Tiểu Luận Lợi nhuận và Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp tư nhân

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Lợi nhuận và Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp tư nhân


    LỜI NÓI ĐẦU​​

    Trải qua hai cuộc kháng chiến, nền kinh tế Việt Nam gặp vô vàn khó khăn, thử thách. Mặt khác, chính sách phát triển nền kinh tế tập trung, kế hoạch hoá trước năm 1986 sau một thời gian đầu tỏ ra có hiệu quả, đã bộc lộ những điểm trầm trọng đó là năng suất lao động thấp, nguồn lực của Nhà nước bị phân tán, thất thoát, lãng phí. Trước đây, phần lớn các doanh nghiệp đều là các xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc sở hữu Nhà nước nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, hoạt động đề ra nên không có một động lực phát triển nào.

    Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nuớc theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mở ra một thời kỳ mới trong phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Nhưng cũng chính sự chuyển biến này đã làm cho nhiều doanh nghiệp đang đứng trước những thử thách gay gắt và có thể đi đến phá sản, không có chỗ đứng trong nền kinh tế thị trường.

    Vậy điều gì đã làm cho các doanh nghiệp hoặc là phát triển hoặc là chấm dứt sự tồn tại của mình. Chắc chắn có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có một nguyên nhân quan trọng mà không một doanh nghiệp nào không quan tâm tới đó là vấn đề lợi nhuận. Xuất phát từ tầm quan trọng như vậy của việc phấn đấu tăng lợi nhuận em xin chọn đề tài :

    "Lợi nhuận và một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp tư nhân"

    Do kiến thức còn hạn hẹp nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy các cô.

    Em xin chân thành cảm ơn .



    NỘI DUNG​

    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP

    1. Lợi nhuận của doanh nghiệp.

    Khái niệm: Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, là một chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.

    Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó.

    Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, là mục đích phấn đấu cuối cùng của mọi doanh nghiệp. Việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có thể xem xét sự biến động của lợi nhuận.

    Như vậy có thể nói: Lợi nhuận trong mỗi doanh nghiệp có vai trò rất lớn và được xác định là mục tiêu cao nhất đối với sự phát triển và tồn tại của mỗi doanh nghiệp


    2. Bản chất của lợi nhuận.

    Lợi nhuận được xem xét và phân tích dưới nhiều hình thức, theo từng quan điểm, vào từng thời kỳ như sau:

    - Theo quan điểm của chủ nghĩa trọng thương: Lợi nhuận chỉ ra đời cùng với sự ra đời của tiền tệ. Tiền tệ là tiêu chuẩn cơ bản của của cải và được coi là phương tiện lưu thông, cất trữ, là phương tiện dể thu lợi nhuận.

    - Theo học thuyết kinh tế cổ điển: Adam Smith và Ricardo cho rằng nguồn gốc của lợi nhuận lao động không dược trả công còn bản chất của lợi nhuận là quan hệ bóc lột. Vì vậy lợi nhuận là phần giá trị lao động thừa ra ngoài tiền công. Lợi nhuận là lao động không được trả công tạo ra.

    - Theo CMac: Lợi nhuận thực chất là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Tuy nhiên lợi nhuận thường không bằng giá trị thặng dư, nó thường cao hoặc thấp hơn tuỳ thuộc vào giá bán hàng hoá do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định.


    3. Vai trò của lợi nhuận đối với hoạt động của doanh nghiệp.

    Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là mục tiêu của mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, là động lực thúc đẩy cho doanh nghiệp vươn lên, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vai trò quan trọng của lợi nhuận được thể hiện ở những đặc điểm sau:

    -Lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh toàn bộ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không thì điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không.

    - Đối với doanh nghiệp thì lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế, là nguồn vốn rất quan trọng để đầu tư phát triển doanh nghiệp, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường.

    - Đối với nền sản xuất Xã hội, lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được phản ánh qua việc tham gia đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước thể hiện qua các khoản tiền thuế: thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp.

    - Mục đích của nhà sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, mục đích của người lao động là tiền lương. Doanh nghiệp có lợi nhuận thì thu nhập của người lao động được đảm bảo đồng thời khi lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên sẽ làm cho lợi ích của người lao động tăng thêm, khuyến khích người lao động tích cực làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm và sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp. Nhờ đó, năng suất lao động được nâng cao, cải tiến kỹ thuật, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

    - Lợi nhuận có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có lợi nhuận cao là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính doanh nghiệp luôn được ổn định, tăng trưởng và vững chắc.

    - Lợi nhuận là nguồn tài chính để doanh nghiệp nộp thuế cho Nhà nước. Lợi nhuận tăng góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước trên cơ sở thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy sự tiến bộ Xã hội.


    Như vậy, rõ ràng trong điều kiện hiện nay, sản xuất kinh doanh có thu được lợi nhuận hay không là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực của các doanh nghiệp. Lợi nhuận là mối quan tâm của cả doanh nghiệp, người lao động và Nhà nước. Lợi nhuận của doanh nghiệp làm cho Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động có quan hệ gắn bó , cùng phát triển.Vậy làm sao để nâng cao lợi nhuận trong mỗi doanh nghiệp đang là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...