Tài liệu Lòng dân là gốc, pháp luật là đối tượng

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lòng dân là gốc, pháp luật là đối tượng




    Dân là gốc, thuộc phạm trù vĩnh viễn. Đảng và Nhà nước thuộc phạm trù lịch


    sử. Lòng Dân là điểm xuất phát và cũng là điểm cuối cùng của ý Đảng và pháp luật. Đó cũng chính là một số bài học kinh nghiệm mà nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nhấn mạnh trong phạm vi bài báo này.


    Không ai độc quyền chân lý




    Như chúng ta thường nói, ý kiến khác nhau là chuyện bình thường, là tự nhiên. Không có ý kiến khác nhau mới là chuyện không bình thường, không tự nhiên. Ý kiến khác nhau không phải bao giờ cũng mâu thuẫn nhau, mà nhiều khi chỉ phản ảnh những góc nhìn và những nhận thức khác nhau.
    Trong điều kiện nước ta chỉ do một đảng duy nhất lãnh đạo; Nhà nước ta là Nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân; quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân công, phối hợp, không phân lập; thì về nguyên tắc quyền lực nhà nước được phân công là không mâu thuẫn nhau, càng không có mâu thuẫn đối lập, đối kháng, mà phải thống nhất với nhau và chỉ có ý kiến khác nhau ban đầu của các cơ quan chức năng được phân công mà thôi.


    Chúng ta có thể nêu ra một số trường hợp cụ thể có ý kiến khác nhau lớn giữa Chính phủ (CP) với các cơ quan của QH đã được QH xử lý trong nhiệm kỳ QH khóa XI để phân tích, rút kinh nghiệm. Ví dụ như việc Chính phủ trình QH hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị đưa xe máy vào danh mục hàng hoá đánh thuế tiêu thụ đặc biệt; đề nghị kéo dài thời gian quản lý số đối tượng nghiện hút thêm 2 năm sau cai nghiện; đề nghị khen thưởng danh hiệu anh hùng mà pháp luật chưa có quy định danh hiệu đó. Lý lẽ của các cơ quan của QH về những vấn đề nêu trên cũng khác nhau và khác với đề nghị của CP.

    Cùng một vấn đề, ý kiến này cho rằng làm như vậy là đúng pháp luật, đúng nguyên tắc Đảng lãnh đạo, hợp lòng Dân ; ý kiến khác lại cho rằng làm như vậy là trái pháp luật, trái nguyên tắc Đảng lãnh đạo, không hợp lòng Dân, . Việc nhìn nhận về hiện tượng có ý kiến khác nhau đó cũng khác nhau. Có ý kiến cho rằng hiện tượng đó là bình thường, lành mạnh, dân chủ và đúng pháp luật. Ý kiến khác lại cho rằng hiện tượng đó là không bình thường, là chệch hướng, và làm như vậy thì vai trò lãnh đạo của Đảng sẽ không rõ .


    Khi chúng ta nhận thức cụ thể còn khác nhau như thế thì chúng ta dựa vào đâu, dựa vào nguyên tắc nào, dựa vào hệ quy chiếu nào, hay dựa vào tiêu chí nào để tranh luận, để làm sáng tỏ và có thể đi tới thống nhất xử lý vấn đề đó, dù chỉ là tương đối ? Nhận thức khác nhau là điều dễ thấy quanh ta và ngay ở trong ta; từ cổ chí kim, từ đông sang tây luôn là vậy.


    Thực tiễn đã chứng minh rằng, không ai độc quyền chân lý, ngọc càng mài càng sáng.
    Chân lý ban đầu càng được cọ sát, càng được tranh luận và trải qua thử thách trong cuộc sống thì càng được làm sáng tỏ thêm, càng tiệm cận tới gần chân lý đích thực hơn, thậm chí có khi phải thay đổi nhận thức ban đầu tới 180 độ.


    Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An




    Ba nguyên tắc cơ bản




    Có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ đó mà đưa ra những nguyên tắc, những hệ quy chiếu, hoặc là những tiêu chí khác nhau để xử lý những tình huống khác nhau. Ở đây tôi chỉ đề cập đến ba nguyên tắc cơ bản mà chúng ta thường vận dụng:


    Một là, phải căn cứ vào nguyên tắc BẢO ĐẢM SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG


    như tinh thần của Hiến pháp đã khẳng định tại Điều 4. Đảng là lực lượng lãnh đạo

    Nhà nước và xã hội. Đó vừa là chức năng Hiến định, vừa là nguyên tắc Đảng lãnh


    đạo.


    Các đồng chí đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là đảng viên của Đảng phải chấp hành nghiêm chủ trương lãnh đạo của Đảng và vận động, thuyết phục người khác cùng thực hiện để xử lý vấn đề khi có ý kiến khác nhau, Đồng thời cũng phải thật sự lắng nghe và đề nghị với Đảng tiếp thu những ý kiến hợp lý của ĐBQH, của cử tri, hoàn thiện chủ trương lãnh đạo ban đầu của Đảng, bảo đảm cho chủ trương lãnh đạo của Đảng phù hợp với lòng Dân và đúng với nguyên tắc pháp luật là tối thượng, tránh tư tưởng nóng vội hoặc chủ quan áp đặt.


    Hai là, phải căn cứ vào nguyên tắc PHÁP LUẬT LÀ TỐI THƯỢNG như nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã khẳng định. Nhà nước pháp quyền XHCN là Nhà nước mà ở đó pháp luật là tối thượng, Nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và chỉ bằng pháp luật mà thôi.
    Các vị ĐBQH, dù là đảng viên hay không đảng viên đều phải căn cứ vào pháp luật, phải chấp hành nghiêm pháp luật để xử lý vấn đề khi có ý kiến khác nhau.
    Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đồng thời cũng phải đúng với nguyên tắc pháp luật là tối thượng. Trong điều kiện Đảng lãnh đạo Nhà nước thì mọi tổ chức đảng và đảng viên của Đảng đều phải gương mẫu tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp và pháp luật cũng chính là chủ trương lãnh đạo của Đảng đã được luật hoá; chấp hành pháp luật cũng chính là chấp hành chủ trương lãnh đạo của đảng, chấp hành nguyên tắc Đảng lãnh đạo.


    Ba là, phải căn cứ vào nguyên tắc LÒNG DÂN LÀ GỐC. Dân là gốc, thuộc phạm trù vĩnh viễn. Đảng và Nhà nước thuộc phạm trù lịch sử. Lòng Dân là điểm xuất phát và cũng là điểm cuối cùng của ý Đảng và pháp luật. Về nguyên tắc: Lòng Dân, ý Đảng và pháp luật phải thống nhất, phải là một, không thể là hai, trong đó lòng Dân là gốc. Phải dựa vào ý chí và nguyện vọng của nhân dân, đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên hết để xử lý những vấn đề khi có ý kiến khác nhau.

    Dân là gốc, thuộc phạm trù vĩnh viễn. Đảng và Nhà nước thuộc phạm trù lịch sử. Lòng Dân là điểm xuất phát và cũng là điểm cuối cùng của ý Đảng và pháp luật. Về nguyên tắc: Lòng Dân, ý Đảng và pháp luật phải thống nhất, phải là một, không thể là hai, trong đó lòng Dân là gốc.
    Phải dựa vào ý chí và nguyện vọng của nhân dân, đặt lợi ích của quốc gia dân


    tộc lên trên hết để xử lý những vấn đề khi có ý kiến khác nhau.




    Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An.




    Suy cho cùng thì chủ trương lãnh đạo của Đảng và pháp luật nhà nước cũng được xây dựng và không ngừng được hoàn thiện nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân, của quốc gia dân tộc ngày càng tốt hơn, ngày càng phù hợp với mong muốn của
    Dân hơn, vì Đảng và Nhà nước ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Đây chính là bản chất chính trị, bản chất nhân dân của Nhà nước ta: Nhà
    nước của Dân, do Dân và vì Dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...