Tiểu Luận Lợi thế cạnh tranh của dòng sản phẩm Iphone của Apple trên thị trường điện thoại cảm ứng

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận môn chính sách thương mại quốc tế, đại học Ngoại Thương Hà Nội

    MỞ ĐẦU

    Từ khi được Martin Cooper - cựu Tổng giám đốc đơn vị hệ thống của Motorola phát minh ra năm 1973 đến nay, chiếc điện thoại di động đã trở thành một vật không thể thiếu của con người. Từ một cục gạch thực sự với cân nặng 2,5kg đến bây giờ chiếc điện thoại di động đã rất khác cả về hình dáng và chức năng, trở thành một thiết bị phục vụ đắc lực cho cuộc sống và tác động mạnh mẽ vào thói quen sống của mọi người. Chính bởi lý do đó mà thị trường điện thoại di động đang đươc coi là một thị trường đầy tiềm năng và luôn ẩn chứa những bất ngờ thú vị. Trước khi Apple cho ra mắt phiên bản iPhone đầu tiên năm 2007 thì cuộc chạy đua của các hãng điện thoại di động trong ngành khá trầm lắng. Sự ra đời của phiên bản iPhone đầu tiên này được xem như là một cuộc cách mạng thực sự, không chỉ làm thay đổi tầm vóc của Apple mà còn thay đổi cả lịch sử quá trình phát triển của thị trường điện thoại di động. iPhone đã thức tỉnh các hãng di động khác, tạo nên một cuộc đua đầy quyết liệt trên thị trường điện thoại cảm ứng, đúng như những gì mà Steve Jobs đã nói trong buổi ra mắt chiếc iPhone phiên bản đầu tiên tại Macworld Expo 2007: “Ngày hôm nay, chúng ta sẽ phát minh lại điện thoại”.
    Thành công và tầm ảnh hưởng vượt sức mong đợi với dòng sản phẩm iPhone của Apple trên thị trường điện thoại di động nói chung và thị trường điện thoại cảm ứng nói riêng đã đặt ra một dấu hỏi lớn cho các nhà khoa học, các nhà quản trị cũng như các nhà kinh tế: đâu là nguyên nhân dẫn tới sự thành công này?
    Xuất phát từ mô hình năm nguồn lực cạnh tranh của Michael Porter , chúng em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Lợi thế cạnh tranh của dòng sản phẩm iPhone của Apple trên thị trường điện thoại cảm ứng” với mong muốn có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên.
    Do hạn chế về kiến thức bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để bài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn.
    Chúng em xin chân thành cảm ơn!

    NỘI DUNG
    Cơ sở khoa học: Mô hình năm nguồn lực cạnh tranh của Michael Porter
    Michael Porter là nhà quản trị chiến lược nổi tiếng của trường đại học Harvard, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay. Ông chính là “cha đẻ” của chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh. Trong cuốn sách “Competitive Strategy: Techniques Analyzing Industries and Competitors”, ông đã đưa ra nhận định về 5 nguồn lực cạnh tranh trong mọi ngành sản xuất kinh doanh, bao gồm:
    Ø Khách hàng
    Theo Michael Porter, khách hàng là một nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp tới sự hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng luôn tạo ra áp lực về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng điểu khiển áp lực cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng của mình.
    Ø Nhà cung cấp
    Sức ép cạnh tranh của các nhà cung cấp thể hiện ở nhiều đặc điểm, trong đó có các đặc trưng cơ bản sau:
    · Mức độ tập trung của các nhà cung cấp thể hiện ở quy mô và số lượng các nhà cung cấp. Số lượng các nhà cung cấp quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Nếu thị trường có một nhà cung cấp lớn sẽ tạo nên áp lực cạnh tranh mạnh ảnh hưởng tới sản xuất của toàn ngành. Ngược lại, khi trên thị trường thị phần của các nhà cung ứng được chia nhỏ thì sức ép cạnh tranh sẽ được giảm xuống, khả năng ảnh hưởng tới ngành của một nhà cung ứng là không nhiều.
    · Tầm quan trọng của nhà cung ứng thể hiện ở số lượng sản phẩm mà họ cung ứng, sự khác biệt về sản phẩm cung ứng, khả năng thay thế của các nhà cung cấp, chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành.
    · Sự hiểu biết thông tin về nhà cung cấp cũng giúp cho doanh nghiệp có quyết định đúng đắn nhất về sự lựa chọn nhà cung cấp.
    Ø Các sản phẩm thay thế
    Các sản phẩm, dịch vụ thay thế là những sản phẩm và dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương của các sản phẩm dịch vụ trong cùng ngành.
    Áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ khi khả năng bị thay thế của sản phẩm, dịch vụ ngày càng tăng. Tính chất khác biệt của sản phẩm càng lớn thì tạo nên sức mạnh cạnh tranh so với các sản phẩm thay thế càng cao. Tuy nhiên, ngày nay với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nhanh chóng, các sản phẩm thay thế ngày càng có chiều hướng gia tăng, làm cho sức ép cạnh tranh về sản phẩm thay thế càng trở nên mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp trong ngành.
    Ø Đối thủ cạnh tranh
    Trong một ngành thì các yếu tố tạo nên sức ép cạnh tranh lên các doanh nghiệp là:
    · Tình trạng thực tại của ngành, bao gồm nhu cầu, tốc độ tăng trưởng của ngành, số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành, mức độ quan trọng của ngành
    · Cấu trúc của ngành có thể là phân tán hoặc tập trung. Trong đó, ngành có cấu trúc phân tán là ngành có nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhưng không có doanh nghiệp nào có khả năng chi phối các doanh nghiệp khác. Ngược lại, ngành có cấu trúc tập trung là ngành có một vài doanh nghiệp có khả năng chi phối đến các doanh nghiệp trong ngành và ảnh hưởng mạnh đến ngành.
    · Các rào cản rút lui khỏi ngành
    Khi cường độ cạnh tranh của ngành ngày càng gay gắt thì khách hàng ngày càng được tôn trọng hơn, các doanh nghiệp càng phải nỗ lực thay đổi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
    Ø Các đối thủ tiềm năng
    Michael Porter cho rằng các đối thủ tiềm ẩn chính là các doanh nghiệp chưa tham gia vào ngành nhưng có thể ảnh hưởng đến ngành trong tương lại. Đối thủ tiềm năng ít hay nhiều, áp lực họ gây ra cho ngành mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
    · Sức hấp dẫn của ngành, được thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận của ngành; số lượng khách hàng của ngành, tốc độ tăng trưởng của ngành và các doanh nghiệp trong ngành.
    · Các rào cản xâm nhập ngành như: vốn, khoa học kỹ thuật, hệ thống thương mại bao gồm hệ thống phân phối, hệ thống khách hàng, thương hiệu, các nguồn lực mang tính đặc thù như bằng cấp, phát minh sáng chế, nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ, nguyên liệu đầu vào bị kiểm soát Tất cả những rào cản xâm nhập ngành đều làm cho doanh nghiệp tốn kém chi phí nhiều hơn và khó khăn hơn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ngành doanh nghiệp tham gia sẽ có từng rào cản gia nhập cụ thể.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...