Luận Văn Lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời cảm ơn




    Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo – Th.S Trần Thị Kim Anh – Khoa Quản trị kinh doanh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian qua. Xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các cô, chú ở Trung tâm thông tin kinh tế BIZIC và Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cán bộ công tác tại Thư viện WTO - 63 Lý Thái Tổ, Viện nghiên cứu Kinh tế thế giới, Thư viên Trường Đại học Ngoại thương đã cung cấp cho em những tư liệu, tài liệu quý báu. Cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã động viên và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành bài Khoá luận này.

    Mục Lục
    Lời mở đầu 4
    Chương I Những vấn đề lý luận cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp 6
    I. Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 6
    1. Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận 6
    2. Vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp 9
    3. Lợi nhuận là một mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp 10
    II.Các yếu tố cấu thành lợi nhuận 11
    1. Doanh thu 11
    1.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 11
    1.2. Doanh thu hoạt động tài chính 12
    1.3. Thu nhập khác 13
    2. Chi phí 13
    2.1. Giá vốn hàng bán 13
    2.2. Chi phí bán hàng 13
    2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 13
    2.4. Chi phí tài chính 13
    2.5. Chi phí khác 13
    3. Thuế thu nhập doanh nghiệp 14
    III. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp 14
    1. Nhóm nhân tố chủ quan 14
    2. Nhóm nhân tố mang tính khách quan 21
    Chương II Tình hình thực hiện lợi nhuận trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thời gian qua (1999 - 2001) 25
    I. Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 25
    1. Khái niệm 25
    1.1. Khái niệm doanh nghiệp của một số quốc gia Châu á 26
    1.2. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 28
    2.Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam 29
    2.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước 29
    2.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần giải quyết công ăn việc làm với hiệu suất cao, tạo thu nhập cho dân cư 30
    2.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp lớn cho xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, đảm bảo thực hiện định hướng chiến lược của toàn bộ nền kinh tế 31
    2.4. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn 32
    II. Một số đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 33
    1. Đặc điểm về ngành nghề, phạm vi kinh doanh và địa bàn kinh doanh, hoạt động: 35
    2. Năng lực, quy mô sản xuất kinh doanh 38
    3. Năng suất lao động, giá thành sản phẩm 41
    4. Cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý 43
    5. Chất lượng sản phẩm 44
    6. Vị thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trên thị trường 45
    II. Tình hình thực hiện lợi nhuận trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam thời gian qua ( 1999 - 2001 ) 46
    1. Về tình hình doanh thu 48
    2. Lợi nhuận thuần của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam 49
    III. Đánh giá chung 51
    Chương III Một số đề xuất nhằm tăng lợi nhuận trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam 53
    I. Sự cần thiết phải tăng lợi nhuận 53
    1. Đối với nhà nước 54
    2. Đối với doanh nghiệp 55
    3. Đối với người lao động trong doanh nghiệp 56
    II. Một số chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước trên thế giới 57
    1. Kinh nghiệm của các nước Đông Nam á 57
    2. Kinh nghiệm của Nhật Bản 59
    III. Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam đến năm 2010 60
    1. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. 60
    2.Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được ưu tiên phát triển trên cơ sở thị trường trong một số ngành lựa chọn. 61
    3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được khuyến khích phát triển trong một số ngành nhất định mà doanh nghiệp lớn không có lợi thế tham gia 62
    4. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn. 62
    5. Cần nghiên cứu thành lập một số khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 62
    IV. Một số đề xuất nhằm tăng lợi nhuận trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 63
    1. Đối với các doanh nghiệp 63
    1.1. Về vấn đề sử dụng vốn: 63
    1.2. Tăng cường khả năng công nghệ 65
    1.3. Tối thiểu hoá chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm 65
    1.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh trên cơ sở những điều kiện sẵn có 66
    1.5. Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh 67
    1.6. Đào tạo nguồn nhân lực 67
    1.7. Chủ động xây dựng chiến lược hội nhập 68
    2. Đối với Nhà nước 69
    2.1.Hoàn thiện sự tiếp cận tài chính-tín dụng và vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ 69
    2.2. Hoàn thiện việc tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ 72
    2.3. Thành lập các chương trình và các Quỹ hỗ trợ 74
    2.4. Sửa đổi bổ sung một số cơ chế, chính sách 75
    Kết luận 77
    Tài liệu tham khảo 79



    Lời mở đầu
    Qua hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới với cơ chế kinh tế mới – kinh tế thị trường, hơn bao giờ hết, tính tự chủ của doanh nghiệp được đề cao trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Muốn tồn tại và phát triển được, các doanh nghiệp chỉ có một con đường duy nhất đó là kinh doanh năng động, sáng tạo và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và nâng cao lợi nhuận nói riêng.
    Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận được coi là một tiêu chí cốt lõi, là mục tiêu quan trọng mà mỗi doanh nghiệp đều hướng tới. Vì sự phát triển của mình, doanh nghiệp cần phải phát huy tối khả năng và tinh thần tự chủ để từ đó thu được lợi nhuận cao đủ để duy trì và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
    Cùng với quá trình phát triển chung của toàn nền kinh tế-xã hội, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang ngày một tỏ rõ vai trò quan trọng và tiềm năng to lớn, bước đầu đã có những đóng góp tích cực vào tổng thu nhập xã hội, giải quyết một số lượng đáng kể công ăn việc làm cho người lao động. Ngoài ra, qua hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn cho phép nền kinh tế tận dụng triệt để và có hiệu quả các nguồn lực xã hội cũng như góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Tuy nhiên, hiện tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đang gặp phải rất nhiều khó khăn, từ phía chủ quan cũng như khách quan, trong quá trình hoạt động, mà thể hiện rõ nhất là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình thực hiện lợi nhuận nói riêng còn thấp.

    Do đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”.
    Bằng phương pháp tổng hợp và phân tích, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, khoá luận này đi vào nghiên cứu và phân tích vị trí, vai trò, thực trạng hoạt động nói chung và cụ thể là tình hình lợi nhuận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn 1999-2001, từ đó đề xuất những kiến nghị góp phần tăng hiệu quả hoạt động của khu vực này.

    Trên cơ sở đó, Khoá luận được bố cục như sau:


    Chương I : Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp
    Chương II : Tình hình thực hiện lợi nhuận trong các doanh nghiệp
    vừa và nhỏ Việt Nam thời gian qua (1999-2000)
    Chương III: Một số đề xuất nhằm tăng lợi nhuận trong các
    doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
    Mặc dù đã rất cố gắng, song do những hạn chế về trình độ, kiến thức của bản thân, và do nguồn số liệu chính thức chưa được đầy đủ, chi tiết nên Khoá luận chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Người viết rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân tình của các thày giáo, cô giáo cũng như các bạn sinh viên quan tâm tới vấn đề này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...