Tiểu Luận LS051 - Vai trò và vấn đề khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Lịch sử, xét theo phương diện bản thể luận, là những gì đã xảy ra trong quá trình phát triển của xã hội loài người và đồng thời nó cũng tồn tại khách quan đối với chúng ta có muốn như thế nào thì nó cũng đã xảy ra như vậy.

    Vấn đề được đặt ra ở đây là, Lịch sử đã xảy ra và chúng ta nhận thức nó như thế nào? Những căn cứ nào để cho ta nghiên cứu, nhận thức được những gì đã xảy ra quá khứ? (Tất nhiên là không thể chính xác tuyệt đối được).

    Điểm quan trọng nhất của hoạt động nghiên cứu lịch sử là nhận thức được quá khứ và nhận thức được lịch sử (một cách tiệm cận) thông qua việc nghiên cứu lịch sử. Qua đó, nhà nghiên cứu có thể khái quát thành những quy luật, những bài học lịch sử để phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Do lịch sử đã trải qua, cho nên con người không không thể quan sát trực tiếp các sự kiện, quá trình lịch sử đó xảy ra, do đó việc nhận thức phải dựa vào nhiều nguồn sử liệu khác nhau. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, các nguồn sử liệu có vai trò cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu lịch sử, như nhà sử học Ba Lan J.iôpôlski đã viết: Nguồn sử liệu luôn là tài sản quý giá nhất của nhà sử họ, không có nó ta không thể là nhà sử học.

    Về vai trò của sử liệu đối với nghiên cứu lịch sử thì không phải bàn cãi. Nếu xem một công trình nghiên cứu lịch sửlà một “món ăn” thì các nguồn sử liệu chính là những sản phẩm, những gia vị để “chế biến” nên món ăn đó. Nhưng xung quanh vấn đề khai thác, sử dụng tư liệu cũng có nhiều vấn đề được đưa ra. Đặc biệt là đối với những nhà nghiên cứu vừa mới “chập chững vào nghề” hay là với các sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử nói chung thì công tác sử liệu của họ cũng còn có những thiếu sót nhất định. Mà thiêu sót lớn nhất chính là việc đánh giá không đúng vai trò của các nguồn sử liệu khác nhau cũng như trong công thức thu thập, xử lý, phê phán sử liệu.

    Có thể thấy ý nghĩa thực tiễn nhất của việc nghiên cứu đề tài này chính là tác dụng thực tiễn của nó đối với chúng tôi. Trong điều kiện thực tiễn chưa được tiếp cận một cách đầy đủ về công tác sử liệu cũng như có rất ít điều kiện nghiên cứu; việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất thiết thực đối với việc học tập nghiên cứu cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp đối với những học viên đang theo học chuyên ngành lịch sử như chúng tôi. Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có được một cái nhìn đúng đắn hoàn thiện về vai trò của sử liệu và công tác sử liệu, phục vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu và học tập sau này.

    2. Mục đích - nhiệm vụ

    Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này, giúp cho chúng tôi thấy được một cách đầy đủ hơn vai trò của các nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử. Mỗi một nguồn sử liệu đều có vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu. Vấn đề là chúng ta không được xem nhẹ một nguồn sử liệu nào, tuỳ từng đề tài nghiên cứu mà sử dụng chúng một cách thích hợp. Trong nghiên cứu lịch sử, sử liệu không phải là một sự thật được sao chép lại một cách đầy đủ, trọn vẹn mà nó chỉ là sự phản ánh sự thật ấy trong ý thức của người nghiên cứu. Nhà sử học quan sát, nghiên cứu sự phản ánh ấy trong các nguồn sử liệu. Nhà sử liệu không thu nhập ngay nguồn tri thức có sẵn ban đầu ở các nguồn sử liệu, mà chỉ dựa vào nó để tạo ra tri thức khoa học của mình về đối tượng nghiên cứu. Nói như vậy để thấy được mục đích của việc tìm hiểu đề tài này là giúp cho chúng tôi có được một phương pháp khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu một cách hợp lý.

    Về sử liệu học nói chung, vai trò cũng như phương pháp khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu nói riêng đã có rất nhiều bài viết, nhiều tác giả đề cập trong thời gian trước đây cũng như gần đây. Do đó, chúng tôi không tham vọng đi tìm một phát hiện mới trong đề tài này mà chỉ trên cơ sở các tài liệu thu thập được, cộng với những kiến thức, kinh nghiệm tiếp thu được để hoàn thành đề tài. Trên cơ sở đó, chúng tôi cố gắng trình bày một cách đầy đủ về vai trò của các nguồn sử liệu và vấn đề khai thác, sử dụng chúng trong nghiên cứu lịch sử.

    3. Kết cấu tiểu luận

    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, tiểu luận “Vai trò và vấn đề khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...