Tiểu Luận LSD018 - Ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1975-1985

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​

    Thắng lợi năm 1975 của Việt Nam rất thuận lợi cho phong trào cách mạng thế giới, góp phần tích cực tăng cường các lực lượng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc và dân chủ thế giới. Tấm gương thắng lợi của Việt Nam, một nước có nền kinh tế lạc hậu, bằng đường lối độc lập, tự chủ và sáng tạo của mình, đã đánh bại hoàn toàn đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam, củng cố niềm tin đồng thời giúp kinh nghiệmcho nhân dân các nước hoàn cảnh như nước ta đấu tranh cho nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.

    Thắng lợi của Việt Nam đã góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho các thế lực cách mạng, bất lợi cho các thế lực đế quốc và phản cách mạng, mở ra một thời kỳ mới trong sự phát triển của tình hình thế giới.

    Đối với Mỹ thắng lợi của Việt Nam làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của họ, đẩy họ đi sâu vào quá trình suy yếu toàn diẹn cho địa vị quốc tế của họ càng thêm giảm sút.

    Trong tình hình suy thoái về kinh tế và thất bại quân sự ở Việt Nam, Mỹ đã phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu. Tháng 12/1975 tổng thống G.Ford tuyên bố Honolulu “học thuyết Thái Bình Dương”. Có nhà bình luận coi đó là tuyên bố 1969 của Nixon ở Guam cập nhật hoá. Ý đồ của Mỹ trong tuyên bố này là nhằm giữ nguyên trạng chính trị trên thế giới, duy trì địa vị lãnh đạo về kinh tế đối với tư bản, tăng cường lực lượng “răn đe” đi đôi với tăng cường giúp đỡ, sử dụng các chính quyền thân Mỹ, dàn xếp mâu thuẫn với các cường quốc Tây Âu và Nhật Bản, sử dụng thế “cân bằng lực lượng” lợi dụng mâu thuẫn bên ngoài, nhất là lợi dụng sự chia rẽ Xô-Trung, hoà hoãn với hai nước xã hội chủ nghĩa lớn, chia rẽ phong trào giải phóng dân tộc với các xã hội chủ nghĩa. Nét mới trong chiến lược của Mỹ “sau Việt Nam” là : ở thế suy yếu và phải đối phó trong cùng một lúc với nhiều vấn đề trong nước và trên thế giới, Mỹ không thể giữ thái độ đối địch gay gắt mà phải dùng chính sách hoà hoãn với những nước có vai trò và tác động lớn đối với cách mạng trong từng khu vực như Việt Nam ở Đông Nam Á, Cuba ở Mỹ la tinh nhằm vừa lôi kéo vừa hạn chế các nước đó hòng giữ nguyên trạng ở các khu vực đó. Đây là điều khác với chiến lược của Mỹ sau khi Mỹ thất bại ở Trung Quốc năm 1949, ở Cuba năm 1959.

    Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ “sau Việt Nam” kéo theo sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn khác nói lên tác động to lớn của việc kết thúc chiến tranh ở Việt Nam không những đối với Việt Nam và Mỹ mà đối với cả thế giới. Nhà sử học Mỹ Gabriel Kolko, khi kết luận cuốn “Giải phẫu một cuộc chiến tranh” (Anatomy of a war) đã nói rất đúng.

    “Chiến tranh Việt Nam là một sự kiện vĩ đại vượt quá phạm vi một nước và vượt quá cả thời gian và nó phản ánh, dưới hình thức rõ nét nhất, những sôi động và xu hướng cơ bản trong quá trình lịch sử kể từ năm 1946. Đó không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả lôgic của lòng tham, sức mạnh và nhược điểm đương thời của Mỹ”.


    Đề tài: Ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1975-1985
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...