Luận Văn Lợi nhuận - Các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong Doanh nghiệp - công ty Mai Động

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lợi nhuận - Các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong Doanh nghiệp - Cty Mai Động


    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong sản xuất kinh doanh nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường nên những hoạt động của doanh nghiệp cần hướng vào một mục tiêu nhất định là lợi nhuận. Lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp vững chắc. Vì vậy tôi chọn đề tài:
    "Lợi nhuận - các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp" để làm tiểu luận.

    PHẦN I
    NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN VÀ
    CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN

    I. KHÁI NIỆM VỀ LỢI NHUẬN
    Ngay từ khi có hoạt động sản xuất trao đổi mua bán hàng hoá, lợi nhuận trong kinh doanh là một đề tài nghiên cứu tranh luận của nhiều trường phái, nhiều nhà lý luận kinh tế.
    Adamsmith là người đầu tiên trong số các nhà kinh tế học cổ điển nghiên cứu về lợi nhuận.
    Theo quan điểm của Adamsmith thì ông coi lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận, sinh ra từ lợi nhuận và nguồn gốc của lợi nhuận là một bộ phận sản phẩm do lao động của công nhân tạo nên.
    Trên cơ sở lý luận của Adamsmith, Ricardo tiếp trụ kế thừa những thành tựu của các tiền bối đi trước gạt bỏ đi những chỗ chưa hợp lý hay còn mâu thuẫn, từ đó bổ sung và phát triển thêm thành lí luận riêng của mình ông cho rằng: Lợi nhuận là một phần giá trị do công nhân tạo nên, đó là phần còn lại của nhà tư bản sau khi đã trừ lương cho công nhân.
    Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX nhà kinh tế học tư sản Sismonde đã bảo vệ tư tưởng đúng đắn của Adamsith về vấn đề bóc lột quần chính lao động để tạo ra lợi nhuận cho nhà tư bản: Từ đó, ông phát triển thêm và đi đến khẳng định: lợi nhuận là kết quả của việc cướp bóc công nhân, còn địa tô là sản phẩm không được trả công của nông dân.
    Thế kỷ XIX J.B.Say đưa ra quan điểm như sau: Lợi nhuận doanh nghiệp chính là tiền công trả cho lao động giám sát và quản lý.
    Theo cách giải thích của Malthus: Lợi nhuận là khoản công thêm vào giá cả, lưu thông là lĩnh vực trong đó lợi nhuận xuất hiện khi bán hàng hoá đắt hơn giá mua.
    Trên những tinh hoa của các bậc tiền bối đi trước Mác thừa kế và xây dựng quan điểm cho chính mình. Mác đã phân chia tư bản thành tư bản bất biến và khả biến liên quan đến giá trị thặng dư. Sản xuất giá trị thặng dư phụ thuộc vào quá trình của lực lượng sản xuất.
    Môn học tài chính đưa ra đinh nghĩa lợi nhuận như sau:
    Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng các hợp đồng sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng đánh hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Từ góc độ doanh nghiệp có thể thấy rằng lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập đó các hợp đồng của doanh nghiệp đưa lại.
    Như vậy lợi nhuận giữ 1 vai trò quan trọng trong hợp đồng sản suất kinh doanh của doanh nghiệp vì trong cơ chế thị trường , doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không thì điều quyết định là doanh nghiệp có tạo được lợi nhuận hay không.
    II. BẢN CHẤT VỀ LỢI NHUẬN
    1. Nguồn gốc của lợi nhuận
    Adamsmith xuất phát từ quan điểm giá trị trao đổi của mọi hàng hoá để từ đó đưa ra nguồn gốc của lợi nhuận là do lao động sản xuất ra hàng hoá đó quyết định. Ông còn cho rằng không chỉ có lao động nông nghiệp mà cả lao động công nghiệp cũng tạo ra lợi nhuận, tư bản cho vay nhận được lợi tức cho vay khi cho vay vốn, tư bản ngân hàng thu được lợi nhuận ngân hàng khi kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng.
    Kế thừa những nguyên lý đúng đắn khoa học của những nguyên lý đúng đắn khoa học của những lý luận tiền bối.
    Các Mác đã khẳng định về nguồn gốc lợi nhuận là do lao động làm thuê tạo ra, về bản chất lợi nhuận là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư, là kết quả của lợi nhuận không được trả công.

    [​IMG]
     
Đang tải...