Tiến Sĩ Lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Việt Nam: trường hợp sinh viên Đại học Đồng Nai

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
    THUYẾT . 7
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu lỗi phát âm . 7
    1.2. Cơ sở lí thuyết 13
    1.3. Khái quát về âm tiết tiếng Việt và tiếng Anh . 29
    1.4. Tiểu kết chương 1 40
    Chương 2: LỖI PHÁT ÂM PHỤ ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ĐẠI
    HỌC ĐỒNG NAI . 41
    2.1. Phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt . 41
    2.2. Lỗi phát âm phụ âm đứng đầu âm tiết 58
    2.3. Lỗi phát âm phụ âm đứng cuối âm tiết 75
    2.4. Một số giải pháp khắc phục lỗi phát âm phụ âm cho sinh viên Đại học Đồng
    Nai . 96
    2.5. Tiểu kết chương 2 100
    Chương 3: LỖI PHÁT ÂM NGUYÊN ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN
    ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI . 102
    3.1. Nguyên âm tiếng Anh và tiếng Việt . 102
    3.2. Lỗi phát âm nguyên âm tiếng Anh . 124
    3.3. Một số giải pháp khắc phục lỗi phát âm nguyên âm tiếng Anh cho sinh viên Đại
    học Đồng Nai 137
    3.4. Tiểu kết chương 3 139
    KẾT LUẬN . 142
    DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
    LUẬN ÁN 145
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 146
    PHỤ LỤC 160 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

    Các chữ viết tắt Viết đầy đủ
    CTÂT Cấu trúc âm tiết
    CTV Cộng tác viên
    ĐHĐN Đại học Đồng Nai
    F Nữ
    HTÂC Hệ thống âm cuối
    HTÂĐ Hệ thống âm đầu
    L1 Ngôn ngữ thứ nhất
    L2 Ngôn ngữ thứ hai
    M Nam
    Nxb Nhà xuất bản
    PÂC Phụ âm cuối
    PÂĐ Phụ âm đầu
    SV Sinh viên
    tr. Trang DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang
    Bảng 2.1: Phụ âm tiếng Anh 42
    Bảng 2.2: Những từ miêu tả biến thể phụ âm tắc bật hơi 46
    Bảng 2.3: Phụ âm tiếng Việt 51
    Bảng 2.4: Phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt 55
    Bảng 2.5: Lỗi phụ âm [

    -] 59
    Bảng 2.6: Lỗi phụ âm [

    -] 60
    Bảng 2.7: Lỗi phụ âm [d

    -] 61
    Bảng 2.8: Lỗi phụ âm [t

    -] 62
    Bảng 2.9: Lỗi phụ âm [

    -] 63
    Bảng 2.10: Lỗi phụ âm [

    -] 64
    Bảng 2.11: Lỗi phụ âm [z-] 65
    Bảng 2.12: Lỗi tổ hợp [

    r-] 79
    Bảng 2.13: Lỗi tổ hợp [

    w-] 71
    Bảng 2.14: Lỗi tổ hợp [

    r-] 72
    Bảng 2.15: Lỗi tổ hợp [skr-] 74
    Bảng 2.16: Lỗi phụ âm [-p] 76
    Bảng 2.17: Lỗi phụ âm [-

    ] 77
    Bảng 2.18: Lỗi phụ âm [-

    ] 78
    Bảng 2.19: Lỗi phụ âm [-d

    ] 79
    Bảng 2.20: Lỗi phụ âm [-t

    ] 80
    Bảng 2.21: Lỗi phụ âm [-

    ] 81
    Bảng 2.22: Lỗi phụ âm [-

    ] 82
    Bảng 2.23: Lỗi phụ âm [-z] 82
    Bảng 2.24: Lỗi phụ âm [-s] 83
    Bảng 2.25: Lỗi phụ âm [-l] 84
    Bảng 2.26: Lỗi phụ âm [-b] 84
    Bảng 2.27: Lỗi phụ âm [-d] 85 Bảng 2.28: Lỗi phụ âm [-g] 86
    Bảng 2.29: Lỗi phụ âm [-f] 87
    Bảng 2.30: Lỗi phụ âm [-v] 88
    Bảng 2.31: Lỗi tổ hợp [-nd] 89
    Bảng 2.32: Lỗi tổ hợp [-st] 90
    Bảng 2.33: Lỗi tổ hợp [-lf

