựng các dữ liệu về công tác quản lý môi trường
    Phương pháp biên hội, tổng hợp tài liệu
    Phương pháp phân tích đánh giá
    Phương pháp phân tích,ổng hợp: p hân tích các dữ liệu, tổng hợp các phương án
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Sông MeKong (sông Cửu Long) một trong những sông lớn nhất th ế giới,
    đứng thứ sáu về lượng nước (450 – 520 tỷ m 3), bắt nguồn từ Tây Tạng Trung Quốc
    ở độ cao 4.975 m, đi qua nhiều đới khí hậu khác nhau, chảy qua 5 quốc gia (Trung
    Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia), chảy vào Nam Bộ Việt Nam.
    Thượng lưu sông MeKong dài 1.800 km. Núi cao ểm trở, lòng sông lắm
    thác ghềnh, phần thượng nguồn thuộc cao nguyên Tây Tạng có tuyết phủ gần như
    quanh năm. Trung lưu ểk từ Chiang Saen tới Kratie (Campuchia) chiếm khoảng
    57% tổng diện tích lưu vực là vùng sinh lũ chủ yếu. Qu a khỏi Kratie sông Cửu
    Long chảy vào đồng bằng châu thổ hạ lưu. Châu thổ sông MeKong trải rộng trên
    diện tích 59.000 km2, trong đó có khoảng 40.000 km 2 thuộc Việt Nam gọi là Đồng
    bằng sông Cửu Long.
    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – vùng đất của chín con r ồng, được
    hình thành từ sự trầm tích phù sa do dòng MeKong mang đến, d òng sông này chảy
    qua sáu nước: Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
    ĐBSCL bắt đầu từ Phnom Penh, Campuchia, nơi mà dòng sông chia ra thành hai
    nhánh chính là sông MeKong (hay sông Tiền ở Việt Nam) và sông Bassac (hay
    sông Hậu ở Việt Nam). Sau đó, sông Tiền chia thành sáu nhánh chính và sông Hậu
    chia thành ba nhánh chính để hình thành chín “con rồng” đổ ra biển tại Việt Nam.
    ĐBSCL là vùng đất bằng phẳng hình tam giác có diện tích 5,5 triệu ha, trong
    đó 3,9 triệu ha nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng bằng trải dài khoảng 270 km từ
    điểm bắt đầu tại Phnom Penh đến vùng bờ biển tại Việt Nam, với tổng chiều dài bờ
    biển khoảng 600 km. Cao độ mặt đất trung bình của phần diện tích Việt Nam là +
    0,8 m so với mực nước biển.
    Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất mới có tiềm năng lớn lao về các mặt
    sản xuất nông – lâm – thủy – hải sản, là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông
    có diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha; gồm 13 đơn vị hành ch ính trực thuộc Trung
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    Lê Huy Bá, Giải pháp thích ứng với biển đổi khí hậu tại vùng ĐBSCL, Viện
    KHCN và Quản lý môi trường, TP. HCM
    Thanh Be, Bach Tan Sinh và F.Miller (2007)
    Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo Tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH
    vùng ĐBSCL đến 2020, Hà Nội
    Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long,
    Diễn đàn kinh tế ĐBSCL, www.mekongdelta.com.vn
    Dự án UNDP/WB, Quy hoạch tổng thể ĐBSCL (VIE/87/031) (1991-1993).
    Trần Như Hối, (2005), Xây dựng cơ sở dữ liệu mực nước lũ vùng ngập lụt
    ĐBSCL nhằm đề xuất giải pháp khoa học xây dựng hệ thống đê bao, TP HCM.
    Trần Đăng Hồng, 2010. Thử tìm giải pháp thuỷ lợi cho đồng bằng Cửu
    Long. Phần 7. Thách thức với lũ lụt
    Trần Tiễn Khanh, 2001. Thử tìm những nguyên nhân lũ lụt lớn tại ĐBSCL.

