Báo Cáo Lợi thế cạnh tranh trong sản xuất ngô của vùng đồng bằng sông hồng

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LợI THế CạNH TRANH TRONG SảN XUấT NGÔ CủA VùNG ĐồNG BằNG SÔNG HồNG


    Competitive advantage of corn production in the Red River Delta (RRD)




    SUMMARY
    Corn production in RRD has been underdeveloped with modest planted area. Corn is usually planted in between other crop seasons along river banks. Volume of corn production in 2002 was 246.7 thousand metric tons, which contributed only 9.8% total corn output of the country. By time of the study in 2004, the RRD has no competitive advantage in producing corn (DRC/OER=0.97) and low comparative advantage (DRC/SER= 0.8). The main causes are : (i) low productivity (which is low as 70% world average corn productivity) , (ii) high cost of production, and (iii) small and dispersed planted corn area (on average, one farm household has around 1000 m2 corn area, which is distributed in 2 or 3 parcels). The study shows that the comparative advantage of corn production in RRD will be improved if either corn productivity increases by 15% or production cost reduces by 15%.
    Key word: Corn production in RRD, competitive advantage.


    1. ĐặT VấN Đề
    Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH) - một trong những vùng trọng điểm kinh tế của nước ta, có nhiều lợi thế trong sản xuất nông sản hàng hóa. Các loại nông sản được coi là thế mạnh của vùng cần phải kể đến bao gồm: lúa gạo, thịt lợn, sữa bò, đậu tương, ngô, . Tuy nhiên, một số loại nông sản sẽ không có khả năng phát triển khi nước ta tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), do khả năng cạnh tranh của các mặt hàng này thấp. Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của các loại nông sản này, để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh khi nước ta hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Bài báo đề cập tới khả năng cạnh tranh trong sản xuất ngô hạt ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng khi tham gia vào nền kinh tế thị trường của khu vực và thế giới.
    2. PHƯƠNG PH¸P NGHIÊN CứU
    Thu thập các số liệu thứ cấp về diện tích, năng suất, sản lượng ngô đã được công bố thông qua sách, báo, tạp chí, báo cáo tổng kết của các tỉnh ., các chính sách có liên quan đến sản xuất ngô đã
    được ban hành và kế thừa số liệu của các công trình nghiên cứu trước có liên quan. Các số liệu sơ cấp về diện tích, năng suất, sản lượng ngô của các hộ nông dân thu được từ phỏng vấn trực tiếp 100 hộ nông dân ở 2 tỉnh Hà Tây và Nam Định thông qua các biểu mẫu câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn.
    Phân tích lợi thế cạnh tranh (Domestic Resource Cost – DRC) của ngô bằng hệ số chi phí nguồn lực (DRC). Đây là thước đo hiệu quả tương đối của sản xuất ngô trong nước thông qua việc so sánh chi phí cơ hội của nguồn lực trong nước với giá trị của nguồn lực này do sản phẩm tạo ra (Tsakoka, 1990). Dựa vào số liệu điều tra ở các địa phương sẽ tính chỉ tiêu DRC như sau:
    ∑aijSj
    DRCi =
    (Pibư ∑aijPjb)




    Trong đó:
    aij (j = 1 đến k) khối lượng các loại đầu vào nhập khẩu; (j = k+1 đến n) khối lượng các đầu vào trong nước dùng để sản xuất sản phẩm i;
    Sj giá xã hội của các đầu vào trong nước nói trên;


    Pib là giá quốc tế của sản phẩm i (tính bằng đồng nội tệ);
    Pjb là giá nhập khẩu của các đầu vào (tính bằng đồng nội tệ)
    Sau khi tính được DRC, so sánh chỉ số này với tỷ giá hối đoái chính thức (OER) và tỷ giá hối
    đoái mờ (SER với SER = 1,2*OER).
    Tính tỷ số: DRCi/OER và DRC/SER
    Nếu DRCi/SER < 1 (sản phẩm i có lợi thế so sánh)
    Nếu DRCi/SER > 1 (sản phẩm i không có lợi thế so sánh) Nếu DRCi/OER < 1 (sản phẩm i có lợi thế cạnh tranh),
    Nếu DRCi/OER > 1 (sản phẩm i không có lợi thế cạnh tranh)
    - Số liệu được tính toán và xử lý trên phần mền Excel.