    ] 92
    Bảng 2.34: Lỗi tổ hợp [-mpt] 93
    Bảng 2.35: Lỗi tổ hợp [-ksts] 94
    Bảng 2.36: Lỗi tổ hợp [-lf

    s] 95
    Bảng 3.1: Giá trị trung bình F1 và F2 của nguyên âm đơn tiếng Anh 105
    Bảng 3.2: Giá trị F1 và F2 của nguyên âm đơn tiếng Việt 117
    Bảng 3.3: Nguyên âm tiếng Anh và tiếng Việt theo vị trí của lưỡi 121
    Bảng 3.4: Nguyên âm tiếng Anh và tiếng Việt theo độ mở của miệng 122
    Bảng 3.5: Nguyên âm tiếng Anh và tiếng Việt theo hình dáng của môi 122
    Bảng 3.6: Lỗi nguyên âm [i

    ] 124
    Bảng 3.7: Lỗi nguyên âm [u

    ] 127
    Bảng 3.8: Lỗi nguyên âm [
    
    ] 129
    Bảng 3.9: Lỗi nguyên âm [

    ] 130
    Bảng 3.10: Lỗi nguyên âm đôi [e

    ] 131
    Bảng 3.11: Lỗi nguyên âm đôi [a

    ] 132
    Bảng 3.12: Lỗi nguyên âm đôi [
    ] 133
    Bảng 3.13: Lỗi nguyên âm ba [e
    
    ] 135
    Bảng 3.14: Lỗi nguyên âm ba [a
    
    ] 136


    DANH MỤC HÌNH VẼ Trang

    Hình 1.1: Sóng âm, thanh phổ của quát ầm và quá tầm 30 Hình 1.2: Hình biểu thị các thông số âm học của âm tiết toán tiếng Việt
    với 5 thành tố âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu
    35
    Hình 2.1: Sóng âm của từ pie 46
    Hình 2.2: Sóng âm của từ buy 47
    Hình 2.3: Sóng âm của từ spy 47
    Hình 2.4: Sóng âm và cường độ của từ petrol 48
    Hình 2.5: Sóng âm và cường độ của từ patrol 48
    Hình 2.6: Các thông số âm học của phụ âm [p] trong âm Pa 52
    Hình 2.7: Các thông số âm học của phụ âm [

    ] trong từ rõ ràng 53
    Hình 2.8: Sóng âm và quang phổ từ scraped 75
    Hình 2.9: Sóng âm và quang phổ từ scripts 75
    Hình 2.10: Sóng âm và formant của texts 90
    Hình 3.1: Hình thang Nguyên âm Quốc tế 104
    Hình 3.2: Nguyên âm đơn tiếng Anh 106
    Hình 3.3: Nguyên âm đôi tiếng Anh 109
    Hình 3.4: Nguyên âm ba tiếng Anh 112
    Hình 3.5: Nguyên âm đơn tiếng Việt 117
    Hình 3.6: Nguyên âm đôi tiếng Việt 119
    Hình 3.7: Nguyên âm đơn tiếng Anh () và tiếng Việt () 121




    Hình 3.8: Sóng âm và formant thể hiện trường độ nguyên âm [i

    ] trong
    từ peace
    125
    Hình 3.9: Sóng âm và formant thể hiện trường độ nguyên âm [

    ] trong
    từ piss
    126
    Hình 3.10: Sóng âm và formant thể hiện trường độ nguyên âm [u

    ] trong
    từ who’d
    127
    Hình 3.11: Sóng âm và formant thể hiện trường độ nguyên âm [

    ] trong
    từ hood
    128
    Hình 3.12: Sóng âm và formant thể hiện trường độ nguyên âm [
    
    ]
    trong từ hawed
    129
    Hình 3.13: Sóng âm và formant thể hiện trường độ nguyên âm [

