Tiểu Luận LS032 - Cuộc hôn nhân giữa Lê Hoàn và Dương Vân Nga

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỞI MỞ ĐẦU​


    Thế kỷ X một thế kỷ đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Một thế kỷ của cuộc đấu tranh giành và gìn giữ độc lập dân tộc, cuộc đấu tranh giữa xu thế thống nhật tập quyền với xu thế cát cứ phân tán. Thế kỷ X kết thúc cũng là lúc lịch sử Việt Nam bước sang trang mới, độc lập tự chủ và phát triển đất nước. Thế kỷ X cũng là thế kỷ của những anh hùng dân tộc quyết tâm giành nền tự chủ cho đất nước. Trong giai đoạn đó Lê Hoàn nổi lên là một vị anh hùng dân tộc có vị trí đặc biệt quan trọng. Ông có đóng góp kiệt xuất trong sự nghiệp chống ngoại xâm , gìn giữ củng cố nền độc lập dân tộc và trong sự nghiệp ngoại giao xây dựng đất nước. Ông đã xây dựng lên một Đại Cồ Việt hùng mạnh tạo tiền đề cho sự phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Góp phần vào sự thành công của ông là vai trò quan trọng của thái hậu Dương Vân Nga. Mối quan hệ của hai người được rất nhiều nhà sử học quan tâm tìm hiểu phê phán có và đồng tình cũng có. Vậy tại sao lại có sự khác biệt như thế? Dựa trên sự thống kê các ý kiến đánh giá của các sử gia từ xưa đến nay, tôi muốn tìm hiểu bước đầu về mối quan hệ giữa Lê Hoàn và Dương Vân Nga và nguyên nhân khiến cho ý kiến của các sử gia khác nhau

    I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ THÂN THẾ CỦA LÊ HOÀN VÀ DƯƠNG VÂN NGA

    1. LÊ HOÀN


    Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư tập một của nhà sử học Ngô Sỹ Liên đã cung cấp thông tin chi tiết về thân thế của ông: “ Cha sinh ra vua là Mịch, mẹ là Đặng thị, khi mới có thai chiêm bao thấy trong bụng nở hoa sen, một chiếc kết thành hạt, lấy chia cho người ăn, mà chính mình thì không ăn. Khi tỉnh dậy không hiểu là cớ gì. Đến năm Thiên Phúc thứ 6 nhà Tấn là năm Tân Sửu, mùa thu, tháng 7 ngày 15 sinh ra vua. Đặng Thị thấy tướng mạo khác thường bảo người rằng:” Đứa bé này lớn lên sợ ta không kịp hưởng lộc của nó.” được vài năm thì mẹ chết rồi cha cũng chết trơ chọi một mình, cực khổ muôn chiều. Có viên quan sát họ Lê ở châu ấy thấy cho là người kì , nói :” Tư cách đứa trẻ này không phải như người thường.” Lại thấy là cùng họ mới nhận làm con, sớm tối nuôi dạy, không khác gì con đẻ”. “Đến khi lớn, đi theo Nam Việt Vương Liễn. Vua là người phóng khoáng có chí lớn, tiên hoàng khen là chí dũng, chắc thế nào cũng làm được việc, mới giao cho trông 2000 binh sĩ rồi thăng dần đến chức Thập Đạo tướng quân Điện Tiền Đô Chỉ Huy Sứ. Đến đây thay nhà Đinh làm vua đóng đô ở Hoa Lư. “

    (Đại Việt sử ký toàn thư- trang 166)

    Lê Hoàn có nhiều đóng góp lớn đối với đất nước. Ông đã đánh bại quân xâm lược nhà Tống, bẻ cái âm mưu cướp nước của chúng. Ngay sau đó lại mở quan hệ hòa hiếu với Tống khiến vua Tống phải kính nể. Về mặt xây dựng đất nước ông đã khuyến khích sản xuất nông nghiệp bằng cách cày ruộng tịch điền và đào kênh cho giao lưu thuận lợi. Công lao của ông được sử thần Ngô Sỹ Liên đánh giá:” Vua đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái sỉ nhục phiên di bắt giữ sứ thần, phá tan quân Triệu Tống để bẻ cái mưu vua tôi ăn chắc, có thể gọi là bực anh hùng nhất đời vậy.

    (Đại Việt sử ký toàn thư- trang 179)

    Mùa xuân Ất Tỵ năm 1005 vua mất tại điện Trường Xuân, thọ 64 tuổi.


    Đề tài: Cuộc hôn nhân giữa Lê Hoàn và Dương Vân Nga
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...