Tiểu Luận LS036 - Chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất thời Lý – Trần

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU​


    Đi sâu vào chế độ phong kiến, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin đặc biệt chú ý đến chế độ sở hữu ruộng đất, xem nó là cơ sở thực sự của mọi hoạt động xã hội đương thời. Mác viết: " Chế độ sở hữu lớn về ruộng đất là cơ sở thực sự của hoạt động xã hội trung đại phong kiến ". Ở nước ta trước kia cũng vậy, người nông dân sinh ra là để nghe thấy câu " đất của vua, chùa của bụt ".

    Trong suốt các thế kỷ XIII- XV chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước chiếm địa vị thống trị. ở thế kỷ XV do tình hình phát triển của chế độ ruộng đất, nhà nước đặt ra chế độ lộc điền bổ sung cho chế độ bổng lộc bằng họ có thuế của thời Trần. Chế độ thực phong vẫn được duy trì và dần dần được thay thế bằng chính sách phong thưởng bằng ruộng đất.

    Sự phát triển của chế độ ruộng đất ở các thế kỷ XIII- XV đã diễn ra trong một khung cảnh đất nước thống nhất. Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước phong kiến trung ương là bộ phận chiếm phần lớn diện tích ruộng đất đã thành thục đương thời. Chúng ta có thể chia thành hai loại theo mức độ phụ thuộc vào sở hữu. Loại 1 bao gồm các bộ phận ruộng đất thuộc quyền sở hữu trực tiếp của nhà nước như ruộng sơn lăng. tịch điền, ruộng quốc khố hay ruộng quan.Đối với loại ruộng đất này nhà nước xuất hiện như một địa chủ tư nhân, trực tiếp phát canh và trực tiếp thu tô. Với quyền sở hữu và trực tiếp quản lý của mình, nhà nước đã dùng bộ phận ruộng đất này để ban cấp cho các công thần hay cận thần . Loại 2 là ruộng công làng xã, đều thuộc quyền quản lý gián tiếp của nhà nước trung ương. ở đây trước hết cũng cần thấy rằng, làng xã vẫn còn giữ được một loại ruộng, gọi là công bản, làm ruộng sở hữu hoàn toàn của mình. Ngoài đó ra là bộ phận ruộng khẩu phân thuộc sở hữu tối cao cảu nhà nước ở chỗ phải nộp thuế tô.

    Ở thời Trần, một bộ phận đáng kể của ruộng đất công được cấp cho các quan lại quý tộc cao cấp hay công thần theo chế độ " thái ấp ", " thực ấp ".

    Ở Việt Nam chế độ sở hữu của nhà nước về ruộng đất có những đặc điểm riêng của mình. Đến thời Trần nó mang một nội dung kinh tế rất cụ thể. Nó không chung chung như buổi đầu độc lập. Nó cũng không nằm ở trên cao, nặng tính chất danh nghĩa như ở Ấn Độ trung đại. ở thời Trần, bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước chiếm diện tích lớn nhất và giữ ưu thế. Chính nó đã chi phối mọi tổ chức chính trị quy định đặc điểm cảu giai cấp địa chủ phong kiến và chi phối quan hệ giữa nhà nước và thần dân. Nhà nước Trần tổ chức theo hình thức phong kiến Trung Quốc, song quan lại vẫn còn được lựa chọn chủ yếu trong hàng ngũ con cháu nhà vua, quan lại và nội giám. Đối với nông dân hưởng chính sách thuế : ai có ruộng đất thì chịu tô thuế, sưu dịch, không có ruộng đất thì được miễn tất cả. Như vậy nghĩa vụ thần dân chỉ đặt lên vai những người có ruộng đất, những người được hưởng quyền lợi kinh tế thực sự. Nói cách khác, nhà nước chi phối thần dân chủ yếu thông qua quyền sở hữu ruộng đất của mình. Đồng thời những người này vẫn chịu sự chi phối pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên khi sử dụng quyền sở hữu của mình về ruộng đất cả nước nhà Trần cũng như nhà Lê chủ yếu không phải chỉ nhằm xây dựng quan hệ mà còn để " đảm bảo nhân công " đảm bảo thu nhập tô thuế


    Đề tài: Chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất thời Lý – Trần
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...