Tài liệu Lỗi Loại Từ trong Tiếng Việt của Người Nước Ngoài

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lỗi Loại Từ trong Tiếng Việt của Người Nước Ngoài

    Tóm tắt


    Báo cáo sẽđề cập đến ba kiểu lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài là (a) lỗi dùng thiếu loại từ; (b)
    lỗi dùng thừa loại từ; (c) lỗi chọn sai loại từ. Chúng tôi dựa vào lý thuyết phân tích lỗi (Error Analysis) của
    Pit Corder để xử lý tư liệu. Qua khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân của các lỗi, chúng tôi có được những kết
    luận sau: Loại từ trong tiếng Việt là đơn vị ngữ pháp rất khó sử dụng đối với người nước ngoài. Lỗi loại từ
    trong tiếng Việt của người nước ngoài là lỗi tự ngữđích (intralingual error). Sinh viên nói các ngôn ngữ thứ
    nhất khác nhau đều mắc nhiều lỗi giống nhau về việc sử dụng loại từ. Đây là điều đặc biệt quan trọng và có ý
    nghĩa về mặt phương pháp luận đối với việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, giúp người dạy hiểu
    rằng, người học mắc lỗi tiếng Việt không đơn thuần chỉ do ảnh hưởng của tiếng mẹđẻ. Hầu hết những lỗi này
    đều do nguyên nhân vượt tuyến (overgeneralisation), ngoài ra, tuỳ mức độ, có thể có sự quy tụ của nguyên
    nhân chuyển di giảng dạy (transfer of training), nguyên nhân chiến lược giao tiếp (communication strategy).
    Trong các vị trí của ngữđoạn danh từ mà chúng tôi đã khảo sát, tỷ lệ mắc lỗi về loại từ là cao nhất. Chúng tôi
    cũng đề xuất việc sử dụng những bài luyện tập ngữ pháp mang tính tri nhận để góp phần khắc phục những lỗi
    này.


    1 Một vài cơ sở lý luận


    Lỗi (error), theo quan điểm tri nhận, là một hiện tượng đương nhiên trong quá trình người học
    thụđắc một ngoại ngữ. Lỗi không phải là hiện tượng tiêu cực trong quá trình học ngoại ngữ,
    không phải là phiên bản méo mó của ngôn ngữđích mà lỗi thể hiện sự tham gia tích cực của người
    học trong quá trình thụđắc ngôn ngữđích, thể hiện những chiến lược quan trọng mà người học áp
    dụng để khám phá ngôn ngữđích, và lỗi là chứng cứ rõ ràng nhất về hệ thống ngôn ngữđang phát
    triển của người học-ngôn ngữ trung gian, (Interlanguage). Ngôn ngữ trung gian này luôn biến đổi
    trong quá trình người học thụđắc ngôn ngữđích và tiệm tiến đến ngôn ngữđích nhưng không thể
    trở thành ngôn ngữđích hoàn toàn. Người khởi xướng cho quan niệm “cách mạng” về lỗi này là
    Pit Corder với hàng loạt công trình để lại những dấu ấn rõ nét và giúp định hướng cho ngành phân
    tích lỗi (Error Analysis) (Corder, 1973, 1981). Những nhà ngôn ngữ học ứng dụng có cách nhìn
    mới đối với lỗi bao gồm L. Selinker (1992), J.C. Richards (1985) và R. Ellis (1992) .
    Có 2 loại lỗi chính xuất hiện trong quá trình học một ngoại ngữ. Đó là lỗi tự ngữđích
    (Intralingual Error) và lỗi giao thoa (Interlingual Error). Lỗi tự ngữđích là loại lỗi sinh ra do
    những yếu tố trong nội bộ ngôn ngữđích và do người học “mượn” những tri thức đã biết về ngôn
    ngữđích. Lỗi giao thoa là lỗi sinh ra do người học mượn những tri thức có trước từ tiếng mẹđẻ.
    Có mấy nguyên nhân sau có thể tạo ra lỗi trong quá trình thụđắc ngoại ngữ:
    1. Vượt tuyến (Overgeneralization), chiến lược người học nới rộng những quy tắc ngôn ngữ ra
    ngoài phạm vi của nó. Ví dụ có người học nói: “chào anh” khi gặp phụ nữ, mà lẽ ra phải nói
    “chào chị”. Người học đã vượt tuyến, tức sử dụng tri thức đã biết để “khám phá” tiếng Việt.
    2. Chuyển di (Transfer), chiến lược người học mượn những tri thức đã có trong tiếng mẹđẻđể
    khám phá ngôn ngữđích. Ví dụ người Nhật có thể nói một câu tiếng Việt theo trật tự tiếng
    Nhật như sau: “sắp tàu đến” trong khi tiếng Việt thì phải nói là “tàu sắp đến”.
    3. Chiến lược giao tiếp (Communication strategies), chiến lược người học tìm mọi cách để
    giao tiếp mặc dù câu nói có sai ngữ pháp. Ví dụ một người do không biết từ “nạo vét” nên
    đã nói “Người ta đang giặt hồ Thiền Quang”.
    4. Chuyển di giảng dạy (Transfer of training), đây là trường hợp các tài liệu giảng dạy và các
    lời giải thích không bao quát hết hoặc giải thích chưa chính xác cách dùng và ý nghĩa của
    các đơn vị ngôn ngữ, làm cho người học mắc lỗi. Ví dụ từ “đã”, có người nước ngoài đã nói:
    “Hôm qua tôi đã dậy lúc bảy giờ, sau đó tôi đã rửa mặt, đã ăn sáng, đã uống cà phê, đã đánh
    răng, đã đi học”.


