Tài liệu Lối sống văn hóa thể hiện cả ở việc lời nói đi đôi với việc làm

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lối sống văn hóa thể hiện cả ở việc lời


    nói đi đôi với việc làm






    Tiếp tục đề cập về vấn đề văn hóa trong dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, TS Lê Trung Kiên - Giảng viên Viện Văn hoá và Phát triển - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh phân tích, trong bản dự thảo Cương lĩnh đã bổ sung nhiều nội
    dung quan trọng. (*)















    ững điều bình thường, giản dị nhất, nhưng cũng là cốt lõi nhất đã làm nên văn hoá Hồ Chí Minh là “lời nói luôn đi đôi








    Nếu bản Cương lĩnh 1991 được coi như tư duy của một chàng trai 17 tuổi, vừa vượt qua bao gian lao vất vả với chiến tranh, với thiên tai và sự khắc nghiệt của tự nhiên để sinh tồn phát triển trong nền văn minh nông nghiệp, thì bản Cương lĩnh này vẫn thể hiện tư duy của chàng trai ấy, nhưng đã là một trí thức, một công dân trong xã hội văn minh công nghiệp, bắt đầu bước vào tuổi trung niên với những sự chắc chắn, vững vàng về vốn sống và sự am hiểu xã hội của mình.

    Trong nội dung II: “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, Cương lĩnh 1991 xác định:


    “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:




    - Do nhân dân lao động làm chủ.




    - Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ


    công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.




    - Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.




    - Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.


    - Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.




    - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.”




    Dự thảo Cương lĩnh lần này xác định rõ ràng, chắc chắn hơn:




    “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.”

    Như vậy có thể thấy, nội dung của xã hội xã hội chủ nghĩa mà dự thảo Cương lĩnh


    của Đảng lần này có bổ sung thêm 2 điều quan trọng:




    - Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.




    - Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân


    dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.




    Và có thay đổi một số câu chữ, ví dụ như, ở Cương lĩnh 1991 là “Do nhân dân lao động làm chủ” thì dự thảo Cương lĩnh 2011 là “do nhân dân làm chủ”. Cá nhân tôi hoàn toàn nhất trí với sự thay đổi này vì là người dân trong thời đại ngày nay thì
    đã là người lao động và người làm chủ xã hội hiện đại không phải chỉ có những người đã đến tuổi lao động, có việc làm mà cả những học sinh sinh viên, những người không có khả năng lao động cũng cần được phát huy quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của mình.


    Góp ý bổ sung nội dung “lời nói luôn đi đôi với việc làm”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...