Luận Văn LS002 - Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1954-1960

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


    Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ do Đảng lãnh đạo đã giành được thắng lợi, song sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước vẫn chưa hoàn thành. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: miền Bắc, hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; ở miền Nam, Mỹ thay chân Pháp, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự.

    Lúc này, tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là xu thế hoà hoãn đang tác động tiêu cực đến chiến lược của các nước đồng minh của ta. Tất cả các nước trên thế giới, kể cả Liên Xô và Trung Quốc đều chưa ủng hộ Việt Nam dùng đấu tranh cách mạng thống nhất đất nước, mà đi vào xu thế hoà hoãn nhằm giữ nguyên trạng Châu Âu và nguyên trạng thế giới.

    Chính trong bối cảnh đó, Đảng đã phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc phân tích tình hình, xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam nói chung, đường lối đối ngoại nói riêng. Có thể nói, lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1960 đã chứng kiến quá trình nhận thức yêu cầu của lịch sử, hình thành về cơ bản đường lối đối ngoại, đồng thời từng bước triển khai thực hiện đường lối đó, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ ở miền Nam.

    Sự hình thành đường lối cách mạng Việt Nam nói chung và đường lối đối ngoại của Đảng nói riêng trong giai đoạn 1954-1960 tạo cơ sở vững chắc, đồng thời để lại những kinh nghiệm quý báu cho các giai đoạn sau này.

    Với ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: “Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1954-1960” làm đề tài Luận văn của mình.

    2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

    Đã có một số công trình nghiên cứu có đề cập đến chính sách đối ngoại của Đảng giai đoạn 1954-1960 như: “Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam” của Lưu Văn Lợi (Nhà xuất bản Công an nhân dân 1998); “Ngoại giao Việt Nam 1945-2000” của Nguyễn Dy Niên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2002); “Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)”, tập 1 (Nhà xuất bản Sự thật 1990) .; Ngoài ra, còn một số bài báo như: “Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến cứu nước (1954-1975)” của Khắc Huỳnh (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 4/2005); “Nhìn lại quan hệ Xô-Việt thời kỳ 1945-1975” của Nguyễn Ngọc Mão, Vũ Thị Hồng Chuyên (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3/1925) .

    Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu của nước ngoài về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam cũng đa dạng và phong phú như: “Giải phẫu một cuộc chiến tranh” của Gabrien Côncô, (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 1991); “Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày” của Maicơn Máclia, (Nhà xuất bản Sự thật, 1990) .

    Những công trình trên đều đề cập đến đường lối đối ngoại của Đảng ở những khía cạnh khác nhau, song chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng giai đoạn 1954-1960 một cách rõ nét và có hệ thống.

    3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    3.1. Mục đính


    - Làm sáng tỏ quá trình hình thành và nội dung đường lối đối ngoại của Đảng giai đoạn 1954-1960.

    - Làm rõ kết quả và bước đầu tổng kết, đánh giá, rút ra một số kinh nghiệm trong việc xác định đường lối và chỉ đạo thực hiện của Đảng.

    3.2. Nhiệm vụ

    - Tập hợp đầy đủ và hệ thống hoá những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài.

    - Phân đoạn lịch sử làm rõ tiến trình nhận thức cũng như sự hình thành và phát triển đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ mới.

    - Trình bày toàn bộ điều kiện lịch sử có tác động đến việc hình thành chính sách đối ngoại của Đảng trong mỗi thời đoạn trên; những nội dung của đường lối đối ngoại cũng như biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương đó.

    - Khái quát kết quả đạt được trong việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, làm rõ những thành công và hạn chế của từng thời đoạn lịch sử đó.

    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    4.1. Đối tượng


    - Quá trình nhận thức và xác định chính sách đối ngoại của Đảng từ 1954-1960, luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề này trong giới hạn từ sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7-1954) đến năm 1960.

    -Việc thực hiện chủ trương đối ngoại của Đảng trong giai đoạn này.

    - Kinh nghiệm lịch sử của Đảng trong việc xác định đường lối đối ngoại và tổ chức triển khai thực hiện.

    4.2. Phạm vi nghiên cứu

    - Bối cảnh quốc tế và trong nước, trong đó có chiến lược của các nuớc lớn ảnh hưởng đến quá trình hình thành chính sách đối ngoại của Đảng.

    - Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam nói chung và ảnh hưởng của nó đến sự hình thành chính sách đối ngoại.

    - Việc thực hiện chính sách đối ngoại và những thành công bước đầu trong quá trình thực hiện.

    5. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    5.1. Nguồn tài liệu


    - Các Văn kiện Đảng giai đoạn 1954-1960.

    - Các tác phẩm của Hồ Chí Minh, tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước có liên quan đến đường lối đối ngoại của Đảng giai đoạn này.

    - Các tác phẩm và công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, bao gồm các sách đã xuất bản, các bài đăng trên tạp chí khoa học .

    - Tài liệu đang được lưu trữ trong cơ quan lưu trữ của Đảng và Nhà nước.

    5.2. Phương pháp nghiên cứu

    - Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử nhằm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển đường lối đối ngoại của Đảng qua các thời đoạn khác nhau.

    - Đồng thời, sử dụng phương pháp logic nhằm làm rõ những vấn đề mang tính quy luật, nguyên tắc trong việc xác định và chỉ đạo thực hiện chính sách đối ngoại.

    - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh để có cái nhìn tổng thể về quá trình hình thành chính sách đối ngoại của Đảng.

    6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn được chia làm 3 chương:

    Chương 1: Quá trình hình thành đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 1954-1960.

    Chương 2: Quá trình thực hiện chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1954-1960

    Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...