Tài liệu Lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay

    MỞ ĐẦU
    1. Lư do chọn đề tài
    Cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp cho các thế hệ con người Việt Nam noi theo. Mặc dù Người đă đi xa, nhưng tư tưởng, t́nh cảm và đặc biệt là tấm gương đạo đức của Người vẫn c̣n sống măi với mỗi người dân yêu nước Việt Nam. Những việc làm, những lời căn dặn, chỉ bảo của Người măi là những chỉ dẫn hết sức cần thiết cho chúng ta trong bước đường phát triển hôm nay và mai sau.
    Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 – 1991) đánh đấu một cột mốc quan trọng trong nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh. Tại Đại hội này, Đảng ta khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tử tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
    Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người về đạo đức có vị trí hết sức quan trọng. Người coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Người viết: “cũng như sông th́ có nguồn mới có nước, không có nguồn th́ sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc th́ cây héo, người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức th́ dù tài giỏi đến mấy cũng không lănh đạo được nhân dân” [14, 252-253]. Như vậy trong tư tưởng đạo đức của Người đạo đức là quan trọng, bồi dưỡng đạo đức là cần thiết và suốt đời.
    Những vấn đề đạo đức đă được Hồ Chí Minh xem xét một cách toàn diện đối với mọi đối tượng, trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người, trên mọi phạm vi từ hẹp đến rộng, trong cả ba mối quan hệ chủ yếu của mỗi người: đối với ḿnh, đối với người, đối với việc, như: trung với nước, hiếu với dân, thương yêu con người, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, tinh thần quốc tế trong sáng. Trong nội dung tư tưởng đạo đức của Người, thương yêu con người là một nội dung rất được Người quan tâm và thể hiện trong suốt cuộc đời ḿnh.
    Trong điều kiện hiện nay, trước những biến đổi nhiều mặt của đời sống xă hội, dưới tác động của kinh tế thị trường, sự xuống cấp của đạo đức, th́ việc t́m hiểu, nghiên cứuvà vận đụng những tư tưởng đạo đức của Người là rất cần thiết. Đặc biệt là ngiên cứu nội dung tư tưởng của Người về ḷng yêu thương con người và vận dụng tư tưởng đạo đức đó vào giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm.
    V́, thực tiễn phát triển của đất nước trong điều kiện mới đặt ra yêu cầu về nâng cao chất lượng của giáo dục đào tạo một cách toàn diện trong xu thế hội nhập, vai tṛ, vị trí của nhà giáo và sinh viên Sư phạm tiếp tục được khẳng định, những truyền thống đạo đức cao đẹp của nhà giáo và sinh viên Sư phạm cần phải được ǵn giữ, phát huy th́ việc bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức, đặc biệt là bồi dưỡng ḷng yêu thương con người theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Sư phạm lại càng cần thiết và có ư nghĩa hơn bao giờ hết.
    Với những lí do trên, em quyết định lựa chọn đề tài “Ḷng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và ư nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp của ḿnh.
    2. Tổng quan t́nh h́nh nghiên cứu của đề tài
    Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng của Người về đạo đức nói riêng, từ trước tới nay đă có rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm. Đă có không ít công tŕnh, bài viết cuả các nhà nghiên cứu bàn về tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh. Tiêu biểu như: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” của tác giả Thanh Duy, Nxb Chính trị Quốc gia, 1996; “Góp phần t́m hiểu tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh” của Lê Sỹ Thắng, Nxb Khoa học xă hội, 1991; “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh truyền thống dân tộc và nhân loại ” của Vũ Khiêu, Nxb Khoa học xă hội, 1993; “Hồ Chí Minh – Người là ngọn đuốc sáng măi trong ḷng nhân dân Việt Nam” do Phương Thúy sưu tầm; “Sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh” của tập thể các tác giả, Nxb Khoa học xă hội
    Các công tŕnh nghiên cứu trên đă có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu, t́m hiểu, chỉ ra những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khía cạnh “Ḷng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và ư nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay” th́ chưa có một công tŕnh nào bàn đến.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung làm rơ Ḷng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và rút ra ư nghĩa của ḷng yêu thương con người trong tư tưởng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay
    4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Trên cơ sở làm rơ ḷng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hô CHí Minh để từ đó rút ra ư nghĩa của tư tưởng ấy với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm trong điều kiện hiện nay
    Nhiệm cụ: Để đạt được mục đích trên, khóa luận có những nhiệm vụ sau:
    - Làm rơ tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
    - Làm rơ nội dung ḷng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
    - Rút ra ư nghĩa của ḷng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay
    Nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ḷng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Sư phạm.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó sử dụng kết hợp một số phương pháp như: phân tích – tổng hợp, logic – lịch sử, khái quát hóa – hệ thống hóa.
    6. Đóng góp về khoa học của đề tài
    Về mặt lư luận: Đề tài góp phần nghiên cứu sâu sắc, phong phú hơn ḷng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt trên cơ sở đó rút ra ư nghĩa của tư tưởng đó đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay.
    Về mặt thực tiễn: Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập, giảng dạy các môn như: tư tưởng Hồ Chí Minh, Đạo đức học
    7. Kết cấu của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương và 7 tiết
    Chương 1: Ḷng yêu thương con người – một bộ phận của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
    Chương 2: Ư nghĩa của ḷng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay.



