Tiểu Luận Lợi nhuận trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lợi nhuận trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Toàn bộ giá trị thặng dư (GTTD) của các nhà tư bản bóc lột được của công nhân được phân phối cho các tập đoàn tư bản nhưng không phảI phân phối một cách tuỳ tiện mà theo quy luật .GTTD thể hiện bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản (CNTB) ,nó chỉ là sự trừu tượng hoá để C.mác phân tích, trong điều kiện thực tế GTTD được biểu hiện dưới hình tháI lợi nhuận.
    Yêu cầu đặt ra là chúng ta chúng ta phải hiểu rõ những bản chất, nguồn gốc, những yếu tố bên trong nền kinh tế thị trường. Đó chính là lợi nhuận.Vậy thế nào là lợi nhuận? Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế thị trường mà ta có thể xem nó là yếu tố chính yếu ? Đây chính là vấn đề dáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay .
    Đây là một vấn đề có tàm quan trọng rất lớn. Quá trình ngiên cứu nó phảI xuất phát từ các quan điểm của các nhà triết học trước C.mác và nó phải kết hợp với quan điểm của Mác và thực tiễn hiện nay. Quá trình nghiên cứu sẽ giảI đáp được các câu hỏi đặt ra trong lý luận cũng như trong thực tiễn về sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp , những biến đổi xã hội để thấy được quá trình phát triển của Việt nam ta.
    Đây là lần đầu tiên em nghiên cứu và thực hiện một đề tài kinh tế lớn song với những kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, em rất mong được sự giúp đỡ và hưỡng dẫn của thầy giáo trong quá trình nghiên cứu của mình

    NỘI DUNG
    I. Nguồn góc và bản chất của lợi nhuận
    1. Quan điểm của trường phái trọng thương về lợi nhuận

    Chủ nghĩa trọng thương ra đời vào thời kỳ quá đọ mà nền kinh tế phong kiến bước vào thời kì suy tàn và nền kinh tế TBCN bắt đầu hình thành .Nó ra đời phản ánh những quan điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản vào thời kì tiền tư bản và nó được phát triển rộng rãi ở các nước Tây Âu . Mặc dù thời kì này chưa biết đến quy luật kinh tế và còn hạn chế về tính quy luật những hệ thống quan điểm, học thuyết kinh tế trọng thương đã tạo ra nhiều vấn đề về kinh tế xã hội cho các lý luận kinh tế sau này phát triển. ĐIũu này được thể hiện ở chỗ họ đưa ra quan đIểm: Sự giàu có không phảI là giá trị sử dụng mà là giá trị tiền. Mục đích hoạt động của kinh tế hàng hoá thị trường là lợi nhuận.
    “Học thuyết kinh tế trọng thương cho rằng lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra. nó là kết quả mua ít bán nhiều ,mua rẻ bán đắt mà có ”
    Nhưng trong giai đoạn này các nhà kinh tế học chưa hiểu mối quan hệ giữa lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ vì nó ở giai đoạn đầu của thời kì này . Các nhà tư bản đá đưa ra các chính sách làm tăng của cảI tiền tệ , giữ cho khối lượng tiền không ra nước ngoài, tập trung buôn bán để nhà nước dễ kiểm tra, bắt buộc các thương nhân nước ngoài tập trung buôn bán phảI ding số tiền mà họ có mua hàng hoá mang về nước họ ở giai đoạn sau họ ding chính sách xuất siêu để có chênh loch , mang tiền ra nước ngoàI để để thực hiện mua rẻ bán đắt .
    Với chính sách đưa ra nhằm đạt được như trên của các nước tư bản chỉ mang tính chất bề mặt nông cạn. Chứng tỏ quan đIểm về lợi nhuận cũng như kinh tế chưa có chiều sâu thực chất chính điều này đã mang đến nhiều mâu thuẫn trong nền kinh tế đòi hỏi phảI thoát khỏi phân phối kinh nghiệm thuần tuý . PhảI phân tích kinh tế xã hội với tư cách là một chỉnh thể
    2. Quan đIểm của trường phái cổ điển về lợi nhuận
    Trong thời kì chủ nghĩa trọng thương sự hoạt động của tư bản chủ yếu là trong lĩnh vực lưu thông. Do quá trình phát triển của công trường thủ công, tư bản đã chuyển sang lĩnh vực sản xuất. lúc này các vấn đề kinh tế của sản xuất đã vượt quá khả năng giảI thích của lí thuyết chủ nghĩa trọng thương và học thuyết kinh tế cổ đIển . Các nhà kinh tế học của các trường pháI này lần đầu tiên chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Lần đầu tiên họ xây dựng một hệ thống các phạm trù và các quy luật của nền kinh tế thị trường . Như phạm trù lợi nhuận, địa tô, lợi tức Trong đó có một số quan đIểm về lợi nhuận nổi bật là quan đIểm của Kene, Smit, Ricacdo.
    a.Quan đIểm của kene
    Kene được C.mác đánh giá là cha đẻ của kinh tế chính trị học cổ đIún . Ông có công lao to lớn trong lĩnh vực kinh tế Kene đã đặt nền tảng tức là nền móng cho việc nghiên cứu quan hệ thặng dư .Sau này ong đã đưa ra những quan đIểm kinh tế để tiến hành phê phán chủ nghĩa trọng thương . Kene cho rằng trao đổi thương mại chỉ đơn thuần là việc đổigiấ trị này lấy giá trị khác sử dụng nguyên tắc ngang giá hai bên không gì để mất hoặc được cả . bởi vậy thương nghiệp không đẻ ra tiền được .Theo ong lợi nhuận thương nghiệp có được do tiết kiệm các khoản chi phí về thương mại và của cảI chỉ có thể tạo ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp . Chính quan đIểm này đã chuyển việc nghiên cứu của cải từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Ngoài ra ông còn có lý luận về sản phẩm thặng dư .Ông cho rằng rản phẩm thặng dư chỉ được tạo ra trong sản xuất nông nghiệp ,kinh doanh theo kiểu tư bản chủ nghĩa bởi vì trong sản xuất nông nghiệp đã tạo ra được chát mới nhờ có sự giúp đỡ của tự nhiên. Đây là một quan điểm sai lầm nhưng ông cũng mạnh dạn bước đầu tìm ra được nguồn gốc của giá trị thặng giư . Ông cho chi phí sản xuất là là tiền lương sản phẩm thuần tuý là sự chênh lệch giữa doanh thu và tiền lương đó chính là do lao động thặng dư tạo ra
     
Đang tải...