    ] trong
    từ hod
    130

    1

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    1.1. Trong xu thế hội nhập quốc tế, việc học tập và sử dụng các ngôn ngữ
    không phải là tiếng mẹ đẻ ngày càng phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới. Ở Việt
    Nam, việc học tập và sử dụng tiếng Anh - ngôn ngữ quốc tế, ngày càng phát triển và
    phổ biến. Theo xu hướng đó, việc sử dụng ngoại ngữ để giao lưu, hội nhập là một
    trong những điều kiện không thể thiếu. Trong các ngoại ngữ đang được học và sử
    dụng tại Việt Nam, tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến nhất. Nhận thức được vai trò
    của ngôn ngữ này trong cuộc sống, người Việt không những học tiếng Anh để giao
    tiếp mà còn học để nói hay hơn, giao tiếp với người nước ngoài bằng ngôn ngữ này
    hiệu quả hơn.
    1.2. Trong hai phương tiện giao tiếp phổ biến nhất của con người là hoạt động
    nói và viết thì hoạt động thứ nhất chiếm vai trò quan trọng hơn trong đời sống hằng
    ngày. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh, người Việt thường mắc khá nhiều lỗi; chẳng
    hạn như lỗi về từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ âm v.v. Trong quá trình dạy tiếng
    Anh cho sinh viên Đại học Đồng Nai, chúng tôi nhận thấy họ gặp rất nhiều khó
    khăn bởi những sự khác biệt rất rõ rệt trên bình diện ngữ âm - âm vị học giữa hai
    ngôn ngữ Anh - Việt. Những lỗi phát âm tiếng Anh của họ không chỉ ảnh hưởng đối
    với bản thân họ, mà về lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến nhiều thế hệ học trò mà họ trực
    tiếp giảng dạy tiếng Anh sau này.
    1.3. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu lỗi phát âm của người
    Việt học tiếng Anh. Các tác giả Trần Thị Thanh Diệu [9] và Nguyện Huy Kỷ [22]
    nghiên cứu về lỗi phát âm các yếu tố siêu đoạn tính như lỗi về trọng âm và ngữ điệu
    của người Việt nói tiếng Anh. Hiện chưa có một công trình khoa học nào nghiên
    cứu lỗi phát âm các yếu tố chiết đoạn của sinh viên do ảnh hưởng của tiếng Việt
    được nói ở Đồng Nai
    1
    . Theo chúng tôi, lỗi phát âm các yếu tố chiết đoạn cần được
    nghiên cứu toàn diện trên cơ sở phân tích sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ, sự

    1
    Trong luận án này, tiếng Việt được nói ở Đồng Nai được quy ước là tiếng Việt. 2

    tiến triển trong việc khắc phục lỗi phát âm trong một quá trình học và đặc điểm
    phương ngữ mà người học đó sử dụng.
    Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Lỗi phát âm tiếng Anh của sinh
    viên Việt Nam: Trường hợp sinh viên Đại học Đồng Nai”.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Luận án có hai mục đích nghiên cứu sau:
    1/ Luận án xác định các kiểu loại lỗi phát âm chiết đoạn tiếng Anh tiêu biểu của
    các sinh viên trong một không gian cụ thể, đó là trường Đại học Đồng Nai từ góc độ
    đối chiếu và sự tiến triển trong việc khắc phục lỗi phát âm này theo thời gian học.
    2/ Luận án đề xuất những phương pháp sửa lỗi để nâng cao chất lượng dạy và
    học tiếng Anh cho người Việt.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Từ mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
    1/ Tổng quan được tình hình nghiên cứu về lỗi và lỗi phát âm trên thế giới và
    ở Việt Nam để thấy được vị trí và vai trò của nghiên cứu lỗi phát âm trong ứng
    dụng dạy học ngoại ngữ. Từ đó, tìm hiểu những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề
    tài như: khái niệm lỗi và phân tích lỗi, ngôn ngữ học đối chiếu, cấu trúc âm tiết v.v.
    2/ Khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về lỗi phát âm của sinh viên Đại học Đồng Nai.
    3/ Đối chiếu và miêu tả các kiểu lỗi phát âm chiết đoạn tiếng Anh tiêu biểu.
    4/ Chỉ rõ các nguyên nhân chi phối các kiểu lỗi: sự khác biệt về mặt loại hình;
    thời gian học và đặc điểm phát âm địa phương.
    5/ Đề xuất các giải pháp khắc phục lỗi phát âm tiếng Anh cho sinh viên.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là các kiểu lỗi phát âm phụ âm và nguyên
    âm tiếng Anh của 14 sinh viên Đại học Đồng Nai. Các lỗi của họ được quan sát từ
    năm thứ nhất đến năm thứ tư. Bằng cách nghiên cứu như vậy, chúng tôi có thể đưa
    ra kết luận kiểu lỗi nào người học có thể khắc phục được theo thời gian học, để từ
    đó đưa ra những giải pháp sửa lỗi phù hợp. 3

