Báo Cáo LS012 - Tìm hiểu chính quyền bù nhìn phong kiến Việt Nam ở Trung kì giai đoạn 1884-1925

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU



    Mỗi một chế độ lập ra đều có một chính quyền của mình. Chính quyền quân chủ trong nhận thức nói chung là toàn bộ tổ chức quyền lực chính trị từ trung ương đến địa phương. Nó thể hiện quyền lực và là công cụ phục vụ cho lợi ích của chế độ đó.Vì vậy khi nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của một chính quyền sẽ thấy rõ được cái cốt lõi, thực chất của chế độ đó.

    Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam triều đình phong kiến nhà Nguyễn từng bước đầu hàng nhục nhã trước sự tấn công của thực dân Pháp. Thực dân Pháp xâm chiếm nước ta tới đâu là thiết lập ngay bộ máy thống trị của chúng với nhân dân ta tới đó. Chúng chia nước ta thành 3 xứ: Nam Kì thuộc địa, Bắc Kì bảo hộ, Trung Kì nửa bảo hộ. Bộ máy thống trị này ngày càng được củng cố để dựa vào đó thực hiện mục đích thực dân của chúng.

    Tại Trung Kì, thực dân Pháp tiếp tục duy trì chế độ phong kiến của quan lại nhà Nguyễn song thực chất đó chỉ là một hình thức chính quyền bù nhìn do Pháp lập ra để thực hiện mục đích kinh tế, chính trị của mình.

    Có thể nói Trung Kì là trung tâm của triều đình Huế. Đây là nơi đại diện cao nhất cho sự tồn tại của quan lại nhà Nguyễn bấy giờ, đồng thời cũng là nơi Pháp duy trì chế độ nửa bảo hộ. Vì thế nghiên cứu Trung Kì thì có thể thấy được tính chất điển hình nhất của chế độ phong kiến bù nhìn Nam triều cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

    Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề được đặt ra trong thời gian đó như “ Lịch sử cận đại Việt Nam”(Trần Văn Giàu), “Lịch sử cách mạng Việt Nam” (Đào Duy Anh), “Cách mạng cận đại Việt Nam” (Trần Huy Liệu), “Lịch sử tám mươi năm chống Pháp” (Trần Huy Liệu) Những công trình này đã trình bày khá sâu sắc cụ thể bối cảnh xã hội của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đương thời, những chính sách cai trị của thực dân Pháp với thuộc địa Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, phong trào đấu tranh của dân tộc ta chống lại ách đô hộ của thực dân . Đây là những nguồn sử liệu gốc hết sức quan trọng trong công việc nghiên cứu về sau này. Nó cung cấp cho chúng ta những phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề và nó còn là những tri thức quan trọng giúp cho ta nhân thức về những sự kiện lịch sử và quá trình lịch sử của dân tộc.

    Tuy nhiên việc nghiên cứu sâu vào tính chất lệ thuộc của triều Nguyễn một cách cụ thể thì còn là vấn đề mới mẻ. Hoặc có chăng là những công trình nghiên cứu mang tính khái quát bao trùm. Tiếp cận vấn đề từ một khía cạnh hẹp hơn tôi muốn thể hiện một cái nhìn cụ thể sâu sắc hơn về bản chất của chế độ bù nhìn Nam triều và quyền lực thực chất của quan lại nhà Nguyễn. Đồng thời có cách đánh giá khách quan hơn về thái độ chính trị của triều đình Phong kiến và một số quan lại Nam triều

    Mục đích của báo cáo:

    Từ trước đến nay, trong lịch sử nghiên cứu về triều Nguyễn nói chung và bộ máy quân chủ của Nam triều nói riêng có thể nói quan điểm có ý nghĩa chi phối là “Chính quyền quân chủ Việt Nam sau Hiệp ước Patenotre (6/6/1884) là chính quyền bù nhìn và tay sai cho giặc” và cho đến thời Bảo Đại thì mới kết thúc. Tuy nhiên ở bài viết nhỏ này với tiêu đề “Tìm hiểu chính quyền bù nhìn phong kiến Việt Nam ở Trung kì giai đoạn 1884-1925” chúng tôi muốn làm rõ hơn tính chất bù nhìn của chính quyền đó trên từng khía cạnh, phạm vi. Đồng thời cũng muốn đánh giá lại thái độ chính trị tích cực của một số vua quan trong lịch sử chống Pháp mà về sau này khi triều đình đã bị biến thành một thiết chế bù nhìn, chúng ta vẫn còn ghi nhận được những hành vi yêu nước chống sự chiếm đóng của ngoại bang của các vị vua như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân cùng với quan lại có tinh thần yêu nước như Tôn Thất Thuyết và phong trào Cần Vương ở khắp mọi nơi. Đó là số ít những người có ý thức đầy đủ thảm cảnh bị cướp giật quyền tự chủ, độc lập của dân tộc và có những sự nỗ lực để thoát ra khỏi tình trạng bù nhìn lệ thuộc đó.


    Về phạm vi nghiên cứu:

    Với báo cáo này phạm vi không gian được đề cập đến là nghiên cứu trong giới hạn Trung kì vì thực ra sau Hiệp ước Patenotre thì quyền hạn của chính quyền quân chủ chỉ còn tồn tại ở Trung Kì. Và như đã nói ở trên thì đây là nơi đại diện cao nhất cho sự tồn tại của quan lại nhà Nguyễn bấy giờ, đồng thời cũng là nơi Pháp duy trì chế độ nửa bảo hộ. Vì thế nghiên cứu Trung Kì thì có thể thấy được tính chất điển hình nhất của chế độ phong kiến bù nhìn Nam triều cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Đối với phạm vi không gian thì những mốc 1884 và 1925 đều mang những ý nghĩa nhất định. Năm 1884 là năm diễn ra việc kí kết hiệp ước đầu hành nhục nhã của triều đình Huế trước sự tấn công của thực dân Pháp. Có thể nói từ sau hiệp ước này Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Pháp cho dù tên gọi ở mỗi miền có khác nhau đi chăng nữa. Năm 1925 là năm quan trọng được đánh giấu bằng bản Quy ước kí ngày 6/11/1925 giữa chính quyền thực dân và triều đình phong kiến. Với bản quy ước này chính quyền thực dân đã hoàn toàn nắm quyền lập pháp hành pháp và tư pháp. Nó đã tự lột bỏ cái nhãn hiêu “bảo hộ” giả nhân giả nghĩa của nó. Có thể nói đây là đỉnh cao của đường lối trực trị của chính quyền thuộc địa. Bài viết do giới hạn về mặt thời gian và tài liêu nên chỉ đề cập đến bộ máy cai trị của thực dân ở cấp độ Trung ương, kì và tỉnh còn cấp độ lãng xã xin được tiếp tục nghiên cứu.

    Bài viết có tham khảo những tài liệu gốc, văn bản gốc, nhiều công trình nghiên cứu có liên quan của các nhà sử học và những giáo sư đầu ngành. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn trực tiếp đồng thời là sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của Thầy cô giáo trong khoa cùng bạn bè đã giúp đỡ cho em hoàn thành báo cáo này. Do còn nhiều hạn chế về nhận thức và trình độ nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và bạn bè để bổ xung và sửa chữa. Em xin chân thành cảm ơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...