Tiểu Luận LS045 - Chính sách của nhà Nguyễn đối với kinh đô Huế từ 1802 – 1884

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Triều đại này đã để lại nhiều dấu ấn mang đặc trưng riêng trên phần lớn các di sản truyền lại cho thế hệ sau. Vì thế, trong vấn đề nghiên cứu xã hội Việt nam truyền thống cũng như cho đến nay, việc nghiên cứu sâu sắc và toàn diện các vấn đề lịch sử triều Nguyễn là một trong những nhiệm vụ trong tâm của giới sử học Việt Nam hiện nay nhằm góp phần vào công cuộc nhận thức lại và đánh giá chính xác hơn về triều đại này.

    Xét trên phương diện chung, lịch sử nhìn nhận triều Nguyễn là một triều đại có nhiều sai lầm và hạn chế. Ngay từ khi thiết lập vương triều với những chính sách đi ngược lại với lợi ích nhân dân. Triều Nguyễn vì quyền lợi ích kỷ của dòng họ mình tiếp tục duy trì các tư tưởng, các chính sách bảo thủ lạc hậu kìm hãm sự phát triển của xã hội. Đặc biệt với thái độ bạc nhược, thiếu kiên quyết triều Nguyễn từng bước đầu hàng và dâng nước ta cho thực dân Pháp, biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập tự chủ thành một nước thuộc địa nửa phong kiến kéo dài hơn 80 năm.

    Nhưng xét trên từng khía cạnh riêng, chúng ta không thể phủ nhận hết các vai trò của vương triều Nguyễn. Triều Nguyễn với tư cách là vương triều cầm quyền đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội đặc biệt là những chính sách quan tâm của triều Nguyễn với Huế với tư cách là một kinh đô.Triều Nguyễn đã để lại cho dân tộc ta một kinh đô cổ kính và hoa lệ. Kinh đô Huế mà những di sản vật thể và phi vật thể đã đựơc UNESSCO xếp hạng di sản văn hoá thế giới. Đó chính là kết quả của những chính phát triển có trọng tâm và có sự ưu đãi hơn so với các địa phương khác trong cả nước . Như vậy Huế không chỉ là trung tâm văn hoá, kinh tế, xã hội của Đại Nam thời Nguyễn mà còn là một thành phố có nhiều thế mạnh và vai trò quan trọng với nước ta hiện nay.


    Nghiên cứu tổng hợp các chính sách của kinh đô Huế, triều Nguyễn có nhiều ưu đãi quan tâm khuyến khích phát triển hơn so với các vùng khác, rút ra bài học trong chính sách phát triển thủ đô hiện nay và những kinh nghiệm cho chúng ta trong việc phát triển những di sản của cố đô Huế- một thành phố giàu tiềm năng. Chúng tôi chọn vấn đề “chính sách của nhà Nguyễn đối với kinh đô Huế từ 1802 - 1884” làm báo cáo.


    II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Nghiên cứu vấn đề này chúng tôi muốn tìm hiểu nhà nước tập quyền quân chủ ở giai đoạn chuyên chế này đã quản lý kinh kỳ với những chính sách mục đích, kết quả như thế nào?

    Các chính sách nghiên cứu gồm: chính trị , kinh tế, văn hoá, xã hội và giới hạn từ 1802-1884 và cả Thừa Thiên phủ

    Đề tài giới hạn từ 1802-1884, đây là giai đoạn triều Nguyễn trị vì cả đất nước rộng lớn theo mô hình quân chủ tập quyền trước khi ta mất chủ quyền vào tay thực dân Pháp. Chính sự ổn định tương đối trong giai đọạn đầu tạo điều kiện để nhà Nguyễn có những chính sách phát triển hợp lý với kinh đô về mội mặt, tạo điều kiện cho huế phát triển vuợt trội hơn so với các địa phương khác trong cả nước

    Đề tài góp phần giúp chúng ta tiếp cận với việc chỉ đạo của nhà nước phong kiến Nguyễn. Đó cũng là kinh nghiệm để chúng ta xem xét vai trò của nhà nước với thủ đô hiện nay. Đồng thời bổ sung các cứ liệu lịch sử để khôi phục tôn tạo các di tích di vật và chiến lược phát triển Huế hiện nay.


    III. CƠ SỞ TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Nguồn tư liệu quan trọng được lấy từ những bộ chính sử nhà Nguyễn như Đại Nam thực lục (ĐNTL) tiền biên và chính biên do Viện sử học dich và xuất bản thành 38 tập ghi lại lịch sử 1558-1888; Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) của Phan Huy Chú. Ngoài ra, báo cáo còn sử dụng công trình nghiên cứu của một số tác giả khác.

    Phương pháp nghiên cứu phổ biến là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp lịch sử và logic như mô tả lịch sử, nghiên cứu sử liệu, phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp sử liệu .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...