Tiểu Luận LS035 - Bước đầu tìm hiểu chính quyền ở Thái Nguyên thời kì Pháp thuộc (1884- 1945)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​


    Trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử dân tộc mỗi quốc gia, thì yêu cầu cần có một chính quyền vững mạnh ổn định để duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế văn hoá đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Chính quyền có vững mạnh, thống nhất mới tạo điều kiện cho việc phát triển mọi mặt của đất nước. Và ngược lại, nếu nền kinh tế, chính trị, văn hoá mà phát triển tốt nó sẽ tác động trở lại, củng cố thêm hệ thống chính quyền nhà nước trung ương.

    Tháng 8-1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam. Sau sự đầu hàng từng bước của triều đình nhà Nguyễn, đặc biệt sau khi kí hiệp ước Harmand, thực dân Pháp bắt tay ngay vào việc thiết lập nên một hệ thống chính quyền khá chặt chẽ từ trung ương tới địa phương. Chúng chia nước ta thành ba xứ: Nam kì thuộc địa, Trung kì bảo hộ và Bắc kì nửa bảo hộ. Mỗi xứ có hình thức tổ chức chính quyền riêng, với những mức độ không giống nhau để phục vụ cho công cuộc bình định và khai thác thuộc địa của chúng.

    Thái Nguyên với tư cách là một đơn vị hành chính cấp tỉnh được hình thành từ cải cách Minh Mệnh 1831[1]. Giống như nhiều địa phương khác Pháp đã thiết lập ở Thái Nguyên nói riêng một bộ máy chính quyền thực dân bên cạnh việc tiếp tục duy trì bộ máy quan lại địa phương làm công cụ, tay sai cho chúng. Tuy nhiên, Thái Nguyên với đặc điểm là một tỉnh miền núi, có nhiều dân tộc cư trú, lại là tỉnh vùng đệm giữa trung du và thượng du, có nguồn tài nguyên phong phú, đã trở thành một địa bàn quan trọng về các mặt, đặc biệt là về mặt quân sự, là một vị trí chiến lược mà thực dân Pháp cần nắm giữ. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên thời Pháp thuộc đó cũng có những nét riêng khác so với một số những địa phương trên những khía cạnh nhất định. Đồng thời nó cũng thực hiện những chức năng không nhỏ trong việc duy trì và ổn định trật tự xã hội với tư cách là một hệ thống chính quyền.

    Xuất phát từ nhận thức trên đây, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên trong thời kì Pháp thuộc (1884- 1945)” làm đề tài niên luận.

    Nội dung của niên luận tập trung vào việc trình bày tổ chức chính quyền Thái Nguyên thời Pháp thuộc. Trong đó chúng tôi trình bày vị trí chiến lược của Thái Nguyên, sự thay đổi về cương vực hành chính của Thái Nguyên dưới thời Pháp thuộc và nhấn mạnh bộ máy cai trị của thực dân ở Thái Nguyên với hai ngạch quan là Viên chức Pháp và quan lại người Việt. Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu tài liệu chính thống và tài liệu địa phương chúng tôi cũng đưa ra một vài nhận xét về tổ chức chính quyền này, mối quan hệ giữa hệ thống quan lại người Pháp và hệ thống quan lại người Việt và vai trò nhất định của chính quyền Thái Nguyên trong việc giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá.

    Cho đến nay, tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên thời Pháp thuộc đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu: Tiểu chí Thái Nguyên của Echinard (Bản dịch lưu tại ban tuyên giáo tỉnh Thái Nguyên), Khởi nghĩa Thái Nguyên 80 năm nhìn lại của Sở văn hoá tỉnh Thái Nguyên- 1997, Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng tháng 8 của Dương Kinh Quốc, Lịch sử quân sự chính trị tỉnh Thái Nguyên cũng của Echinard, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (tập 1) của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên ngoài ra còn có một số sách chuyên khảo, bài viết trên tạp chí khoa học, những luận văn, luận án cũng đề cập đến vấn đề này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...