Tiểu Luận LS025 - Sở hữu ruộng đất tư nhân nửa đầu thế kỷ XIX

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU​


    Việt Nam cho đến nay về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, dẫu đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN thì nông nghiệp vẫn đã, đang và sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và trong việc góp phần cải thiện đời sống nhân dân cả nước. Trong bối cảnh ấy thì ruộng đất luôn luôn là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, nó là tư liệu sản xuất chủ yếu nhất đóng góp vào quá trình sản xuất lương thực thực phẩm không những nuôi sống xã hội mà còn là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Hiện nay nước ta đang đứng thứ ba về xuất khẩu gạo trên thế giới, sản phẩm của chúng ta đã có mặt trên hầu khắp các quốc gia. Do vậy, nghiên cứu về ruộng đất luôn là một đề tài nổi cộm có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nền văn minh nông nghiệp lúa nước đã tồn tại trên mảnh đất này hàng nghìn năm kê từ khi loài người xuất hiện. Trong tiến trình của lịch sử nó không bao giờ tách rời với đời sống của nhân dân nói chung và ruộng đất vốn dĩ là một hình thức bóc lột của triêù đình phong kiến đối với nông dân nghèo. Quá trình ấy đã kéo lùi lịch sử xuống hàng trăm năm để đến ngày nay nước ta vẫn lã một nước nghèo so với thế giới.

    Dọc theo chiều dài của lịch sử dân tộc ta từ thời kỳ dựng nước vấn đề ruộng đất đã được nhiều sử gia đặc biệt quan tâm. Vào đầu thế kỷ XIX sở hữu ruộng đất ở nước ta gồm ba loại: Sở hữu Nhà nước, sở hữu ruộng đất công làng xã và sở hữu tư nhân. Trong bài viết này tôi chỉ xin đi sâu hơn vào một bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân ở nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn. Đây là một loại hình đã phát triển cực thịnh cả về chất lượng và số lượng từ đầu thế kỷ XVIII. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của sở hữu tư nhân về ruộng đất là thuộc tính của chế độ phong kiến. Sự mở rộng sở hữu lớn của tư nhân về ruộng đất là bản chất, là chỉ tiêu đánh giá tính điển hình của phương thức sản xuất phong kiến. Sở hữu ruộng đất nói chung có hai bộ phận: Sở hữu địa chủ lớn, nhỏ và sở hữu nhỏ của nông dân tự canh. Cùng với nhiều nguyên nhân khác nữa, trong lúc quyền tư hữu ruộng đất nói chung phát triển thì bộ phận thứ nhất nói trên đã có xu thế mạnh hơn, tạo nên nạn kiêm tính ruộng đất trầm trọng gây ra sự phá sản củ nông dân nghèo và hạng trung.

    Muốn hiểu rõ tình hình sở hữu ruộng đất tư nhân nửa đầu thế kỷ XIX, thấy rõ được xu thế phát triển của nó trong lịch sử trước hết ta cần hiểu một cách khái quát về những đặc điểm của loại hình này vào cuối thế kỷ XVIII. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần hiểu được về loại hình sở hữu công làng xã để từ đó có sự so sánh khách quan và trung thực nhất, thấy được ưu thế cũng như hạn chế của mỗi loại hình sở hữu ruộng đất ấy trong lịch sử.

    Cho đến thế kỷ XVIII, trong khi đại đa số nhân dân yêu cầu quyền tư hữu nhỏ về ruộng đất thì quyền sở hữu địa chủ dần dần trở nên lỗi thời và bị đặt trước nguy cơ bế tắc. Hoàn cảnh này đòi hỏi được giải quyết bằng sự nảy sinh và phát triển các nhân tố quan hệ tư bản chủ nghĩa. Nhà nước phong kiến lúc này chỉ có thể hành động theo một hướng: hạn chế bớt sự phát triển của sở hữu địa chủ để kéo dài tuổi thọ của nó. Điều này dẫn đến quyền sở hữu tư nhân nói chung về ruộng đất lại bị quy định lại ở điều kiện thuế lệ. Kể từ năm 1722 ruộng đất tư hữu nói chung lại bị đánh thuế. Sự phát triển đến cao độ của sở hữu tư nhân với sự phân hoá hai cực ở thế kỷ XVIII là đặc điểm của thế kỷ này. Nó là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng nông dân lưu tán và một cao trào khởi nghĩa nông dân rầm rộ báo hiệu lịch sử đã bắt đầu chất vấn lý do tồn tại của chế độ phong kiến.


    Đề tài: Sở hữu ruộng đất tư nhân nửa đầu thế kỷ XIX
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...