    10. Nguyễn Minh Quang, (2006), Những vấn đề thủy lợi ở ĐBSCL Việt Nam.
    11. Nguyễn Minh Quang. 2000. Lũ lụt ở ĐBSCL ngày xưa và ngày nay.
    12. Sở Kế hoạch Đầu tư Đồng Tháp, 2008. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch môi trường
    tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
    13. Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang, 2011 - Báo cáo đánh giá môi trường chiến
    lược Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh An Giang đến năm 2020, TP
    Long Xuyên.
    14. Ngô Trọng Thuận, 2006. Một số vần đề môi trường tự nhiên ở ĐBSCL.
    15. Ngô Trọng Thuận, Vụ khí tượng Thủy văn.
    16. Đào Công Tiến, 2004. Tổng quan KTXH ĐBSCL trong điều kiện sống chung với
    .
    17. Đào Công Tiến, Báo cáo đề tài KC08.16
    18. Tổng Cục môi trường. Cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường – Đánh
    giá toàn diện những vấn đề môi trường có liên quan đến sông và biển của vùng
    ĐBSCL.
    19. Bùi Đạt Trâm, 2006. Bờ bao và đê bao đang phát huy hiệu quả.
    20. Nguyễn Ngọc Trân, 2008– Trung tâm nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Ứng phó
    với biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở ĐBSCL và duyên hải miền Trung, một
    số nhiệm vụ cần triển khai..
    21. Nguyễn Hiếu Trung, Nguyễn Đình Giang Nam, 2010. Quản lý và giảm nhẹ lũ
    lụt. Đại Học Cần Thơ.
    22. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TW
    23. Trung tâm phòng chống thiên tai Châu Á (ADPC) - Chương trình Trường học
    An toàn trong vùng lũ.
    24. Tô Văn Trường, 2006
    25. Tô Văn Trường, Phương pháp và công nghệ dự báo lũ ĐBSCL
    26. Lê Anh Tuấn (2010), Viện nghiên cứu BĐKH trường ĐH Cần Thơ. ĐBSCL từ
    ‘‘sống chung với lũ’’ đến ‘‘Sống chung với biến đổi khí hậu’’.
    27. Lê Anh Tuấn, 2006. Hội thảo Tư vấn Giải pháp Nước sạch và Vệ sinh Nông
    thôn An Giang, Đại học Cần Thơ
    28. Vũ Văn Tuấn, 2001. Nghiên cứu các đặc trưng lũ lụt năm 2001 tại ĐBSCL. Viện
    khí tượng thủy văn.
    29. Ủy ban Mekong Việt Nam - Chương trình Quy hoạch phát triển lưu vực sông
    Mê Công.
    30. Ủy ban sông MeKong Việt Nam, (2001), Kế hoạch chiến lược thực hiện Hiệp
    định MeKong 1995 – giai đoạn 2001 – 2010, Hà Nội
    31. Văn phòng thường trực ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TW
    32. Viện khảo sát và quy hoạch thủy lợi Nam bộ, 2010
    33. Viện quy hoạch Thủy lợi miền Nam, 12/2010 – Quy hoạch tổng thể thủy lợi
    ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, TP HCM .
    Tiếng Anh
    MeKong Delta Master Plan. Synthesis of sectoral assessments, Feb 2011.
    MeKong River Commission, 2006.
    WHO – Assessment of sources of air, water, and land pollution, A guide to rapid
    source inventory techniques and their use in formulating environmental control
    strategies
    Mekong River Commission - Overview of the hydrology of the Mekong Basin,
    November 2005.
    Mekong River Commission, 2009. Annual Mekong Flood Report 2008
    Eelco van Beek Deltares. Nước, khí hậu và phát triển bền vững.
    NEDECO (Nertherlands Engineering Consulants), 1993. Master Plan for the
    Mekong Delta in Vietnam. Summary Report. Government of Vietnam, Work
    Bank and UNDP
    MeKong River Committee, 8/2010– SEA for hydropower on the Mekong

    mainstream – implemented by ICEM.
    Website tham khảo

    9.
    www.mdec.vn

    10. www.epa.gov/safewater
    11. www.floodsmart.gov
    12. http://www.vastvietnam.org/quang/qglutxn.html
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...