    3. KếT QU¶ NGHIÊN CứU
    Tình hình sản xuất ngô của vùng ĐBSH
    Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê năm 2003, diện tích ngô của vùng có xu hướng giảm mạnh, năm 1999 là 113,7 nghìn ha thì đến năm 2003 chỉ còn 80,3 nghìn ha. Diện tích trồng ngô chủ yếu là ở ven sông, đất bãi, và dưới dạng tăng vụ. Sản lượng ngô cũng có xu hướng giảm mạnh. Năm 1997 sản lượng ngô của ĐBSH là 361,7 nghìn tấn chiếm 21,9 % trong tổng sản lượng ngô của cả nước thì đến năm 2002 sản lượng ngô của vùng ĐBSH giảm xuống còn 246,7 nghìn tấn và chỉ chiếm 9,8 % trong tổng sản lượng ngô của cả nước.
    Tuy diện tích canh tác bị giảm đáng kể nhưng năng suất ngô của vùng ĐBSH giai đoạn 1995- 2003 đều tăng qua các năm và cao hơn so với năng suất ngô bình quân của cả nước. Năm 1995 năng suất ngô vùng ĐBSH là 27,0 tạ/ha, cao hơn năng suất ngô bình quân của cả nước là 5,9 tạ/ha;
    đến năm 2003 năng suất ngô vùng ĐBSH tăng lên đạt 36,7 tạ/ha và cao hơn so với năng suất ngô bình quân của cả nước là 4,5 tạ/ha (Niên giám thống kê, 2003). Điều này cho thấy, ở nước ta trình
    độ thâm canh ngô của nông dân vùng ĐBSH là khá cao.
    Phân tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của sản xuất ngô ở ĐBSH
    Kết quả tính toán cho thấy, vùng ĐBSH có lợi thế so sánh trong sản xuất ngô, tuy nhiên lợi thế này là rất thấp. Chỉ số DRC/SER của ngô đông là 0,8 của ngô xuân là 0,82. Điều này cũng lý giải vì sao ngô không phải là cây trồng chiếm vai trò chủ đạo ở vùng ĐBSH.
    Về lợi thế cạnh tranh trong sản xuất ngô, kết quả tính toán bảng 1 cho thấy, mặc dù sản xuất
    ngô ở ĐBSH, kể cả ngô xuân và ngô đông đều có chỉ số DRC/OER < 1, song các chỉ số này rất cao và xấp xỉ bằng 1 (0,99 ở vụ xuân và 0,97 ở vụ mùa) nên chúng ta có thể kết luận ĐBSH không có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất ngô. Sở dĩ lợi thế cạnh tranh trong sản xuất ngô của vùng còn thấp chủ yếu là do: (i) năng suất ngô thấp so với thế giới. Năm 2004, năng suất ngô bình quân của Việt Nam đạt 34,9 ta/ha, thì năng suất ngô trên thế giới là: 48,6 tạ/ha, của Mỹ là 100,5 tạ/ha (http://vietnamnet.vn/bandocviet/2005/08/483328); (ii) chi phí các loại đầu vào trong sản xuất còn cao; (iii) diện tích đất chuyên trồng ngô hầu như không có mà chủ yếu ngô được trồng dưới hình thức tăng vụ. Diện tích canh tác ngô rất nhỏ lẻ, manh mún, không áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Theo kết quả điều tra thì bình quân mỗi hộ có từ 2 đến 3 mảnh đất trồng ngô, với tổng diện tích trồng ngô một hộ là 2 - 3 sào bắc bộ.
    Thực tế, những năm gần đây khối lượng ngô nhập khẩu vào Việt Nam có xu hướng tăng đều và tăng nhanh. Trong giai đoạn 1995-1999 tốc độ nhập khẩu tăng bình quân năm là 54,2%, từ 26.000 tấn (năm 1995) tăng lên 147.000 tấn (năm 1999) (Niên giám thống kê 2003). Tuy nhiên, do giá ngô nhập khẩu giảm xuống nên về mặt giá trị ngô nhập khẩu chỉ tăng bình quân 31,01% trong cùng thời kỳ trên. Trong giai đoạn 2000-2002, nước ta vẫn nhập một khối lượng ngô khá lớn chủ yếu để làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Tuy vậy tốc độ tăng của khối lượng ngô nhập khẩu có giảm hơn so với thời kỳ trước. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 27,37% về mặt khối lượng và 31,72% về mặt giá trị.


    Bảng 1. Chi phí nguồn lực nội địa của sản xuất ngô, 2004
    (tính bình quân cho 1 tấn ngô)


    Các khoản mục ĐVT Vụ xuân Vụ đông
    1. Giá trị sản phẩm
    - Tính bằng ngoại tệ USD/tấn 112,0 112,0
    - Tính băng nội tệ 000 đ/tấn 1764,0 1764,0
    2. Chi phí sản xuất
    - Trong nước 000 đ/tấn 1064,5 1055,3
    - Nước ngoài 000 đ/tấn 408,7 386,0
    3. Chi phí marketing
    - Trong nước 000 đ/tấn 188,0 188,0
    - Nước ngoài 000 đ/tấn 86,2 86,2
    4. Tổng chi phí kinh tế
    - Trong nước 1252,5 1243,3
    - Nước ngoài
    000 đ/tấn 494,9 472,2
    USD/tấn 31,4 30,0
    5. Thu ngoại tệ ròng USD 80,6 82,0
    6. DRC VNĐ/USD 15,5 15,2
    7. DRC/SER lần 0,82 0,80
    8. DRC/OER lần 0,99 0,97
    Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2004


    Phân tích các kịch bản đối với sản xuất ngô
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...