Sách LỐI XƯA XE NGỰA - Nguyễn Thị Chân Quỳnh

Thảo luận trong 'Sách Văn Hóa' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỰA

    Chương I - KHOA CỬ Ở VIỆT NAM Công hay tội ?

    Khoa cử xuất hiện từ bao giờ ?

    Những điểm khác biệt với Trung quốc

    Công hay tội ?

    Những lỗi lầm

    Chương II - PHÉP THI NGHIÊM MẬT

    I - THÍ SINH VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN DỰ THI HƯƠNG THỜI NHÀ NGUYỄN

    a ) Thi Hạch

    b ) Nộp quyển

    c ) Ngày thi : khám xét

    d ) Trường quy

    II - KHẢO QUAN

    A. Ban Giám khảo

    B. Ban Giám sát

    C.

    1/ Chọn lựa Khảo quan

    2/ Lễ tiến trường của các Khảo quan

    3/ Trường thi

    4/ Quyển thi

    5/ Chấm thi

    III - NHỮNG VỤ ÁN NỔI TIẾNG

    Chương III - AI LÀ CHỦ KHẢO TRƯỜNG HÀ NAM KHOA ĐINH DẬU (1907) : Đồng Sĩ Vịnh hay Cao Xuân Dục

    I - Trường Hà Nam khác Trường Nam Định ở điểm nào ?

    II - Khoa Đinh Dậu có gì đặc biệt ?

    III - Cao Xuân Dục

    IV - Ai là chủ khảo Trường Hà Nam khoa Đinh Dậu ?

    Chương IV - TÚ XƯƠNG CÓ ĐI THI CHỮ QUỐC NGỮ HAY KHÔNG ?

    I - Khoa cử thời cái cách : Địa vị chữ quốc ngữ và chữ Pháp hồi đầu thế kỷ XX

    II - Tú Xương có thi chữ quốc ngữ hay không ?

    III - Ai cứng đầu ?

    Chương V - NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU RA HUẾ CHUẨN BỊ THI HƯƠNG HAY THI HỘI KHOA KỶ DẬU (1849) ?

    I - Nguyễn Đình Chiểu ra Huế thi Hương hay thi Hội

    II - Những đặc ân của triều Nguyễn dành cho nho sĩ miền Nam

    III - Bàn thêm về những cấm lệ " kỳ quặc " của khoa cử

    Chương VI - NGUYỄN THỊ DU, VỊ NỮ TRẠNG NGUYÊN ĐỘC NHẤT CỦA TA SINH NĂM NÀO ?

    I - Thân thế

    II - Sự nghiệp văn chương

    III - Hai bài tính đố : Bà sinh năm nào và lấy chúa Mạc nào ?


    Chương VII - KHOA CỬ THỜI HẬU LÊ DƯỚI MẮT SAMUEL BARON

    Chương VIII - CÔNG CHÚA ĐỜI TRẦN

    I - Mỹ Nhân Kế

    II - Loạn luân

    III - Cái vạ ngoại thích

    IV- Vài nét sinh hoạt của các công chúa đời Trần

    Chương IX - HOẠN QUAN

    I - Những hoạn quan danh tiếng ở nước ta

    II - Chức vụ và phẩm phục

    III - Đời sống



    Chương X - NỬA DÒNG MÁU VIỆT

    I. Samuel BARON

    II. Michel Đức CHAIGNEAU (1803-1894)

    III. HỒ Dzếnh (1916-1991)

    IV. Kim LEFEVRE (1937 ? - )


    -----

    Tựa

    Tôi bước chân vào ngành biên khảo một cách rất tình cờ : khoảng năm 1985 tôi khám phá ra một loạt ảnh của Salles chụp lễ Xướngdanh trường Hà Nam, khoa Đinh Dậu (1897). Trước tôi đã biết cảnh trường thi qua Ngô Tất Tố (Lều Chõng) và Chu Thiên (Bút Nghiên) giờ thấy tận mắt từng chi tiết nhỏ quang cảnh trường thi xưa khiến tôi xúc động, khác hẳn khi đọc sách, tựa như tôi được du lịch ngược thời gian, trở lại một trăm năm về trước. Thế là tôi nẩy ý muốn đi " săn " những ảnh thi cử khác, thu thập lại thành một cuốn sách in cho mọi người cùng thưởng thức và cũng là một cách bảo tồn di tích một thời đã qua.