    NỘI DUNG
    Chương 1
    L̉NG YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI – MỘT BỘ PHẬN
    CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

    1.1 Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
    1.1.1 Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh và quá tŕnh h́nh thành ḷng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
    Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại Hoàng Trù (c̣n gọi là làng Trùa), xă Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xă Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đ́nh nhà Nho. Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất năm 1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xă Chung Cự, nay là xă Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất thân từ gia đ́nh nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đă chịu khó làm việc và ham học. V́ vậy, ông được nhà Nho Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù xin họ Nguyễn Sinh đem về nuôi. Là người ham học và thông minh, lại được nhà Nho Hoàng Xuân Đường hết ḷng chăm sóc, dạy dỗ, ông thi đỗ Phó bảng và sống bằng nghề dạy học. Đối với các con, ông Sắc giáo dục ư thức lao động và học tập để hiểu đạo lư làm người. Khi c̣n trẻ, như nhiều người có chí đương thời, ông dùi mài kinh sử, quyết chí đi thi. Nhưng càng học, càng hiểu đời, ông nhận thấy: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”, nghĩa là “Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn”. Do đó, sau khi đỗ Phó bảng, được trao một chức quan nhỏ, nhưng vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối lại bọn quan trên và thực dân Pháp. V́ vậy, sau một thời gian làm quan, ông bị chúng cách chức và thải hồi. Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời. Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868, mất năm 1901, là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết ḷng thương yêu và chăm lo cho chồng con
    Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh, c̣n có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884, mất năm 1954. Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, c̣n có tên là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888, mất năm 1950. Em của Người là bé Xin, sinh năm 1900, v́ ốm yếu nên sớm qua đời. Các anh chị của Người lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm làm việc và rất thương người, đều là những người yêu nước, đă tham gia phong trào yêu nước và bị thực dân Pháp và triều đ́nh phong kiến bắt bớ tù đày.
    Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong sự chăm sóc đầy t́nh thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù trong lao động, t́nh nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù. Nguyễn Sinh Cung ham hiểu biết, thích nghe chuyện và hay hỏi những điều mới lạ, từ các hiện tượng thiên nhiên đến những chuyện cổ tích mà bà ngoại và mẹ thường kể.
    Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đ́nh chuyển vào Huế lần thứ nhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thi hội. Từ cuối năm 1895 đến đầu năm 1901, Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha mẹ tại Huế, ở nhờ nhà một người quen ở trong thành nội (nay là số nhà 112, đường Mai Thúc Loan). Đó là những năm tháng gia đ́nh ông Sắc sống trong cảnh gieo neo, thiếu thốn. Bà Hoàng Thị Loan làm nghề dệt vải, c̣n ông Sắc ngoài thời gian học, phải đi chép chữ thuê để kiếm sống, để học và dự thi.
    Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc dự thi hội lần thứ hai nhưng vẫn không đỗ. Cuộc sống gia đ́nh càng thêm chật vật khó khăn. Gần cuối năm 1898, theo lời mời của ông Nguyễn Sĩ Độ, ông Nguyễn Sinh Sắc về dạy học cho một số học sinh ở làng Dương Nỗ, tại ngôi nhà của ông Nguyễn Sĩ Khuyến (em trai ông Nguyễn Sĩ Độ), xă Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, cách thành phố Huế 6 km. Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha về đây và bắt đầu học chữ Hán tại lớp học của cha.
    Cuối năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi coi thi ở trường thi hương Thanh Hoá. Ông đưa Nguyễn Sinh Khiêm đi cùng, c̣n Nguyễn Sinh Cung th́ về sống với mẹ trong nội thành Huế. Bà Loan sinh bé Xin trong hoàn cảnh khó khăn túng thiếu nên lâm bệnh và qua đời. Chẳng bao lâu sau, bé Xin quá yếu cũng theo mẹ. Mới 11 tuổi Nguyễn Sinh Cung đă chịu nỗi đau mất mẹ và em.
    Hơn 5 năm sống ở kinh thành Huế, Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiều điều mới lạ. So với quê hương xứ Nghệ, Huế có nhiều nhà cửa to đẹp, nhiều cung điện uy nghiêm. Nguyễn Sinh Cung cũng thấy ở Huế có nhiều lớp người, những người Pháp thống trị nghênh ngang, hách dịch và tàn ác; những ông quan Nam triều bệ vệ trong những chiếc áo gấm, hài nhung, mũ cánh chuồn, nhưng khúm núm rụt rè; c̣n phần đông người lao động th́ chịu chung số phận đau khổ và tủi nhục. Đó là những người nông dân rách rưới mà người Pháp gọi là bọn nhà quê, những phu khuân vác, những người cu ly kéo xe tay, những trẻ em nghèo khổ, lang thang trên đường phố Những h́nh ảnh đó đă in sâu vào kư ức của Nguyễn Sinh Cung.
    Được tin vợ qua đời, ông Nguyễn Sinh Sắc vội trở lại Huế, đưa con về quê. Sau khi thu xếp cuộc sống cho các con, được sự động viên của bà con trong họ ngoài làng, ông Nguyễn Sinh Sắc lại vào Huế dự kỳ thi hội năm Tân Sửu. Lần này đi thi ông mang tên mới là Nguyễn Sinh Huy.
     
Đang tải...