    2 Khảo sát lỗi loại từ trong tiếng Việt


    Những bài nghiên cứu về việc dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữđã xuất hiện khá nhiều
    trong những tập kỉ yếu vào những năm 70, 80 và 90 .Cũng đã có một số công trình khảo sát lỗi
    tiếng Việt của người nước ngoài (Đại học Tổng hợp HN, 1975; Đại học Tổng hợp Tp. HCM, 1995;
    Đại học Quốc gia HN, 1997). Những nghiên cứu này đã có một sốđóng góp nhất định về mặt tư
    liệu. Tuy nhiên, những nội dung được trình bày thường chỉ dừng ở dạng kinh nghiệm, hoặc nêu
    vấn đề, thiếu hẳn sự dẫn dắt của lý luận về quá trình thủđắc tiếng Việt như một ngoại ngữ, vì vậy
    cách lý giải của đại bộ phận những nghiên cứu này vẫn bịảnh hưởng bởi lý luận khá cũ là lỗi của
    người học sinh ra chỉ do ảnh hưởng của thói quen từ tiếng mẹđẻ mà chưa nhìn thấy nguyên nhân
    đa chiều gây nên lỗi như là những chiến lược học ngoại ngữ. Công trình nghiên cứu lỗi của chúng
    tôi là công trình nghiên cứu lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài đầu tiên trình bày một
    cách bao quát và có tính hệ thống, dưới ánh sáng của một lý thuyết có cơ sở khoa học vững chắc.
    Trong phạm vi bài này, chúng tôi trình bày về lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài mà
    chưa có công trình nào đề cập một cách cụ thể và lý giải một cách thuyết phục. Trong bài viết này,
    chúng tôi sẽ cố gắng:
    -Miêu tả và giải thích trên cơ sở khoa học lỗi sử dụng loại từ trong tiếng Việt của người nước
    ngoài.
    -Khẳng định được lỗi loại từ là những lỗi tự ngữđích.
    -Đề xuất một số giải pháp khắc phục lỗi được thể nghiệm trong giáo trình dạy tiếng Việt cho
    người nước ngoài.
    Công việc của chúng tôi là giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Đối với công việc này,
    thuật ngữ “loại từ” đã trở nên quen thuộc và tiện dùng nên chúng tôi tạm sử dụng thuật ngữ này,
    tuy nhiên, với một nội dung rộng hơn cách hiểu cũ, tức với ý nghĩa của danh từđơn vị. Tất cả các
    danh từđơn vị dùng để tính toán, cá thể hoá sự vật đều được chúng tôi coi là loại từ. Phải nói
    rằng loại từ là một trong những từ loại khá đặc biệt trong tiếng Việt, và trong các vị trí ở ngữ
    đoạn danh từ, lỗi loại từ chiếm tỷ lệ cao nhất (203 trường hợp), trong khi đó, những-các (62 trường
    hợp); tất cả, cả, mọi (44 trường hợp). Tư liệu của chúng tôi cho thấy người nước ngoài nói chung
    (không phân biệt bản ngữ thuộc đơn lập hay biến hình hoặc chắp dính) thường sử dụng sai loại từ
    trong những dạng sau:
    1. Dùng thiếu loại từ: 67, trong đó: (a) có những thiếu loại từ: 26; (b) có số từ thiếu loại từ:
    25; và (c) thiếu loại từ: 18.
    2. Dùng thừa loại từ: 51.
    3. Chọn sai loại từ: 85. 2. Chuyển di (Transfer), chiến lược người học mượn những tri thức đã có trong tiếng mẹđẻđể
    khám phá ngôn ngữđích. Ví dụ người Nhật có thể nói một câu tiếng Việt theo trật tự tiếng
    Nhật như sau: “sắp tàu đến” trong khi tiếng Việt thì phải nói là “tàu sắp đến”.
    3. Chiến lược giao tiếp (Communication strategies), chiến lược người học tìm mọi cách để
    giao tiếp mặc dù câu nói có sai ngữ pháp. Ví dụ một người do không biết từ “nạo vét” nên
    đã nói “Người ta đang giặt hồ Thiền Quang”.
    4. Chuyển di giảng dạy (Transfer of training), đây là trường hợp các tài liệu giảng dạy và các
    lời giải thích không bao quát hết hoặc giải thích chưa chính xác cách dùng và ý nghĩa của
    các đơn vị ngôn ngữ, làm cho người học mắc lỗi. Ví dụ từ “đã”, có người nước ngoài đã nói:
    “Hôm qua tôi đã dậy lúc bảy giờ, sau đó tôi đã rửa mặt, đã ăn sáng, đã uống cà phê, đã đánh
    răng, đã đi học”.


