Luận Văn LS067 - Tình hình thủ cổng nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn để tài


    Thủ công nghiệp là nền sản xuẩt trung gian giữa nông nghiệp và công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Trong xã hội phong kiến mặc dù kinh tế thủ công ghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp song nó vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

    Việc nghiên cứu hoạt động thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức (1848-1883) giúp ta hiểu sâu sắc về kinh tế thủ công nghiệp và vai trò của hoạt động kinh tế này với nhà nước và gia đình. Hiểu toàn diện hơn về tình hình kinh tế xã hội thời Tự Đức-một giai đoạn lịch sử đặc biệt: phát triển trong điều kiện của cuộc chiến tranh xâm lược và cuộc đấu tranh chống xâm lược. Đó cũng là thời kì khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến Việt Nam. Hiểu rõ hơn về chính sách kinh tế nói chung và kinh tế thủ công nghiệp nói riêng của triều đình Tự Đức, từ đó có những lý giải cho sự phát triển chậm chạp của nền kinh tế nước ta triều Nguyễn nói chung và thời Tự Đức nói riêng. Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân ta cuối thế kỉ XIX. Từ việc nghiên cứu tình hình thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức sẽ cho ta thấy rõ vai trò to lớn của các thợ thủ công, công nghệ ở nước ta-những con người góp phần đáng kể cho việc duy trì và phát triển hoạt động thủ công nghiệp của đất nước, rút ra được những đặc điểm và kinh nghiệm phát triển thủ công nghiệp.

    Nghiên cứu về thủ công nghiệp thời Tự Đức giúp ta có những nội dung-tư liệu lịch sử, góp phần vào việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy, học tập về thời kì lịch sử-cuối thế kỉ XIX đầy khó khăn và biến động. Khóa luận cũng là tài liệu tham khảo góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu lao động, tự lực tự cường của dân tộc ta cho mọi tầng lớp nhân và thế hệ trẻ.

    Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay với việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, thủ công nghiệp có vai trò quan trọng. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư có viết “thủ công nghiệp nước ta có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cần được đặc biệt chú ý phục hồi và phát triển, mạnh nhất là những nghề thủ công cổ truyền mỹ nghệ ở các địa phương” [4;38]. Đến nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ 5, Đảng và nhà nước ta vẫn nhấn mạnh: “thủ công nghiệp ở nước ta có tiềm năng to lớn đã và đang được cải tạo, tổ chức lại thành một bộ phận kinh tế xã hội chủ nghĩa có vai trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân đặc biệt là trong chặng đường đầu tiên này” [5;61]. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động thủ công nghiệp nửa cuối thế kỉ XIX góp phần thiết thực vào việc xây dựng, phát triển nền kinh tế thủ công nghiệp nước ta giai đoạn hiện nay.

    Thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức (1848-1883) mặc dù đã được đề cập rải rác trong một số công trình song cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về vần đề này.

    Vì những lý do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Tình hình thủ cổng nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và phạm vi của đề tài

    a. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


    Thủ công nghiệp nhà Nguyễn nói chung và thủ công nghiệp thời Tự Đức nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới. Tuy nhiên vấn đề này chỉ được trình bày rải rác, tản mạn ở nhiều công trình khác nhau. Tiêu biểu như một số công trình dưới đây:

    Ø Sơ thảo lịch sử thủ công nghiệp Việt Nam của Phạm Gia Bền. Trong công trình này tác giả đã giới thiệu sơ lược lịch sử phát triển của thủ công nghiệp Việt Nam, những nét lớn về tình hình phát triển của nền thủ công qua các thời kì trong đó có điểm qua về hoạt động thủ công nghiệp thời Tự Đức (từ trang 37 đến trang 45). Mấy nét lớn về các nghề thủ công có tính chất điển hình như nghề gốm, nghề dệt (từ trang 73 đến trang 134). Tuy nhiên, sự đề cập đó còn chưa hệ thống và chưa hoàn thiện.

    Ø Lịch sử Việt Nam của Hoàng Văn Lân-Ngô Thị Chính. Tác phẩm này đã nói tới một vài nét khái quát về tình hình kinh tế thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức (1848-1883) xong rất ít ỏi và chưa đầy đủ.