    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu lỗi phát âm ở những đơn vị chiết đoạn tiếng Anh của sinh
    viên ngành sư phạm tiếng Anh tại Đại học Đồng Nai được theo dõi liên tục từ năm
    thứ nhất đến năm thứ tư.
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    Để giải quyết những nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình triển khai đề tài luận
    án, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
    4.1. Phương pháp miêu tả ngữ âm học - âm vị học
    Luận án một mặt dựa vào kết quả nghiên cứu ngữ âm - âm vị học tiếng Việt và
    tiếng Anh của các tác giả đi trước; mặt khác, kết hợp giữa phương pháp quan sát,
    cảm thụ chủ quan bằng thính giác của người nghiên cứu về các đặc trưng và nét khu
    biệt ngữ âm - âm vị học giữa hai ngôn ngữ Việt - Anh. Vì nhiệm vụ chính của luận
    án là xác định các kiểu lỗi phát âm các đơn vị chiết đoạn tiếng Anh nên chúng tôi
    chủ yếu miêu tả các đối tượng ngôn ngữ ở góc độ ngữ âm học.
    Với quan điểm như vậy, chúng tôi mong muốn tìm ra được chính xác các kiểu
    lỗi phát âm của người Việt để từ đó những giải pháp mà chúng tôi đề xuất sẽ có tính
    hiệu quả hơn.
    4.2. Phương pháp ngữ âm học khí cụ
    4.2.1. Xây dựng bảng từ
    Xây dựng bảng từ thử là các âm tiết có đầy đủ các kiểu loại âm đầu, âm chính
    và âm cuối trong tiếng Anh (Xem Phụ lục 3).
    4.2.2. Lựa chọn cộng tác viên
    Chúng tôi chọn ngẫu nhiên một lớp trong số ba lớp bậc đại học ngành sư phạm
    tiếng Anh năm thứ nhất. Chúng tôi tiếp tục chọn ngẫu nhiên 14 sinh viên trong tổng
    số 40 sinh viên của lớp được chọn trước đó. 14 sinh viên này được chọn trên tiêu
    chí địa lí của những huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai. Tất cả 14 cộng
    tác viên đều sinh ra và lớn lên tại Đồng Nai và chưa thay đổi chỗ ở. Trong số đó, có
    2 nam và 12 nữ. Có 10 cộng tác viên 22 tuổi (sinh năm 1993) và 4 cộng tác viên 23
    tuổi (sinh năm 1992) (Xem Phụ lục 1). 4

    4.2.3. Cách ghi âm
    Chúng tôi tiến hành ghi âm 4 lần với tất cả 14 cộng tác viên vào đầu mỗi năm
    học, từ khi họ học năm thứ nhất (năm 2012) đến năm thứ 4 (năm 2015).
    Những phát ngôn (utterance) của cộng tác viên được ghi âm tự nhiên trong giờ
    thực hành tiếng Anh bằng máy ghi âm số ZOOM H2n Handy Recorder theo cỡ mẫu
    22.050 Hz, 16 bit, dưới dạng file có định dạng .wave. Các file ghi âm tiếng Anh của
    cộng tác viên được tập hợp trong Cơ sở dữ liệu số hoá (computerised database) để
    thuận tiện trong việc phân tích, thống kê các kiểu lỗi phát âm tiếng Anh của cộng
    tác viên.
    4.2.4. Xử lí tư liệu ghi âm
    Chúng tôi tiến hành nghe lại những phát ngôn của cộng tác viên và đánh giá
    lỗi của họ dựa vào thang đánh giá (Xem Phụ lục 4). Chúng tôi sử dụng một số phần
    mềm chuyên dụng như praat, speech analyzer để phân tích, minh hoạ những kiểu lỗi
    có tính chất tinh tế. Để từ đó, chúng tôi đi đến những kết luận khoa học và khách
    quan về lỗi phát âm của cộng tác viên.
    4.3. Phương pháp đối chiếu
    - Đối chiếu cách phát âm của người Việt với cách phát âm chuẩn tiếng Anh để
    tìm lỗi phát âm.
    - Đối chiếu các lỗi thống kê được trong từng năm để chỉ rõ sự tiến bộ trong
    việc khắc phục lỗi phát âm.
    4.4. Thủ pháp
    Bên cạnh các phương pháp trên, trong quá trình thực hiện luận án chúng tôi
    còn sử dụng một số thủ pháp như thống kê, phân loại để đưa ra các kết quả minh
    chứng cho các luận điểm trong từng phần của luận án.
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    Tìm ra các loại lỗi đọc (nói) sai các nguyên âm và phụ âm tiếng Anh (phụ âm
    đầu, phụ âm cuối âm tiết), tìm nguyên nhân và bước đầu đề xuất giải pháp khắc
    phục lỗi. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể tham khảo để tìm ra các lỗi
    phát âm và cách khắc phục cho việc dạy ngoại ngữ khác ở Việt Nam (tiếng Pháp,
    tiếng Nga, tiếng Trung v.v.). 5