    2 Khảo sát lỗi loại từ trong tiếng Việt


    Những bài nghiên cứu về việc dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữđã xuất hiện khá nhiều
    trong những tập kỉ yếu vào những năm 70, 80 và 90 .Cũng đã có một số công trình khảo sát lỗi
    tiếng Việt của người nước ngoài (Đại học Tổng hợp HN, 1975; Đại học Tổng hợp Tp. HCM, 1995;
    Đại học Quốc gia HN, 1997). Những nghiên cứu này đã có một sốđóng góp nhất định về mặt tư
    liệu. Tuy nhiên, những nội dung được trình bày thường chỉ dừng ở dạng kinh nghiệm, hoặc nêu
    vấn đề, thiếu hẳn sự dẫn dắt của lý luận về quá trình thủđắc tiếng Việt như một ngoại ngữ, vì vậy
    cách lý giải của đại bộ phận những nghiên cứu này vẫn bịảnh hưởng bởi lý luận khá cũ là lỗi của
    người học sinh ra chỉ do ảnh hưởng của thói quen từ tiếng mẹđẻ mà chưa nhìn thấy nguyên nhân
    đa chiều gây nên lỗi như là những chiến lược học ngoại ngữ. Công trình nghiên cứu lỗi của chúng
    tôi là công trình nghiên cứu lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài đầu tiên trình bày một
    cách bao quát và có tính hệ thống, dưới ánh sáng của một lý thuyết có cơ sở khoa học vững chắc.
    Trong phạm vi bài này, chúng tôi trình bày về lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài mà
    chưa có công trình nào đề cập một cách cụ thể và lý giải một cách thuyết phục. Trong bài viết này,
    chúng tôi sẽ cố gắng:
    -Miêu tả và giải thích trên cơ sở khoa học lỗi sử dụng loại từ trong tiếng Việt của người nước
    ngoài.
    -Khẳng định được lỗi loại từ là những lỗi tự ngữđích.
    -Đề xuất một số giải pháp khắc phục lỗi được thể nghiệm trong giáo trình dạy tiếng Việt cho
    người nước ngoài.
    Công việc của chúng tôi là giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Đối với công việc này,
    thuật ngữ “loại từ” đã trở nên quen thuộc và tiện dùng nên chúng tôi tạm sử dụng thuật ngữ này,
    tuy nhiên, với một nội dung rộng hơn cách hiểu cũ, tức với ý nghĩa của danh từđơn vị. Tất cả các
    danh từđơn vị dùng để tính toán, cá thể hoá sự vật đều được chúng tôi coi là loại từ. Phải nói
    rằng loại từ là một trong những từ loại khá đặc biệt trong tiếng Việt, và trong các vị trí ở ngữ
    đoạn danh từ, lỗi loại từ chiếm tỷ lệ cao nhất (203 trường hợp), trong khi đó, những-các (62 trường
    hợp); tất cả, cả, mọi (44 trường hợp). Tư liệu của chúng tôi cho thấy người nước ngoài nói chung
    (không phân biệt bản ngữ thuộc đơn lập hay biến hình hoặc chắp dính) thường sử dụng sai loại từ
    trong những dạng sau:
    1. Dùng thiếu loại từ: 67, trong đó: (a) có những thiếu loại từ: 26; (b) có số từ thiếu loại từ:
    25; và (c) thiếu loại từ: 18.
    2. Dùng thừa loại từ: 51.
    3. Chọn sai loại từ: 85.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...