Báo Cáo LS003 - Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc thời kỳ 1954 – 1960

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    ​Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội là một lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu về kinh tế và xã hội quan tâm bởi tính thời sự và ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Nó không những chỉ ra cho chúng ta thấy sự vận động, thay đổi một cách đơn thuần về kinh tế - xã hội, mà còn giúp chúng ta nhận thức rõ hơn bản chất của sự thay đổi đó.

    Nền kinh tế - xã hội Việt Nam đã gắn bó chặt chẽ cùng với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc. Đồng thời vận dụng sáng tạo học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng không ngừng và chủ nghĩa duy vật biện chứng trong xem xét các sự vật hiện tượng; Đảng và nhà nước ta đã căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước mà có những chính sách cụ thể nhằm phát triển kinh tế xã hội.

    Lịch sử đã chứng minh rằng không phải cái gì ra đời trước cũng đúng. Bởi lịch sử luôn luôn vận động theo quy luật phủ định biện chứng. Nó sẽ kế thừa những tinh hoa và bổ xung những điều mới mẻ phù hợp với hoàn cảnh của xu thế mới.

    Đối với Việt Nam, trên bước đường xây dựng và củng cố đất nước từ 1945 đến nay, Việt Nam đã trải qua hàng loạt các biến cố lịch sử, đồng thời cũng chứng kiến sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Từ một nền kinh tế với những khó khăn chồng chất từ di hoạ của chế thực dân phong kiến, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ đã phải thực hiện hàng loạt các chính sách nhằm xây dựng và củng cố chính quyền mới. Nhưng thời kỳ đầu khi chúng ta mới giành được độc lập, nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng chuyển vào thời chiến. Vì vậy mà có những khó khăn, hạn chế nhất định trong việc phát tiển một nền kinh tế - xã hội toàn diện.

    Đến khi hoà bình lập lại trên lãnh thổ miền Bắc, Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã quyết tâm đưa miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa xã hội (CNXH), trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam. Và kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ này có sự phân cực sâu sắc. Một bên là miền Bắc phát triển trong điều kiện hoà bình, còn miền Nam ở trong thời chiến.

    Khi hoà bình lâp lại trên toàn bộ lãnh thổ nước ta, chúng ta có điều kiện đưa cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế - xã hội Việt Nam quy tụ về một mối và phát triển trong thế nâng đỡ nhau. Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục có những bước chuyển mới. Sau khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện vào năm 1986 thì cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam được xác lập một cách cụ thể hơn với các thành phần kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Cơ cấu xã hội cũng có những biến đổi theo phù hợp với tình hình mới.

    Rõ ràng nếu chúng ta có điều kiện đi sâu nghiên cứu toàn bộ sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam trong một thời gian dài như vậy, chúng ta sẽ thấy được một bức tranh toàn diện về đất nước ta trên hai bình diện đó. Tuy nhiên với phạm vi của một tiểu luận chuyên đề thì việc tìm hiểu một thời kỳ dài như vậy là một điều rất khó khăn. Nó đòi hỏi phải có tời gian tìm hiểu, tổng hợp, nghiên cứu, khảo nghiệm mới có thể hoàn thành được.Vì vậy trong chuyên đề này tôi chỉ xin đi sâu vào tìm hiểu biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc thời kỳ 1954 - 1960. Qua đó làm nổi bật bức tranh kinh tế - xã hội miền Bắc thời kỳ đầu hoà bình. Và cũng qua đó làm sáng tỏ một số điều trong thời kỳ khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN mà miền Bắc đã tiến hành.

    Viết về vấn đề này đã có nhiều tác giả dồn tâm nghiên cứu. Có người đặt nó trong một tổng thể, cũng có ngưòi nhìn nhận nó ở từng khía cạnh ví như cách mạng ruộng đất, hợp tác hoá nông nghiệp, thủ công nghiệp, nội thương . Nhưng nếu như vậy chúng ta sẽ khó có thể đi sâu và thấy hết được sự chuyển biến của nó.

    Cho nên việc đi sâu vào tìm hiểu một giai đoạn ngắn như vậy thiết nghĩ là một việc làm cần thiết. Nó sẽ có điều kiện đi sâu hơn, mổ sẻ vấn đề một cách cụ thể hơn và cũng vì vậy làm rõ được bản chất của sự biến đổi. Qua đây tôi cũng muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hình thành phương pháp tư duy, cũng như phương pháp luận trong tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này.


    Đề tài: Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc thời kỳ 1954 – 1960

    Cụ thể hơn tiểu luận chuyên đề của tôi ngoài lời mở đầu sẽ có những phần chính như sau:

    Phần I: Tình hình kinh tế - xã hội miền Bắc sau hiệp định Giơnevơ.

    Phần II: Việc thực hiện những chủ trương, chính sách mới của Đảng trong thời kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa (XHCN) - Nhân tố quan trọng tác động đến biến đổi cơ cấu kinh tế -xã hội thời kỳ 1954- 1960.

    Phần III: Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc thời kỳ 1954- 1960

    Phần IV: Nhận xét

    Phần V: Kết luận


    Với bố cục như trên tôi nhằm là nổi bật thực trạng về kinh tế - xã hội miền Bắc sau hiệp định. Qua dó chúng ta sẽ thấy đựoc ý nghĩa của những biến đổi về kinh tế - xã hội của miền Bắc trong thời gian này. Đồng thời đi tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi thực tế của sự biến đổi đó. Phần nhận xét sẽ là phần tôi đánh giá tổng hợp, nâng cao vấn đề và trình bày một số nhận thức của mình về vấn đề nghiên cứu. Phần kết luận tôi đi khái quát toàn bộ vấn đề nghiên cứu và rút ra ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

    Tuy đã có sự nỗ lực cố gắng trong việc tìm tòi nguồn tư liệu và xử lý chúng, cũng như việc vận dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp liên ngành ( kinh tế - lịch sử - xã hội học) trong việc sử lý đề tài. Nhưng tôi chắc chắn rằng bài viết của tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý của những người quan tâm đến đề tài này.

    Tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Đình Lê - người trực tiếp giảng dạy tôi chuyên đề này - đã có những gợi mở giúp tôi lựa chọn và hoàn thành bài tiểu luận chuyên đề.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...