    " Săn " ảnh tuy tốn công nhưng tôi chỉ thực sự gặp khó khăn khi phải chú thích ảnh, dù là chú thích rất sơ sài : Sử sách ta chép về Khoa cử tuy nhiều nhưng chép thường không cẩn thận nên phải đối chiếu kỹ mới tìm ra sự thực. Chẳng hạn, nói về việc canh phòng trường thi, Chu Thiên viết hai chỗ khác nhau : " 8 đội Thể sát " và " 8 viên đội Thể sát ". Tôi đã hỏi rất nhiều người nhưng không ai biết câu nào đúng, mãi sau tôi mới tìm thấy lời giải đáp trong Đại Nam Thực Lục Chính Biên : " 8 viên đội Thể sát ".

    Đến khi xem ảnh của Salles và đối chiếu với Cao Xuân Dục thì tôi lại phân vân không rõ ai mới thực là Chủ khảo trường Hà Nam khoa Đinh Dậu ? Đồng Sĩ Vịnh hay Cao Xuân Dục ? Lại nhớ có lần tôi khoe với vài người bạn Pháp rằng Việt-Nam có nữ Trạng nguyên từ lâu, câu hỏi tự nhiên của họ là : " Từ năm nào ? " Tôi ú ớ vì quả thật bà Nguyễn Thị Du sinh năm nào, đỗ năm nào, không ai biết, đành chỉ nói hàm hồ : " Ở thế kỷ thứ 17 ", rồi đánh trống lảng, sợ người ta hỏi kỹ hơn. Về nhà tôi lấy giấy bút thử tính xem có thể đoán được năm sinh của bà Du. Bài tính chép lại tuy đơn giản nhưng tôi mất mấy ngày mới tìm ra vì đi lầm đường lúc đầu : tôi cứ tưởng hễ dựa vào hai chúa Trịnh là có thể tìm ra bà lấy chúa Mạc nào, rồi từ đó tính ra năm sinh của bà, vì thế luẩn quẩn mãi không ra manh mối. Không riêng gì với bà Du, mỗi lần gặp khó khăn tôi thường tốn khá nhiều thì giờ để tìm câu giải đáp, thế mà những điều xác định được lại không thể đưa vào cuốn Khoa cử ở Việt Nam để tránh cho người đi sau khỏi mất thì giờ tìm kiếm như tôi vì khuôn khổ cuốn sách hạn hẹp không cho phép đi sâu vào chi tiết. (Vả lại cuốn Khoa cử có lẽ còn lâu mới ra mắt độc giả được : tác quyền ảnh rất đắt và tiền in cũng không rẻ vì có cả mấy tấm ảnh mầu đầu tiên trên thế giới). Do đó tôi mới bắt đầu gửi bài đăng báo, và đến nay thì thu thập những bài đã đăng rải rác trên các tạp chí thành cuốn sách này. Vì là cuốn sách tập hợp những bài viết cho các báo khác nhau nên tuy đã sửa chữa vẫn không tránh khỏi một vài chỗ nhắc đi nhắc lại cùng một ý, và những lỗi lầm sơ xuất khác .Rất mong độc giả thể tình.



    Chatenay-Malabry, tháng giêng 1994

    ------

    Bài viết này là bản đánh máy gốc để xuất bản sách. Trong bài viết có rất nhiều ảnh màu cũng như đen trắng để minh họa. Rất tiện cho những ai muốn lấy những tấm ảnh này để làm tư liệu. Vì ở đây các tranh ảnh về khoa cử Việt Nam được sưu tầm ở rất nhiều ở thư viện nước ngoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...