    6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
    6.1. Ý nghĩa lí luận
    Về mặt lí luận, luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lí thuyết liên quan
    đến ngữ âm học và âm vị học, đặc biệt là vấn đề tương đồng và khác biệt trong cấu
    trúc âm tiết tiếng Việt và tiếng Anh.
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần thiết thực vào
    việc giải quyết lỗi phát âm của người Việt học tiếng Anh, một ngôn ngữ khác hẳn
    về loại hình so với tiếng Việt.
    Kết quả nghiên cứu lỗi của người học trong bốn năm liên tục đã chỉ ra các
    kiểu lỗi và nguyên nhân lỗi phát âm chiết đoạn tiếng Anh về phụ âm ở vị trí đầu âm
    tiết, cuối âm tiết cũng như các kiểu lỗi phát âm nguyên âm tiếng Anh của người
    Việt. Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất các phương pháp khắc phục
    những kiểu lỗi trên cho người Việt, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng
    Anh ở Việt Nam.
    7. Cơ cấu của luận án
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được
    triển khai thành 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết
    Trong chương này, luận án trình bày hai vấn đề chính. Thứ nhất, luận án điểm
    luận những công trình đi trước liên quan đến đề tài, trong đó cụ thể là những nghiên
    cứu lỗi phát âm tiếng Anh trên thế giới và ở Việt Nam. Thứ hai, luận án trình bày
    những cơ sở lí thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu và phân tích lỗi. Bên cạnh những
    cơ sở lí thuyết trên, trong chương này luận án cũng trình bày khái quát về ngữ âm
    tiếng Việt và tiếng Anh ở cấp độ cấu trúc âm tiết, vì chúng tôi cho rằng lỗi phát âm
    tiếng Anh của sinh viên Đại học Đồng Nai có nguồn gốc sâu xa từ sự khác biệt về
    cấu trúc âm tiết cũng như loại hình hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
    Chương 2: Lỗi phát âm phụ âm tiếng Anh của sinh viên Đại học Đồng Nai
    Trong chương này, trước hết luận án miêu tả, đối chiếu hệ thống phụ âm tiếng
    Việt và tiếng Anh; sau đó luận án dự đoán các kiểu lỗi phụ âm có thể xảy ra đối với sinh viên Đại học Đồng Nai. Dựa vào kết quả phân tích, chúng tôi miêu tả những lỗi
    phụ âm nào có thể khắc phục được, những lỗi nào mang tính cố hữu, khó khắc phục.
    Trên cơ sở dữ liệu của luận án, chúng tôi đề xuất biện pháp khắc phục lỗi hợp lí.
    Chương 3: Lỗi phát âm nguyên âm tiếng Anh của sinh viên Đại học Đồng Nai
    Đồng cấu trúc với chương 2, chương 3 cũng trên cơ sở tập trung miêu tả, đối
    chiếu hệ thống nguyên âm tiếng Việt và tiếng Anh; sau đó luận án dự đoán các kiểu
    lỗi nguyên âm có thể xảy ra đối với sinh viên Đại học Đồng Nai. Tượng tự ở
    chương 2, chúng tôi sẽ phân loại các kiểu lỗi nguyên âm tiêu biểu qua 4 lần thu âm
    ở 4 năm học. Dựa vào kết quả phân tích lỗi, luận án miêu tả và phân loại các kiểu
    lỗi nguyên âm của sinh viên Đại học Đồng Nai và đề xuất biện pháp khắc phục lỗi.
     
Đang tải...