Luận Văn Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Lợi nhuận trong nền KTTT


    MỞ ĐẦU

    Ngày nay sự phát triển kinh tế của một quốc gia được đánh giá một phần thông qua hoạt động của các doanh nghiệp trong quốc gia đó. Để đánh giá một doanh nghiệp nào đó làm ăn có hiệu quả hay không người ta thường dựa vào chỉ tiêu như: Lợi nhuận mà doanh nghiệp đó đạt được, hình ảnh, vị trí của doanh nghiệp đó trên thị trường Lợi nhuận doanh nghiệp là một chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm không chỉ có các thành viên trong doanh nghiệp mà còn có cả các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bởi vậy nghiên cứu về lợi nhuận là xem xét một vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong cơ chế thị trường như hiện nay khi mà người ta luôn đề cao giá trị mà lợi nhuận mang lại. Trong giai đoạn cơ chế thị trường hiện nay lợi nhuận đã trở thành thuật ngữ quen thuộc với cả những người nghiên cứu hay không nghiên cứu về nó. Với doanh nghiệp mục tiêu hàng đầu là tối đa hoá lợi nhuận. Với doanh nghiệp quản ;lý họ quan tâm đến lợi nhuận vì họ phải thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Với những công nhân thì lợi nhuận liên quan trực tiếp đến lợi ích họ có được từ doanh nghiệp. Như vậy lợi nhuậncó ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì điều này nên em đã chọn lợi nhuận làm chủ đề chính cho đề ánn kinh tế chính trị của em. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS. Phạm Quang Phan - Bộ môn Lịch sử các học thuyết kinh tế đã giúp đỡ em trong quá trình làm đề tài.
    BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI NHƯ SAU:
    Chương I: Khái quát chung về lợi nhuận
    I- Khái niệm bản chất, nguồn gốc của lợi nhuận
    II- Vai trò của lợi nhuận
    III- Các hình thái của lợi nhuận
    Chương II: Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường
    I- Đặc điểm lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường
    II- Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường
    Chương III: Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
    I- Đặc điểm của vấn đề lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
    II- Một số kiến nghị về vấn đề lợi nhuận ở Việt Nam
    Tài liệu tham khảo
    CHƯƠNG I
    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỢI NHUẬN

    I. Khái niệm, nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận
    Lợi nhuận không phải là một phạm trù kinh tế mới xuất hiện. Trong lịch sử phạm trù này đã ra đời từ rất lâu. Cùng với sự phát triển của lịch sử, phạm trù lợi nhuận đã được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau trên cơ sở các quan điểm khác nhau. Cụ thể hơn nó được xem xét theo cách nhìn của các trường phái kinh tế trong lịch sử. Mỗi trường phái kinh tế khác nhau lại đưa ra những ý kiến khác nhau về lợi nhuận. Sở dĩ như vậy là do hầon cảnh lịch sử trong mỗi giai đoạn khác nhau thì không giống nhau. Tương ứng với từng điều kiện nhất định về xã hội, về giai cấp, về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất hay kiến trúc thượng tầng mà các trường phái kinh tế có những nhận định riêng cho mình về vấn đề kinh tế mà trong đó họ đã nghiên cứu phạm trù lợi nhuận
    Có thể nói khái niệm lợi nhuận đã ra đời ngay từ những tư tưởng kinh tế đầu tiên của lịch sử các học thuyết kinh tế. Mặc dù nó không được định nghĩa một cách rõ ràng như các nhà kinh tế đã hiểu bản chất và đề cập đến nó. Nội thương là một hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm, muốn tăng của cẩiphỉ có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương. (Montchretien). Những người trọng thương đã cho rằng lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt. Chính sự lừa gạt này mới đem lại sự phồn thịnh và giàu có cho các quốc gia buôn bán ngoại thương mại. Như vậy những người trọng thương đã hiểu rõ bản chất và nguồn gốc của lợi nhuận, đó là sự lừa gạt lẫn nhau trong buôn bán ngoại thương.
    Trái với quan điểm trên của chủ nghĩa trọng thương mặc dù cũng ra đời trong khuôn khổ thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa như chủ nghĩa trọng thương thì chủ nghĩa trọng nông khẳng định lợi nhuận thương nghiệp có được chẳng qua là nhờ tiết kiệm các khoản chi phí thương mại. Theo họ thương mại chỉ đơn thuần là việc đổi những giá trị này lấy những giá trị khác ngang như thế và trong quá trình trao đổi đó nếu xét nó dưới hình thái thuần tuý thì cả người mua và người bán chẳng có gì để mất hay được cả. Như vậy chủ nghĩa trọng nông đã đề cập đến lợi nhuận trên cơ sở bác bỏ và đi ngược lại quan điểm của chủ nghĩa trọng thương. Mặc dù giống như như chủ nghĩa trọng thương là không đi sâu vào nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận song chủ nghĩa trọng nông cũng đưa ra thêm một ý kiến về vấn đề lợi nhuận. Trong trường phái này chỉ có một nhà kinh tế đã nghiên cứu nhiều hơn về lợi nhuận. Đó là Jaucques Turgot (1727 - 1781). Vấn đề ông nêu ra là nguyên lý về sự bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận trong các ngành khác nhau. Ông nói rằng những tư bản bằng nhau thì đem lại thu nhập bằng nhau, không kể chúng đầu tư vào ngành nào.
    Đến khi chủ nghĩa trọng thương đã lỗi thời và bắt đầu tan rã thì trường phái chính trị học tư sản cổ điển Anh xuất hiện với nhiều nhà kinh tế học tiêu biểu. Trước hết là William petty (1623 - 1687). Trong lý luận về thu nhập, khi nói đến địa tô ông đã tìm thấy nguồn gốc của địa tô trong lĩnh vực sản xuất. ông định nghĩa địa tô là chênh lệc giữa giá trị của sản xuất và chi phí sản xuất. Thực ra ông đã rút ra được lợi nhuận của kinh doanh ruộng đất, không đề cập trực tiếp đến vấn đề bóc lột. Nhưng phân tích của ông đã ám chỉ rằng lợi nhuận của địa chủ là phần còn lại bên cạnh tiền lương tối thiểu mà người công nhân lao động nhậ được. Như vậy Petty cũng đã ngầm đưa ra mầm mống của chế độ bóc lột, dự đoán đúng đắn bản chất của giá trị thặng dư hay lợi nhuận
     
Đang tải...