Sách Lột trần Việt ngữ - Bình Nguyên Lộc

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỘT TRẦN VIỆT NGỮ
    Tác giả : Bình Nguyên Lộc
    Nxb : Nguồn Xưa. Sài Gòn 1971.

    Một công trình nghiên cứu có giá trị nhằm truy tìm nguồn gốc của tiếng Việt trong mối quan hệ với các ngôn ngữ lân cận của vùng Đông Á.

    Trích :

    Từ vài mươi năm nay, nhiều nhà học giả Pháp và Việt đã nghiên cứu lịch trình tiến hoá của Việt ngữ trong vòng ba trăm năm nay, và đã khám phá ra một số sự kiện mới lạ.

    Lần này chúng tôi thử đi xa hơn, trong thời gian và không gian, trong thời gian thì đi xa về sáu trăm năm trước, trong không gian thì đi xa từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á, rồi đến Trung Mỹ, thử xem cái Việt ngữ thượng cổ nó ra sao và đã tiến hoá cách nào cho tới ngày nay.

    Sở dĩ các bậc đàn anh của chúng tôi chỉ đi có ba trăm năm vì quí vị đó đã thấy Việt ngữ là một ngôn ngữ riêng biệt, không có bà con trong không gian và thời gian, và văn kiện cổ của ta thì không có để các vị nghiên cứu.

    Chúng tôi thấy khác rằng chúng ta thuộc chủng Mã Lai, mà có hàng trăm dân tộc khác cũng thuộc chủng Mã Lai, ở khắp thế giới và có cả tài liệu về ngôn ngữ Mã Lai trong sách vở của Trung Hoa, thành thử chúng tôi mới thám hiểm xa được trong không gian và sâu hơn trong thời gian.

    Tuy nhiên đây chỉ là công trình của kẻ phá rừng, luôn luôn có khuyết điểm. Nhưng khi nền móng đã đặt ra rồi thì người sau cứ từ đó mà tiến lên, kẻ phá rừng gặp quá nhiều chướng ngại, còn kẻ khai thác một đám đất đã được khai quang sẽ có dịp đào sâu hơn.



    Mục lục

    Tự vựng riêng của sách nầy
    Các chương:

    * Chương I - Gốc tổ ra sao?
    * Chương II - Việt ngữ đa âm trước Mã Viện
    * Chương III - Những đảo âm nội bộ trong chủng Mã Lai
    * Chương IV – Nguyên nhân mất mát D và GI của miền Bắc
    * Chương V – Tài ba của Việt ngữ
    * Chương VI – Vua Hùng lãnh đạo bao nhiêu bộ lạc
    * Chương VII – Mình với ta tuy hai mà vẫn cứ là hai, hay là Trò chơi xí cột của các đại danh từ Mã Lai
    * Chương VIII – Con gái, đàn bà, mái đực trống, chồng vợ
    * Chương IX - Về hai loại từ Cái và Con
    * Chương X – Vùng núi An Tai hay là yếu tố Mông Cổ trong Việt ngữ
    * Chương XI - Một ngàn danh từ Phù Nam trong Việt ngữ miền Nam
    * Chương XII – Hoa Phật bị hạ bệ
    * Chương XIII - Yếu tố Mênalê trong Việt ngữ
    * Chương XIV – Sơ Đăng, một dân tộc đầu đàn
    * Chương XV – Tàn tích mẫu hệ trong Việt ngữ
    * Chương XVI – Xửa = Thiệt
    * Chương XVII - Trời và Ngày
    * Chương XVIII - Việt = Rìu
    * Chương XIX – Nghi vấn về tiếng Roi
    * Chương XX - Tự vựng bỏ túi
    * Chương XXI – Man di thượng hạng và man di hạng bét
    * Chương XXII – Trãi và Mã
    * Chương XXIII – Gió thống nhứt
    * Chương XXIV - Nhứt định không là song ngữ
    * Chương XXV - Để kết luận


    Phụ lục

    * A - Người Jêh bí mật
    * B - Những con số ngộ nghĩnh
    * C - Sức sống mãnh liệt của ngôn ngữ
    * D – Vài nhận xét về các ngôn ngữ trong đại khối Mã Lai
    * E - Làm từ điển
    * F - Sự cạnh tranh ráo riết giữa danh từ của hai thứ Mã Lai
    * G – Tù, Sào là tiếng Tàu?
    * H - Nhựt Bổn và Khả Tu
    * I - Nhựt, Hàn và Việt Nam
    * K - Vớ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...