Luận Văn Lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu trong quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Huế giai đoạn 2012-2020

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Phần 1. MỞ ĐẦU 1
    1.1.Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích 2
    1.3. Câu hỏi nghiên cứu 2
    1.4. Yêu cầu của đề tài 2
    Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    2.1.Cơ sở lý luận của đề tài 3
    2.1.1. Quy hoạch sử dụng đất 3
    2.1.2. Biến đổi khí hậu 5
    2.1.3. Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép với biến đối khí hậu 11
    2.2Cơ sở thực tiễn của đề tài 12
    2.2.1. Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép ở thế giới 12
    2.2.2. Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép ở Việt Nam 13
    2.3. Cơ sở pháp lý 14
    Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 16
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 16
    3.3. Nội dung nghiên cứu 16
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 16
    3.4.1. Phương pháp thu nhập tài liệu, số liệu 16
    3.4.2. Phương pháp dự báo 16
    3.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 16
    Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
    4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 17
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên 17
    4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 21
    4.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường 39
    4.2.1. Thuận lợi 39
    4.2.2. Những khó khăn, hạn chế 40
    4.3. Hiện trạng sử dụng đất 41
    4.3.2. Đất phi nông nghiệp 45
    4.3.3. Đất ở đô thị 50
    4.3.4. Đất chưa sử dụng 50
    4.4. Đánh giá tiềm năng đất đai 51
    4.4.1. Tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp: 51
    4.4.2. Tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển công nghiệp, đô thị 51
    4.4.3. Tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển du lịch 52
    4.5. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 53
    4.5.1. Quan điểm sử dụng đất đến năm 2020 53
    4.5.2. Định hướng sử dụng đất đến 2020 và dài hạn 54
    4.6. Các hạn chế trong kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Thành phố Huế 58
    4.6.1. Đất nông nghiệp 58
    4.6.2. Đất phi nông nghiệp 58
    4.6.3. Đất ở đô thị 59
    4.7. Diễn biến khí hậu tại Thành phố Huế 59
    4.7.1. Lượng mưa 60
    4.8. Lồng ghép các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vào phương án quy hoạch sử dụng đất Thành Phố Huế đến năm 2020 69
    4.8.1. Cơ sở lồng ghép 69
    4.8.2. Phương án lồng ghép các biện pháp quy hoạch nhằm thích ứng biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất Thành phố Huế đến năm 2020 70
    Phần 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
    5.1. Kết luận 76
    5.2. Kiến nghị 77
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 80


    Phần 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Biến đổi khí hậu và những tác động của nó đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong 5 nước sẽ bịảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Bản báo cáo thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2007 từng khuyến cáo rằng các khu vực gần và ven biển (bao gồm cả các nước đang phát triển lẫn các quốc gia phát triển) đều sẽ phải đối mặt với các rủi ro và biến cố do khí hậu như triều cường, tăng nhiệt độ bề mặt biển, tăng tần suất bão nhiệt đới, sự biến động về lượng mưa và các dòng chảy, axít hoá đại dương. Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu toàn cầu bởi nước biển dâng và khu vực ven biển sẽ là những khu vực dễ bị tổn thương nhất (WB, 2007).
    Ở Việt Nam, quy hoạch sử dụng đất được hiểu là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức, quản lý nhằm mục đích sử dụng hiệu quả tối đa tài nguyên đất trong mối tương quan với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững trên cơ sở phân bố quỹ đất vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng theo các đơn vị hành chính các cấp, các vùng và cả nước. Tuy nhiên, cách tiến hành quy hoạch hiện nay ở Việt Nam chưa chú trọng đến yếu tố biến đổi khí hậu và sự tham gia của người dân, là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những tác động do quy hoạch mang lại. Do đó, khi quá trình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp sẽảnh hưởng trực tiếp đến người dân và quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
    Thành phố Huế là thành phố thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, là nơi chịu ảnh hưởng của các hiện tượng biến đổi khí hậu thông qua hiện tượng thời tiết cực đoan với tần suất và mức độ khốc liệt ngày càng cao như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, Việc xây dựng một quy trình đánh giá quy hoạch sử dụng đất có yếu tố lồng ghép biến đổi khí hậu tại địa phương nhằm phát triển kinh tế một cách bền vững là một vấn đề vô cùng cần thiết.
    Nhằm góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của địa phương dựa vào tiềm năng và nguồn lực tự có. Đồng thời, đảm bảo tiến hành quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý phù hợp với các biến đổi ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu. Được sự đồng ý của khoa Tài nguyên đất và MTNN, trường Đại học Nông Lâm Huế và dưới sự hướng dẫn của cô giáo Lê Ngọc Phương Quý tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu trong quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Huế giai đoạn 2012-2020”.
    1.2. Mục đích
    - Tìm hiểu tình hình biến đổi khí hậu trên địa bàn nghiên cứu.
    - Lồng ghép được vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất đến 2020 tại thành phố Huế.
    - Kết hợp các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vào phương án quy hoạch sử dụng đất nhằm phân bổ đất đai hợp lý, tiết kiệm và đầy đủ cho các mục đích đối tượng sử dụng đồng thời tạo tiền đề cho những lần quy hoạch sau.
    1.3. Câu hỏi nghiên cứu
    - Phương án quy hoạch sử dụng thành phố Huế như thế nào?
    - Quy hoạch sử dụng đất được thực hiện như thế nào?
    - Tình hình biến đổi khí hậu trên địa bàn nghiên cứu diễn biến như thế nào?
    - Quy hoạch có đảm bảo được với các vấn đề môi trường có thể xảy ra trong tương lai không?
    - Những ưu điểm và lợi ích mang lại khi chú trọng đến việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào trong quy hoạch sử dụng đất?
    - Những khó khăn vướng mắc có thể gặp khi tiến hành lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất?
    1.4. Yêu cầu của đề tài
    - Số liệu thu thập được mang tính khách quan.
    - Các số liệu điều tra chính xác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...