Tiểu Luận LS038 - Mặt trận Việt Minh và những phong trào đấu tranh giải phong dân tộc từ 1941- 1945

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU​


    Cách mạng tháng Tám là một sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nó đập tan xiềng xích của thực dân Pháp và phát xít Nhật, lật nhào chế độ quân chủ hàng thế kỉ trên đất nước ta, mở ra một kỉ nguyên mới trong đời sống của nhân dân ta, kỉ nguyuên mà nhân dân lao động đã đứmg lên làm chủ vận mệnh của mình, thiết lập nên một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một chế độ tiên tiến nhất ở Đông Dương. Góp phần vào thành công vĩ đại đó là sự lãnh đạo tài tình, khôn khéo của Đảng, trong đó sự ra đời của Mặt trận Việt Minh và những hoạt động đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta từ tháng 5/1941- tháng 2/1945 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

    Có thể nói, giai đoạn 1941- 1945 là một giai đoạn đánh dấu sự phát triển lớn trong nhận thức và lí luận của chủ nghĩa Mac- Lênin về mặt trận và sự vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh xã hội Việt Nam của Đảng cộng sản Đông Dương. Do đó, tìm hiểu về Mặt trận Việt Minh, một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chưa từng thấy từ trước trong lịch sử, một kì công trong sự lãnh đạo giải phóng dân tộc của Đảng cộng sản Đông Dương, đặc biệt thể hiện rõ nét trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta từ 1941- 1945 nhằm làm sáng tỏ sự chuyển hướng đường lối sách lược và sự sáng tạo về một mặt trận của Đảng ta; tìm hiểu những nét độc đáo của Mậưt trận Việt Minh so với các mặt trận trước nó trong cách mạng Việt Nam và cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới trong đại chiến thế giới lần thứ hai cũng như vị trí to lớn của nó trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc từ 1941- 1945 và đặc biệt là đối với sự nghiệp cách mạng tháng Tám vĩ đại của dân tộc ta.

    Đề tài “Mặt trận Việt Minh và những phong trào đấu tranh giải phong dân tộc từ 1941- 1945” là một đề tài hay song cũng tương đối phức tạp. Hơn nữa, do trình độ nhận thức cá nhân, tài liệu tham khảo còn hạn chế, đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi bài tiểu luận cho nên, chắc chắn baì viết này của tôi vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu xót. Vì vậy, tôi rất mong được thầy cô giáo trong khoa Lịch sử giúp đỡ, bổ sung vào những chỗ thiếu xót đó để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...