Luận Văn LSD027 - Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2004)

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU



    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng "toàn diện và nghiêm trọng", cuối cùng đi đến sụp đổ trên một bộ phận lớn đã làm thay đổi cơ bản quan hệ chính trị thế giới. Bên cạnh đó cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã và đang tác động đến tất cả các quốc gia dân tộc với mức độ khác nhau. Chủ nghĩa tư bản sử dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ nên thích nghi và tiếp tục phát triển. Các quốc gia trong cộng đồng thế giới đều điều chỉnh chính sách đối ngoại để phù hợp với tình hình mới.

    Trong bối cảnh quốc tế như vậy, quan hệ quốc tế dường như đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thế hai cực bị phá vỡ, từ đó làm nảy sinh xu hướng đa dạng hoá, đa phương hoá trong tiến trình toàn cầu hoá, phát triển và phụ thuộc lẫn nhau. Toàn cầu hoá về kinh tế chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế, được ưu tiên phát triển và trở thành vấn đề chính trong quan hệ quốc tế hiện nay. Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN là khu vực phát triển kinh tế năng động với tốc độ cao, chính trị tương đối ổn định, đang trở thành trung tâm kinh tế. Tiến hành đổi mới toàn diện đất nước bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam đã thu được nhiều thắng lợi. Là một bộ phận hợp thành đường lối đổi mới của Đảng, đường lối và chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã cho phép khai thác có hiệu quả các nhân tố quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chống chiến lược "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch, hòng phá hoại thành quả cách mạng Việt Nam bảo vệ vững chắc tổ quốc và đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên.

    Những biến đổi to lớn trong nước và thế giới trong những năm (1980 - 1990) đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi Đảng và Nhà nước Việt Nam phải đưa ra những giải pháp ngang tầm với những biến đổi đó. Bằng sự nhạy cảm chính trị, kinh nghiệm, lãnh đạo cách mạng, Đảng đề ra đường lối đổi mới đất nước và tiến hành tự đổi mới để hội nhập với cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển. Trên cơ sở đổi mới chính sách đối nội đã hình thành và phát triển chính sách đối ngoại mới giàu sức hấp dẫn đã tranh thủ được các dân tộc trong cộng đồng thế giới hợp tác với Việt Nam.

    Chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam trong một thế giới mới đầy biến động đã đáp ứng được những yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Nó đã sáng tạo những hình thức đối ngoại mới phù hợp với xu thế thời đại. Nên đã thu được những thành tựu to lớn. Những thành tựu đối ngoại đã góp phần quan trọng phá thế bao vây, cô lập về chính trị, dỡ bỏ cấm vận về kinh tế, đưa Việt Nam hoà nhập với khu vực và thế giới, khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng, khẳng định tư duy chính trị nhạy bén, sâu sắc, giàu kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

    Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay, đổi mới tư duy đối ngoại, đường lối đối ngoại đổi mới được công bố tại diễn đàn Đại hội VII, Đại hội VIII, Đại hội IX đã khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo, nhạy bén trong việc hoạch định và thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng. Chính sách đối ngoại của Đảng thời kỳ 1986 - 2004 thể hiện bản sắc, truyền thống ngoại giao Việt Nam trong lịch sử và được nâng lên tầm cao mới vì vậy tôi chọn đề tài "Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2004)" nhằm làm rõ những quyết sách đúng đắn sáng tạo của Đảng sau gần 20 năm đổi mới, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cập nhật những vấn đề lý luận đặt ra hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...