Luận Văn LS064 - Tiếp cận tín ngưỡng phồn thực từ góc nhìn Phân tâm học

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    I. Lý do chọn đề tài


    Tôn giáo và tín ngưỡng là một phạm trù không thể thiếu trong đời sống tâm linh của con người. Nếu như vật chất về cơ bản phục vụ những nhu cầu hữu hình, đảm bảo cho sự tồn tại sinh học, sự tiếp nối sinh học, những ý muốn hiện hữu thì tinh thần dẫn nối con người với những mong muốn tồn tại trong tư duy và nhận thức, những ước vọng, nguyện ý làm cho con người được thỏa mãn về mặt tâm lý. Tôn giáo (Religion) và tín ngưỡng (Belief) cũng không phải là ngoại lệ. Về cơ bản, tôn giáo (mang tính niềm tin cộng đồng) và tín ngưỡng (mang tính niềm tin cá nhân) đều có chung nguồn gốc tâm lý, đó là sự thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên, phi thường hóa mối liên hệ của con người đang sống với những người đã chết, gán niềm tin (vốn được các học giả Hoa Kỳ cho rằng, là hình thái ý thức làm cho con người mang một sức mạnh thần kỳ, lại cũng là một sự lệ thuộc cố hữu, nhưng điều đó lại làm cho con người khác hẳn con vật, có hành vi lý tính phức tạp, khó kiểm soát, tạo ra bản chất Người không thể nhầm lẫn) vào ý thức của con người. Là một dạng thức tín ngưỡng, tín ngưỡng phồn thực cũng không nằm ngoài điều đó. Mối quan hệ giao tính vồn luôn là đề tại nhạy cảm nhưng lại gắn bó thiết thực với đời sống, do nó là một thành phần không thể thiếu trong yếu tố cấu thành bản chất sinh học cũng như cấu trúc ra ý thức con người luân lý. Với vai trò là một hình thức thể hiện mối liên hệ giữa mối quan hệ giao tính vào hình thức sùng bái, đề tài tín ngưỡng phồn thực vốn đã được nhiều học giả trong và ngoài nước xem xét từ trong các nghi lễ, hình thức biểu hiện, văn, thơ nói chung chứ chưa xem xét ở vai trò tâm lý hình thành. Với yêu cầu đó, người viết đã mạnh dạn sử dụng Phân tâm học - một môn khoa học mới mẻ với nhiều lý thuyết đột phá về tâm lý, nhằm lấy đó làm cơ sở cho phương pháp luận khi bước đầu nghiên cứu đề tài này. Tuy là một môn khoa học ít nhiều còn xa lạ, nhưng với sự nghiên cứu liên ngành và đa ngành nói chung, thì việc ứng dụng phân tâm học vào các ngành khoa học xã hội và nhân văn đã được thực hiện. Chính vì lẽ đó, việc tiếp cận một tín ngưỡng từ góc độ chuyên ngành này là một điều có thể chấp nhận được.

    II. Phương pháp nghiên cứu

    - Khảo cứu tài liệu

    - So sánh, đối chiếu.

    - Phân tích, biện luận

    - Phương pháp liên ngành với các khoa học xã hội và nhân văn.

    Đề tài: Tiếp cận tín ngưỡng phồn thực từ góc nhìn Phân tâm học


    III. Kết cấu đề tài

    Gồm 2 chương :

    - Chương 1 : Các khái niệm

    - Chương 2 : Luận giải tín ngưỡng phồn thực
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...