    Ø Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ Việt Nam dưới triều Nguyễn của Vũ Huy Phúc. Công trình này nghiên cứu một cách khá hệ thống về tình hình thủ công nghiệp triều Nguyễn trong đó có thời Tự Đức. Tác phẩm cũng đã khái quát được sự phát triển của một số nghề thủ công truyền thống nằm trong bộ phận thủ công nghiệp dân gian như nghề gốm, nghề rèn, nghề dệt nhưng chưa hoàn thiện.

    Tóm lại, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về thủ công nghiệp thời Tự Đức (1848-1883).

    b. Phạm vi nghiên cứu

    Tình hình thủ công nghiệp Việt Nam từ 1848 đến 1883.

    3. Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của đề tài

    a. Đối tượng nghiên cứu:


    Thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883).

    b. Nhiệm vụ nghiên cứu:

    Trên cơ sở những tư liệu được chọn lọc và chỉnh lý, đề tài dựng lại thực trạng nền thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức gồm một số vấn đề sau đây:

    Ø Bối cảnh lịch sử và yêu cầu phát triển kinh tế nói chung, thủ công nghiệp nói riêng.

    Ø Những chính sách, biện pháp của nhà nước phong kiến đối với thủ công nghiệp.

    Ø Thực trạng hoạt động thủ công nghiệp trong khu vực nhà nước và dân gian.

    Từ đó rút ra những đặc điểm, vai trò, bài học kinh nghiệm và đánh giá vai trò, đặc điểm của vấn đề nghiên cứu.

    c. Đóng góp của khóa luận

    Đề tài lần đầu tiên trình bày một cách tương đối hệ thống và đầy đủ về thực trạng thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883). Góp phần đánh giá vai trò của thủ công nghiệp thời kì này và rút ra những đặc điểm, bài học kinh nghiệm trong hoạt động thủ công nghiệp.

    Đề tài khóa luận là tài liệu tham khảo góp phần giáo dục truyền thống, ý thức dân tộc, nghiên cứu biên soạn, giảng dạy và học tập thời kì lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.

    Việc nghiên cứu đề tài cũng giúp ta rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc xây dựng phát triển kinh tế thủ công nghiệp hiện nay.

    4. Nguồn tư liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

    a. Nguồn tư liệu nghiên cứu:


    Để hoàn thành khóa luận, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều nguồn tư liệu khác nhau:

    Ø Sách kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin, văn kiện Đảng và nhà nước về thủ công nghiệp.

    - Nói về sản xuất nhỏ và sản xuất lớn của Mác-Anghen-Lênin.

    - Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư và lần thứ năm .

    Nguồn tư liệu này cung cấp cho chúng tôi những quan điểm đúng đắn trong quá trình nghiên cứu đề tài.

    Ø Tư liệu gốc: các tập Đại Nam thực lục chính biên do nhà Nguyễn biên soạn, chủ yếu là các tập từ 27-38. Đây là nguồn từ liệu cơ sở để nghiên cứu và viết đề tài khóa luận.

    Ø Các sách và tài liệu tham khảo về thủ công nghiệp triều Nguyễn chủ yếu là thời Tự Đức. Những tác phẩm này cung cấp cho chúng tôi những tư liệu, đánh giá, nhận định để nghiên cứu đề tài.

    Ø Các tài liệu khác: tranh ảnh, văn học nghệ thuật thời Tự Đức đề cập đến thủ công nghiệp.

    b. Phương pháp nghiên cứu

    Để hoàn thành nghiên cứu để tài chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp lịch sử, phuơng pháp logic trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu. Chúng tôi còn sử dụng nhiều phương pháp khác để nghiên cứu như, phân tích, tổng hợp, so sánh thống kê Nghiên cứu đề tài này chúng tôi rất coi trọng việc làm tốt công tác tư liệu, xử lý, chọn lọc, đảm bảo tính khách quan, khoa học của tư liệu.

    5. Bố cục của khóa luận

    Ngoài phần mở đầu mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm hai chương.

    Chương 1: Bối cảnh lịch sử và những chính sách của triểu Tự Đức đối với thủ công nghiệp.

    Chương 2: Thực trạng thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...