Báo Cáo LS008 - Biến đổi cơ cấu kinh tế miền Bắc 1954 – 1960

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU​


    Cùng với sự phát triển của Cách mạng Việt Nam, chế độ kinh tế nước ta đã có những thay đổi rất sâu sắc. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám và sự thành lập của nhà nước dân chủ nhân dân đã tạo những điều kiện để chúng ta cải biền nền kinh tế mang nặng tính chất thuộc địa và nửa thuộc địa phong kiến thành một nền kinh tế độc lập và dân chủ. Nhiệm vụ kinh tế đó chưa thực hiên được bao nhiêu thì dân tộc ta lại phải tiến hành cuộc kháng chiến gian khổ và lâu dài chống bọn đế quốc xâm lược để bảo vệ nền độc lập mới giành được, để bảo vệ nhà nước dân chủ nhân dân non trẻ.

    Trong tình hình như vậy mà phải chuyển nền kinh tế còn mang nhiều tàn tích thực dân, phong kiến và rất thấp kém thành một nền kinh tế kháng chiến, một nền kinh tế có khả năng phục vụ cho nhu cầu to lớn của cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, thật là một sự nghiệp cực kỳ khó khăn. nhưng nhờ vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng và nhà nước dân chủ nhân dân kết hợp với lòng yêu nước cao độ, lòng hy sinh vô bờ bến và tinh thần phấn đấu tự lực cánh sinh của nhân dân cả nước, một nền kinh tế kháng chiến đẫ vững vàng như ý chí chiến đấu cứu nước của nhân dân ta đã xây dựng được và lớn mạnh dần theo đà phát triển của cuộc kháng chiến thần thánh cứu nước. Nền kinh tế được xây dựng nên trong thời kỳ khói lửa ấy, tuy không thể nói là phồn thịnh, nhưng đã đảm bảo cho quân và dân ta có đủ cơm ăn áo mặc để theo đuổi cuộc đấu tranh vũ trang đến thắng lợi.

    Nền kinh tế kháng chiến không phải chỉ là một nền kinh tế dân tộc mà nó còn mang ngày càng nhiều tính chất dân chủ: cuộc cách mạng ruộng đất đã được thực hiện từng bước ngay trong thời kỳ kháng chiến, một phần lớn ruộng đất trước đây tập trung trong tay bọn thực dân và phong kiến, lần lượt được chuyển về tay dân cày, và cuối cùng, những đợt triệt để cải cách ruộng đất tiến hành trước và sau ngày hoà bình được lập lại đã hoàn toàn xoá bỏ những tàn tích phong kiến trong nền kinh tế miền Bắc nước ta. Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân ta đã thu được thắng lợi to lớn, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng khỏi ách đế quốc và phong kiến.

    Chính đảng Mác Lê nin chủ trương cách mạng không ngừng. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành ở miền Bắc có nghĩa là là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) phải bắt đầu. Nhiệm vụ cơ bản đặt ra trước mắt chúng ta là phải làm thế nào cải biến nền kinh tế có nhiều thành phần thành nền kinh tế XHCN thuần nhất, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho CNXH. Vận dụng một cách sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác Lê nin về cách mạng XHCN và xây dựng CNXH, xuất phát từ tình hình và đặc điểm cụ thể của nước ta và kết hợp chặt chẽ với hệ thống CHXN thế giới hùng cường, Đảng ta đã kiên quyết lãnh đạo nhân dân lao động đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH, và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ.

    Sự biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội nói chung ở thời kỳ (1954-1960) nhất là biến đổi trong kinh tế ở thời kỳ này có vai trò và ý nghĩa rất to lớn đối với sự nghiệp cách mạng XHCN ở miền Bắc nói riêng và đối với cả nước nói chung. nó là giai đoạn mở đầu của sự nghiệp cách mạng mới ở miền Bắc- cách mạng XHCN và làm nhiệm vụ hậu phương lớn quyết định cho tuyền tuyến miền Nam tiến tới thống nhất cả nước. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng như vậy, đã có không ít những nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu đánh giá và tổng kết ở nhiều góc độ khác nhau về sự biến đổi cơ cấu kinh tế này. còn riêng với bản thân tôi, với tư cách là một sinh viên năm thứ tư khoa lịch sử, trong bài chuyên đề này, tôi chỉ xin góp một chút hiểt biết của mình về sự biến đổi cơ cấu kinh tế – xã hội của miền Bắc từ 1954 - 1960 thông qua việc tìm hiểu sự biến đổi cơ cấu kinh tế trong giai đoạn này, dựa vào việc đọc một số tài liệu của các đồng chí đã từng giữu những chức vụ quan trọng của Đảng và nhà nước trong những năm tháng hào hùng đó như: Của đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Trường Chinh, của đồng chí Phạm Văn Đồng, của viện kinh tế học, của tác giả Nguyễn Đình Lê, Trương Thị Tiến, và một số những bài viết trên tạp chí kinh tế chủ yếu là những năm từ 60 –65, tạp chí nghiên cứu lịch sử.



    Đề tài: Biến đổi cơ cấu kinh tế miền Bắc 1954 – 1960
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...