Tiểu Luận LSD019 - Sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ 1954 – 1975

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU



    Thời kỳ 1954 -1975 là khoảng thời gian nhân dân ta vừa kết thúc 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, bước sang giai đoạn vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước vừa xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Đây là một thử thách đầy cam go đối với Đảng cộng sản Việt Nam – một chính Đảng còn non trẻ. Lần này đối mặt với ta là đế quốc Mỹ, tên thực dân hùng mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự thời bấy giờ. Tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ này giúp cho ta hiểu được đường lối lãnh đạo của Đảng ta là rất đúng đắn. Đảng Cộng sản Việt nam do Bác Hồ sáng lập và rèn luyện đã kết hợp tài tình Chủ nghĩa Mác Lê nin vào tình hình thực tiễn của Việt Nam. Đảng đã lãnh đạo quân và dân ta chiến đấu anh dũng, biến cuộc chiến tưởng chừng không cân sức thành chiến thắng vang dội cả thế giới, làm chấn động địa cầu. Một nước Việt Nam tưởng chừng bé nhỏ, nhưng đã chiến thắng tên đế quốc sừng sỏ nhất trên thế giới, nơi mà mọi nước đều phải e dè.

    Cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài 21 năm có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn là một thời kỳ đất nước ta có những chuyển biến lớn, nhằm chống lại âm mưu và hành động của Mỹ-Ngụy. Mà trong đó, những chủ trương, sách lược, những nhận định và hành động của Đảng là cực kỳ quan trọng.

    Việc chia quãng thời gian 21 năm này ra làm nhiều thời kỳ cũng là một cách nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn sự lãnh đạo của Đảng trong những năm từ 1954-1975.

    Các giai đoạn gồm có:

    1954-1960: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Quá độ lên CNXH ở miền Bắc.

    1961-1965: Xây dựng miền Bắc - Đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt ” của đế quốc Mỹ.

    1965-1968: Chuyển hướng xây dựng miền Bắc - Đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

    1969-1975: Nhân dân ta từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” – Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


    I. Giai đoạn 1954-1960: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Quá độ lên CNXH ở miền Bắc

    1. Hoàn cảnh lịch sử của thòi kỳ

    Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội năm 1954 đã dẫn đến thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, công nhận chủ quyền độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Tại Việt Nam, vĩ tuyến 17 được chọn làm nơi ngăn cách, là giới tuyến quân sự tạm thời, hai bên đưa quân đội về hai vùng. Hiệp định cũng qui định cả nước sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự do và tháng 7-1956. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Bắc Nam. Trong những ngày đầu ở miền Bắc, đế quốc Mỹ cùng với bọn phản động thân Pháp đã tìm mọi cách để phá hoại, trì hoãn việc thi hành các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ. Các hành động trì hoãn việc ngừng bắn trên chiến trường, dụ dỗ cưỡng bức đồng bào miền Bắc di cư vào Nam, phá hoại cơ sở hạ tầngmiền Bắc gây khó khăn cho ta tiếp quản vùng giải phóng đã không làm lung lay chí quyết tâm, tinh thần chiến đấu của toàn Đảng, toàn quân và dân ta. Không thực hiện được ý đồ, chúng buộc phải thi hành các điều khoản của hiệp định. Ngày 22-5-1955, đội quân viễn chinh Pháp cuối cùng đã rút khỏi đảo Cát Bà, miền Bắc Việt nam đã hoàn toàn giải phóng, sạch bóng quân thù.

    Ở miền Nam, Mỹ đã hất cẳng Pháp, xâm chiếm miền Nam. Âm mưu cơ bản của chúng là đè bẹp phong trào cách mạng của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

    Trong thời kỳ đầu, mục tiêu của chúng là áp đặt chế độ thực dân mới ở miền Nam, tiêu diệt lực lượng cách mạng và gấp rút chuẩn bị tấn công miền Bắc. Những hành động của Mỹ thể hiện ở việc chúng xây dựng bộ máy ngụy quyền Ngô Đình Diệm; việc xây dựng quân đội ngụy với lực lượng hơn nửa triệu (có 20 vạn quân chính qui); tuyên truyền, mạo danh là “Cách mạng quốc gia”, nêu chiêu bài “Đả thực”; ráo riết thực hiện quốc sách “Tố cộng diệt cộng”, lập “Ấp chiến lược” tất cả đều nhằm mục đích bắt bớ, trả thù tất cả những người yêu nước cũ và đàn áp, dập tắt phong trào cách mạng miền Nam.


    Tình hình hai bên ta và địch lúc này có sự biến động lớn

    Ta: Có ưu thế về chính trị và quần chúng nhân dân đông đảo, nhưng không còn lực lượng vũ trang và không có chính quyền.

    Địch : Có đầy đủ sức mạnh về kinh tế, quân sự, có trong tay bộ máy Ngụy quyền đồ sộ.

    Hoàn cảnh lúc này đặt trách nhiệm lịch sử lên vai Đảng cộng sản Việt Nam - đội quân tiên phong của nhân dân Việt Nam là tìm ra đáp số cho bài toán về “con đường giải phóng miền Nam và con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong thời kỳ Mỹ thay chân Pháp thống trị miền Nam”.


    Đề tài: Sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ 1954 – 1975
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...